Hoạt động quản lý vốn các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Hoạt động quản lý vốn các khoản phải thu

Theo Nguyễn Thu Thủy(2011), quản lý vốn các khoản phải thu gắn liền với việc giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi ích từ chính sách bán hàng tín dụng hay chính sách bán chịu. Khi áp dụng chính sách này, hàng tồn kho sẽ giảm và doanh nghiệp gia tăng doanh thu, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro nếu đối tác không thanh toán đúng thời hạn hoặc do giá trị thời gian của tiền tệ, tại thời điểm

doanh nghiệp nhận đượctiền, giá trị khoản phải thu bị suy giảm. Để nâng cao hiệu

quả quản lý khoản phải thu, mỗi doanh nghiệp cầnphải thiết lậpcho mình mộtchính sách bán chịu phù hợp, nhằm đảmbảo phần tăng chi phí khôngvượt quá lợi ích thu

được từ bán hàng tín dụng. Một số vấn đề liên quan đến chính sách bán chịu của

doanh nghiệpcụ thểnhưsau:

Điều kiện bán chịu:Là những điềukiện tốithiểu về đạo đức, uy tín, khả năng

và trách nhiệm trảnợ của khách hàngđể đượcchấp nhận bán chịu.Khả năngtrảnợ

thường được phân tích một cách chủ quan dựa trên dữ liệu tài chính công bố và nhận định về tươnglai trong tình huống nềnkinh tế phát triển bình thường và suy thoái. Công cụ đánh giákhả năngtrảnợkhách quan và tốtnhấtlà các báo cáo ngân lưu trong quá khứvà báo cáo ngân lưu dựtoán.

Điều khoản bán chịu: Tỉ lệ chiết khấu do thanh toán sớm và thời gian khách hàng được trả chậm được gọi làđiều khoảnbán chịu. Trongđó, chiết khấu tiền mặt

là tỷ lệ phần trămđược khấu trừtrên giá trị hóa đơn nếu khách hàng trảtiền trong một thời hạn nhất định. Lợi ích của chiết khấu tiền mặt đối với doanh nghiệp là giảm được mức vay ngắn hạn, gia tăngđầu tư ngắn hạn sinh lời nhờ thu được tiền

sớmhơn vàtăng trưởng doanhthu bán hàng. Thờihạnthanh toán phụthuộcvàođặc điểm của sảnphẩm,cơcấu vàđiềukiệnthị trường.

Hạn mứcbán chịu:Tổng sốtiềncủatấtcảcác hợp đồngmua bán, cácđơn đặt

để quyết định hạn mức bán chịu là tình hình sản xuất hoặc đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệpvà khả năngtrảnợcủa khách hàng. Phầnlớncác doanh nghiệp lớnáp dụng hai tiêu chí này kếthợp với kếtquả đánh giá các chỉ tiêu tài chính và báo cáo xếphạng của cáccông ty xếphạng tín dụngchuyên nghiệp.

Đối chiếu chứng từ thanh toán: Chính xác và nhanh chóng là hai điều quan trọng khi ghi giảm nợ khách hàng. Để đáp ứng tốt nhất hai điều trên thì doanh nghiệp phải tổ chức tự động hóa hệ thống ghi chép kế toán. Hệ thống này có ưu

điểm trong việc đối chiếu chứng từ thanh toán với khả năng cập nhật tài khoản

khoản phải thu một cách nhanh chóng và chính xác. Yêu cầu của hệ thống là đối

chiếu các chứng từ thanh toán (séc, chuyển khoản, lệnh chuyển tiền, điện chuyển

tiền,giấy báo có của ngân hàng,…) vớihóađơnbán hàng tương ứng.

Quy trình thu hồi các khoản bán chịu: Bao gồm các báo cáo chi tiết liên quan

đến thời điểm và cách thức thu hồi các khoản nợ đã quá hạn. Quy trình này quy

định thời hạnthu hồi,các biện pháp xửlý khi khoản nợ bị quá hạnvà nhữngtrường

hợpphải yêu cầusựtham gia củabên thứba.

* Các phương phápquản lý vốn các khoản phải thu

Khi doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu sẽ làm phát sinh các khoản

phải thu,và bao giờcũnglàmtăng thêm mộtsốchi phí do việctăng thêm các khoản nợphải thu của khách hàng nhưchi phí quản lý nợphải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủiro, chi phícơhội đầutư...Đổilạidoanh nghiệpcũng có thể tăngthêmđượclợi

nhuậntương lai nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ.Vì vậy hoạt động quản lý

khoản phảithu bao gồm việc lập kếhoạch, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, giám sát và kiểm soát toàn diệncác khoản bán chịu phảithu từ kháchhàng...đóngvai trò rất

quan trọng nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí bỏ ra khi doanh nghiệpthực hiện phương thức bán chịu.

(i) Quyết định bán chịubằngphân tíchđánh giá khoảntín dụngđượcđềnghị

Hoạt động rất quan trọng trong việc quản lý chính sách bán chịu là doanh nghiệp phải tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại hay khoản bán chịu đượckhách hàngđề nghị.Việc đánh giá khoản tín dụng thươngmại được đềnghịquyết định xem có cấphay không cấpkhoảnbán chịucho khách hàng.

Phân tích,đánhgiá này dựa vào việc tính NPV của dòng tiền, với mỗi lần bán chịu

giả địnhchi phí quảnlý bán chịuvà chi phí thu hồi nợ phát sinhở cuốithời hạn bán chịu,áp dụng mô hìnhđịnhgiá (chiếtkhấudòng tiền)nhưsau:

NPV =S - e * S

1 + r* C - v x S

Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại ròng của doanh thu bán chịu; v: Tỉ lệ chi phí biến đổi so với doanh thu bán chịu; S: Doanh thu bán chịu; e: Tỉ lệ chi phí quản lý bán chịu và thu tiền so với doanh thu; r: Chi phícơ hội sử dụng vốn/ ngày; C: Kỳ

thu tiền (thờigian thu các khoảnphảithu).

Nguyên tắc raquyết định (chấpnhậnhay từchốibán chịu): - NếuNPV < 0: Không chấpnhận.

- NếuNPV = 0: Có thểchấpnhận.

- NếuNPV > 0: Doanh nghiệpnên chấpnhậncấpkhoảnbán chịuhay khoảntín dụng được đềnghịcho khách hàng vì việcbán chịu mang lạihiệuquảcao hơnviệc

thanh toán ngay, có lợicho doanh nghiệp.

(ii) Theo dõi các khoảnphảithu

Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phảithu. Thực hiện tốt công việc này sẽgiúp doanh nghiệpkịpthời thayđổi

chính sách tín dụng thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường,

để theo dõi các khoản phảithu, doanh nghiệp có thểáp dụngcác chỉ tiêu và phương

pháp sau:

Sắpxếptuổi của các khoảnphảithu: Thông qua phươngpháp sắp xếp tuổicủa

các khoảnphảithu theođộdài thờigian, các nhà quản lýcó thểdễdàng theo dõi và có biện pháp thu hồinợkhiđến hạn.

Xác định số dư khoản phải thu: Sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp

hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thểthấyđược ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với từng đối tượng

khách hàng, từng khoản tín dụng cụ thể. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như giới hạn giá trị tín

(iii) Nhờbên thứba thu hộtiền

Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các khoản thu quốc tế.Các doanh nghiệpcó thểnhờbên thứba, thườnglà các ngân hàng lớnvà có mối quan hệ đối tác với các ngân hàng phía bên khách hàng, đứng ra thu hồi các khoản nợ. Tuy nhiên, với phương pháp này, các doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm một khoảnphíđể thu hồihoặcphảichiếtkhấu các chứng từ cógiá củamình cho bên thu hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)