8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Các thành công trong hoạt động quản lý vốn lưu động
Một là, thông qua phiếu khảo sát thông tin kết hợp với nghiên cứu các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bán lẻniêm yết trên HOSE, có thể nhận định rằng
thành công bước đầu trong hoạt động quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp
trong giai đoạn 2014 - 2018là cơ bản đã xây dựng được chính sách quản lý vốn lưu động cho doanh nghiệp của mình. Các mục tiêu quan trọng được xây dựng trong chính sách quản lý vốn lưu động là: Tối ưu hóa lượng tiền mặt trong doanh nghiệp,
tăng tốc độthu hồi các khoản nợcủa khách hàng, tối ưu hóa dựtrữhàng tồn kho và
đàm phán thời gian hợp lý trảnợnhà cung cấp không thực sựquan trọng.
Hai là, việc áp dụng tiến bộkhoa học, công nghệ đểnâng cao trình độ quản lý trong quản lý vốn lưu động nói riêng và quản lý tài chính nói chung tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn.
Theo nhận định của tác giả, một sốdoanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE tích cực đầu tư áp dụng công nghệthông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanhđể
như Sonet, Bravo, BFO, FATS, SAP-ERP,…đã giúp cho doanh nghiệp dễdànghơn
trong công tác quản lý tiền mặt, quản lý hàng tồn kho, quản lý khoản phải thu cũng như khoản phải trả.
Ngoài ra, phương pháp quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻniêm yết trên HOSE còn cho thấy những ưu điểm sau:
- Đối với hoạt động quản lý tiền mặt: Các doanh nghiệp đều lập ngân sách tiền mặt cho việc thu/chi hàng tuần, hàng tháng và cố gắng kiểm soát hiệu quả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính sách quản lý tiền mặt chủ đạo của hầu hết các doanh nghiệp bán lẻniêm yết trên HOSE là chỉ giữ một lượng tiền mặt vừa đủ ởtrong quỹcho hoạt động hàng ngày, còn lại tiền được gửi không kỳ hạn trong các tài khoản ngân hàng, và phần lớn tiền của một số công ty được chuyển thành khoản mục tương đương tiền.
- Đối với hoạt động quản lý hàng tồn kho: Lượng dự trữ hàng tồn kho được các doanh nghiệp tính toán đủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nên hàng hóa
được tiêu thụ nhanh, không có hàng tồn kho nhiều. Hàng tồn kho được các doanh nghiệp sắp xếp một cách hợp lý, quản lý chặt chẽtheo sốlô hàng, theo thời hạn sử
dụng (đối với doanh nghiệp bán lẻcửa hàng tổng hợp có kinh doanh dịch vụF&B). Ngoài ra, các công ty cũng thường xuyên tiến hành kiểm kê hàng tồn kho định kỳ
theo tháng hoặc theo quý đểtránh hỏng và thất thoát có thểxảy ra. Trong kiểm soát chi phí HTK, các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng và khoán định mức nguyên vật liệu sử dụng và đăng ký chỉ tiêu giảm hao hụt, giảm sản phẩm không phù hợp mỗi năm.
- Đối với hoạt động quản lý khoản phải thu: Các doanh nghiệp bán lẻniêm yết
đều có sựcân nhắc áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng để tăng doanh thu. Khi đưa ra hạn mức và thời gian trả nợ cho từng khách hàng, các công ty đều xây dựng các tiêu chuẩn về cấp tín dụng, trong đó, hai tiêu chí quan trọng nhất là khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng. Lãnh đạo các doanh nghiệp bán lẻ cũng chú
trọng tới việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, hàng tháng đều thực hiện đối chiếu công nợ, phân loại nợ theo kỳ hạn và có kế hoạch thu hồi công nợ, đặc biệt
nghiệp đều có những biện pháp khác nhau để giải quyết nợ xấu như giảm giá, thu hồi hàng đã bán, chuyển nợ sang bên thứba hoặc thậm chí khiếu nại lên Tòa ánđể
giải quyết theo các quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với hoạt động quản lý khoản phải trả: Dựa vào hệthống phần mềm quản lý, các doanh nghiệp bán lẻ có thể theo dõi chi tiết các khoản phải trả của công ty, từ đó có kếhoạch trảnợ cho khách hàng, nhà cung cấp đúng hạn. Qua đánh giá thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết đều là các công ty lớn, có lượng tiền mặt dồi dào và có uy tín trên thị trường, do đó không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay chậm thanh toán. Thời gian trả nợ trung bình APP của các doanh nghiệp bán lẻ
niêm yết trong giai đoạn trên có xu hướng dao động từ 33 ngày đến 55 ngày.
Ba là, một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của các doanh
nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018 được đánh giá đạt kết quả tốt so với trung bình ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung:
- Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻniêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018
đều có VLĐR dương và có xu hướng tăng trưởng VLĐR, nâng cao được khả năng
thanh khoản tốt đối với các khoản nợngắn hạn và thểhiện được sự ổn định của các tài sản dài hạn của công ty. Năm 2018, có3 doanh nghiệp có vốn lưu động ròng hơn
1.000 tỷ, đó là: MWI Group với VLĐR là 5.442 tỷ đồng, FPT Corp với VLĐR là
3.954 tỷ đồng và AMD Group với VLĐR là 1.386 tỷ đồng. Điều này cho thấy đối với các doanh nghiệp bán lẻ, các tài sản ngắn hạn đủ đểtrang trải cho các khoản nợ
ngắn hạn và tài sản dài hạn được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn, có nghĩa là theo đuổi chính sách quản lý VLĐ thận trọng.
- Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE còn
được khẳng định thông qua các hệ số thanh toán. Hầu như tất cả các hệ số thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp đều lớn hơn 1 hoặc dao động gần mức 1, cá biệt có những doanh nghiệp có hệsốthanh toán ngắn hạn rất cao (12). Như vậy, các chủ nợ, nhà cung cấp hoàn toàn có thể yên tâm về tính thanh khoản, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bán lẻniêm yết trong ngắn hạn. Hệsố thanh toán ngắn hạn trung bình các doanh nghiệp bán lẻniêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2014 -
2018 dao động từ 2,04 đến 2,53 lần và hệ số thanh toán tức thời trung bình dao
động trong khoảng 0,54 - 0,92 lần.
Bốn là, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2014-2018 trung bình nhỏ hơn CCC của doanh nghiệp Việt Nam và có xu hướng ngày càng rút ngắn. Trong đó, đặc biệt có những doanh nghiệp bán lẻ niêm yết có CCC rất nhỏ thậm chí mang giá trị âm, chứng tỏ
rằng doanh nghiệp thực sự thành công trong quản lý nâng cao hiệu quả các yếu tố
của vốn lưu động (thời gian quay vòng HTK, thời gian thu hồi các khoản nợvà thời gian trảnợ các nhà cung cấp).
2.4.2. Các hạn chế trong hoạt động quản lý VLĐ và nguyên nhân
Thứ nhất, trong giai đoạn 2014 - 2018, mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều đã xây dựng chính sách quản lý vốn lưu động, tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ chưa thực hiện tách rời chức năng quản lý vốn lưu động thuộc hoạt động tài chính với chức năng kế toán, dẫn đến nhận thức và chính sách quản lý vốn lưu động vẫn bị giới hạn bởi các con số trên bảng cân đối kế toán, có thể gây ra tắc nghẽn dòng chu chuyển tiền tệ.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen sử dụng phòng kếtoán thực hiện đồng thời cảhai chức năng kếtoán và tài chính.
Bên cạnh đó, việc không tách bạch giữa công tác kếtoán và tài chính còn dẫn tới thiếu cơ chế, biện pháp kiểm tra, kiểm soát cũng như yếu kém trong khâu dự
báo, lập kế hoạch quản lý vốn lưu động đồng bộ với chiến lược, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả là hiệu quả quản lý vốn bị giảm sút, đặc biệt là trong khâu tối ưu hóa dòng tiền cho hoạt động kinh doanh.
Thứhai,đối với hoạt động khoản phải trả: các doanh nghiệp bán lẻkinh doanh các sản phẩm hàng hóa có giá cả dễ biến động như xăng dầu, hoặc hàng hóa, dịch vụ có rủi ro liên quan đến tỷ giá như ô tô, thiết bị điện tử, tuy nhiên, các doanh nghiệp này đều không hoặc chưaquan tâm đúng mức đến việc phòng vệrủi ro cho những bất trắc nêu trên đối với khoản phải trả. Nguyên nhân được cho là sựam hiểu vềcông tác quản lý rủi ro, phòng vệcủa doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, bên cạnh sựyếu kém của nền kinh tế, thị trường phái sinh cũng là một trởngại rất lớn.
Thứba, đối với hoạt động quản lý khoản phải thu: Các khoản phải thu đối với nhóm doanh nghiệp bán lẻ vật liệu xây dựng thường kéo dài do phụthuộc vào quá trình thanh toán của công trình xây dựng và hồ sơ thanh toán cũng phức tạp do phải qua nhiều khâu kiểm soát từchủ đầu tư, đơn vị tổng thầu, đơn vị quản lý, giám sát dự án. Công tác báo cáo về công nợ của khách hàng còn chậm nên ban lãnh đạo không kịp thời can thiệp và xửlý. Tại một sốcông ty, phần mềm bán hàngchưa có
sựliên kết với phần mềm kếtoán nên việc theo dõi khách hàng tương đối khó khăn.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bộ phận bán hàng và thu hồi công nợ chưa nhịp nhàng, sát sao, vẫn có tính đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Ngoài ra, một sốdoanh nghiệp do mục tiêu mở rộng quy mô nên đã mở rộng quá mức chính sách bán hàng của mình dẫn đến bị khách hàng chiếm dụng vốn,
nguy cơ xảy ra nợ khó đòi, nợxấu.
Cuối cùng, một số công ty có chu kỳchuyển hóa tiền mặt rất lớn, cao hơn rất nhiều so với trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam, điển hình là PNC (186 ngày) và NAVIFICO (121 ngày). Với chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tương đối lớn, các công ty trên có thể đang phải đối mặt với việc hàng hóa bị ứ đọng, tồn kho cũng như cáckhoản phải thu khó đòi. Dođó, các công ty này cần rút ngắn chu kỳchuyển hóa tiền mặt để doanh nghiệp có thểgiảm tối đa các chi phí tài chính dành cho vốn
CHƯƠNG 3. CÁCGIẢIPHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN SỞ
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN
2019 - 2023
3.1. Triển vọng và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại thịtrường Việt Nam giai đoạn 2019- 2023 trường Việt Nam giai đoạn 2019- 2023
3.1.1. Triển vọng ngành kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam giaiđoạn 2019- 2023 đoạn 2019- 2023
* Triển vọng chung ngành bán lẻ trong giai đoạn 2019 - 2023
Giai đoạn 2019 - 2023, ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và mạnh cả về chất lượng lẫn quy mô; mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ.
Thứnhất, ngành kinh doanh bán lẻ Việt Nam nhận được nhiều yếu tố kinh tế
vĩ môhỗtrợtích cực:
- Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 được dự đoán giữ vững mức tăng trưởng bình quân trên 6,5%/năm. Lạm phát tiếp tụcđược giữ ổn định với mức bình quân3,5% đến 3,8% với hỗtrợtích cực từviệc Cục Dựtrữliên bang Mỹthực hiện chính sách lãi suấtổn định.
- Triển vọng tiêu dùng cá nhân vẫn tiếp tục mạnh mẽ nhờ các hộ gia định cải thiện thu nhập và tình hình lạm phátổn định. Việt Nam được dựbáo số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng và đạt khoảng 33 triệu người vào
năm 2020.
- Thị trường tiêu thụrộng lớn do quy mô và cơ cấu dân số(dân số Việt Nam
đạt khoảng 93,7 triệu người với tỷlệ hơn 60% dân số có độtuổi từ 18 - 60), trong khi mật độbán lẻ trên đầu người của Việt Nam còn tương đối thấp so với trong khu vực, tỷtrọng bán lẻhiện đại còn thấp.
- Thị trường nông thôn chưa phát triển trong khi hiện nay 2/3 dân sốViệt Nam
đang sinh sống ởkhu vực nông thôn.
Ngoài ra, nếu tình trạng căng thẳng thương mại giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ tiếp tục kéo dài, Việt Nam có thể có lợi thế khi hoạt động
thương mại và sản xuất dịch chuyển từ CHNDTH sang các nước láng giềng trong khu vực, giúp GDP tăng thêm 2,0 điểm phần trăm.
Thứ hai, chuỗi giá trị ngành bán lẻ Việt Nam tiếp tục được mở rộng và phát triển với hệthống phân phối phủrộng đến khắp các tỉnh, thành phốtrong cả nước.
Việc Chính phủ Việt Nam tích cực tham gia các FTA thế hệ mới giúp cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của nhiều tập
đoàn lớn trên thế giới. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể vừa đẩy mạnh nguồn hàng cungứng vừa góp phần mở rộng và phát triển hoàn thiện hơn chuỗi giá trị bán lẻngành Việt Nam.
Cũng theo báo cáo nghiên cứu triển vọng thị trường bán lẻViệt Nam của công ty chứng khoán VCBS (2019), trong thời gian tới mô hình siêu thị mini với các
thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Satra Food hay Vinmart + đều sở hữu những
điểm đặc trưng với mục tiêu cạnh tranh trực tiếp chợ truyền thống nên có nhiều triển vọng duy trì tốc độ tăng trưởng tốt.
Thứba, ngành bán lẻViệt Nam còn dư địa phát triển rất lớn. Theo nhận định của ông Lê Xuân Đình, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế tại Diễn đàn Đầu tư tiếp thị
và bán lẻViệt Nam được tổchức ngày 20/3/2019 tại Hà Nội thì “Thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay đã hội tụ nhiều nhà phân phối lớn trong và ngoài nước, song sự phát triển cũng chỉ mới là giai đoạn đầu, cơ hội còn rất nhiều cho nhà đầu tư đến sau, nhất là các nhà bán lẻ có thương hiệu, có sự khác biệt và ứng dụng các công nghệ quản lý bán hàng phát triển nhanh như hiện nay ở trên thế giới”. Theo Bộ Công thương, tỷ lệ bao phủ hệ thống bán lẻhiện đại của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Việt Nam có tỷ lệ bao phủ 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Thái Lan là 34%, Malaysia là 80% và Singapore là 90%...). Đây là cơ
hội cho các nhà bán lẻnắm bắt hành vi khách hàng và xác định thị trường mục tiêu.
Thứ tư, ngành bán lẻViệt Nam nhận được sựhỗtrợ tích cực từchính sách của
Nhà nước và xu thếphát triển lĩnh vực bán lẻcủa khu vực và trên toàn thếgiới. Các
chính sách ưu đãi của Chính phủ như: cho phép thành lập công ty bán lẻ100% vốn
nước ngoài, các chính sách ưu đãi, định hướng phát triển về đô thị hóa,… đã tác
Cách mạng công nghiệp 4.0 được Chính phủ phát động đã lan toảvào lĩnh vực
thương mại bán lẻ và lĩnh vực tiêu dùng xã hội ở các nước. Ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020 thực sựsẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ởthị trường nội địa.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển
thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đặt ra vềphát triển thương mại bán lẻ là tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ