Hoạt động quản lý vốn hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Hoạt động quản lý vốn hàng tồn kho

Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trịtài sản của doanh nghiệp đó bởi hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dựtrữnhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai

của doanh nghiệp. Những tài sản này có thời gian luân chuyển ngắn, thường không quá một năm và có giá trịthấp nên được xếp vào tài sản lưu động. Từ đó có thểthấy rằng, quản lý vốn hàng tồn kho là giám sát số dư hàng tồn kho nhằm đảm bảo cân bằng giữa các chi phí và lợi ích khi nắm giữhàng tồn kho (Berk và cộng sự, 2012).

Một sốmô hình hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quảbằng việc trả lời hai vấn đề quan trọng: Nên đặt mua hàng với số lượng là bao nhiêu và khi nào thì tiến hànhđặt hàng.

* Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả(EOQ)

Mô hình EOQ (Economic Ordering Quantity) là một trong những kỹ thuật

kiểm soát tồnkho lâuđờinhấtnhưngđếnnay nó vẫnđượchầuhếtcác doanh nghiệp

sử dụng. Mô hình EOQ phải tuân theo các giả định quan trọng: Nhu cầu vật tư

trong một năm được biết trước và ổn định khôngđổi; thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng cho tớikhi nhận hàng không thayđổivà phải được biếttrước;sựthiếu hụt

dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàngđượcthực hiện đúng;toàn bộsốlượng đặt mua hàng được nhận cùng mộtlúc; và không có chiếtkhấu theo sốlượng.

Mô hình EOQ là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng

nhằm làm tối thiểu hóa hai chi phí phản ứng ngược chiều nhau: Tổng chi phí đặt

hàng và chi phí lưu kho. Khi quy mô đơn hàng tăng lên, ít đơn hàng hơn được yêu cầu làm cho chi phíđặthàng giảm, trong khi mức dựtrữbình quân sẽ tăng lên, dẫn đến tăng chi phí lưu kho. Dođó mà trên thực tế sốlượngđặt hàng tối ưu là kết quả

củamột sựdung hòa giữa hai chi phí có liên hệnghịchnhau này. Vớinhững giảthiết

trên, sơ đồbiểudiễn mô hình EOQđượcthểhiệnnhưhình 1.2. Công thức tổng chi phí như sau:

Tổng chi phí = Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn kho

Tổng chi phí (T) =D

Q * S +Q

Hình 1.2: Mô hình chi phí theo EOQ

Nguồn: Trương Đoàn Thể, 2013 & AACA F9 Trong đó: D: Tổng nhu cầu đặt hàng cần nhập trong kỳ; Q: Lượng đặt hàng mỗi lần;S: Chi phí cố địnhcho một đơn hàng; H: Chi phí tồn kho một đơn vị; D/Q: Sốlần đặthàng (số đơn hàng); Q/2: Mức tồn kho bình quân.

Qua hình vẽ trên, có thểthấy tổng chi phí đạt được giá trị nhỏ nhất khi lượng đặt hàng tối ưu (Q*). Tổng chi phí nhỏ nhất tại điểm đường cong chi phí tồn trữvà chi phí đặthàng cắt nhau.

Dođó,lượng đặt hàng tốiưu sẽ đượcxácđịnh nhưsau:

EOQ = Q∗= 2S x DH

Như vậy, tổng chi phí tồn kho tối thiểu được xác định bằng cách thay giá trị quy mô đơn hàng tối ưu(Q*) vàophương trình tổng chi phí:

TCmin = D

Q*x S +Q*

2 x H

Hình 1.3ở dưới đâycho thấy: thờigian chờhàng (L) là thờigian cầnthiếttừlúc

đặt hàng đến khi nhận được hàng, do đó phải tính toán được thời gian chờ hàng chính xác để tiến hànhđặt hàng. Thời điểm đặthàng đượcxácđịnh tại thời điểm có mức tồn kho đủ cho nhu cầu sử dụng trong thời gian chờ hàng. Mức tồn kho đó

gọi là điểm đặt hàng lại (ROP):

ROP = Nhu cầuhàng ngày (d) x Thờigian chờhàng (L)

Trong đó:

d = D (nhu cầu hàng năm) Sốngày làm việc trong năm

Hình 1.3: Sơ đồchu kỳ đặt hàng dựtrữtheo mô hình EOQ

Nguồn: Trương Đoàn Thể, 2013 & AACA F9

* Mô hình Just - in - time (JIT)

Theo Dương Ngọc Dũng (2008), mô hình Just-in-time (JIT) được hiểu là

đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúngthời điểm. JIT là mô hình sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm luân chuyển

trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Từ đó

JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất không tồn kho, bởi vì yếu tố

quan trọng trong việc áp dụng thành công JIT là giảm tồn kho tới mức tối thiểu tại

nhiều công đoạn khác nhau trong dây chuyền sản xuất. Điều này cần có sự phối

hợp chặt chẽ giữa những công đoạn sao cho mỗi côngđoạn chỉ sản xuất chính xác sốlượngcầnthiếtcho côngđoạnsau.

Lợiích của phương pháp JIT: Mộttrong những lợiích nổi bật đểnhậnbiết hệ

thống JIT là lượng tồn kho thấp. Lợiích rõ ràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết

kiệm được không gian, chi phí do không bị ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trongkho. Lợiích thứhai thì khó thấyhơnnhưng lạilà mộtkhía cạnh then chốt

của mô hình JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽlàm cho những nhà quản lý ỷ

lại,không cốgắng khắcphụcnhững sựcốtrong sản xuấtvà dẫn đếnchiphí tăng. Một mặt phương pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho, từ đó doanh nghiệp càng dễ tìm thấy và giải quyết những khó khănphát sinh. Mặtkhác phương

pháp JIT nhằm mục đích giảmđi chi phí không cần thiết giữa các công đoạn.Qua

đó, không có hạng mục nào ở trong tình trạng để không, chờ xử lý; không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào để vận hành. Dư thừa tồn kho và lao

độngđượchạnchế tối đa,quađótăng năng suấtvà giảm chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)