Kết cấu vốn lưu động và vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Kết cấu vốn lưu động và vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ gia

Tác giả tự tổng hợp và tính toán thực trạng kết cấu vốn lưu động từ các báo

cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE, xem chi tiết phụlục 4.

* Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm xe hơi, phụ tùng và phụ kiện

(i) Vềkết cấu vốn lưu động

Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm một tỷtrọng nhỏtrên TSNH: Công

ty City Ford và công ty HAXACO có tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền

có xu hướng tăng dần với tỷtrọng trung bình lần lượt là 3,0% và 6,8%. Trong khi, công ty SAVICO có tỷtrọng tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm dần với tỷtrọng trung bình là 15,3%.

Khoản phải thu: Các công ty bán lẻ ô tô có xu hướng giatăng trong giai đoạn trên do sự phát triển của thị trường ô tô Việt Nam. Trong đó,công ty City Ford có khoản phải thu chiếm tỷtrọng lớn nhất trong TSNH, trung bình ởmức 55,7%; công ty HAXACO và công ty SAVICO có khoản phải thu chiếm tỷtrọng trung bình lần

lượt là 33,6% và 32%.

Khoản mục hàng tồn kho: Các doanh nghiệp bán lẻ ô tô có xu hướng gia tăng

về giá trị, tuy nhiên, tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho trong TSNH có xu hướng giảm dần hoặc giữ ổn định: Công ty City Ford trung bình ở mức 39,8%, công ty HAXACO trung bìnhởmức 57% và công ty SAVICOở mức 46%.

Khoản phải trả: Các doanh nghiệp bán lẻ ô tô có xu hướng giảm dần so với nợ

ngắn hạn: Tốc độ giảm của công ty City Ford và HAXACO nhiều nhất, tương ứng lần lượt từ mức 10,84% (2014) về 5,31% (2018) và 35,25% (2014) về 16,26% (2018). Công ty SAVICO có tỷtrọng khoản phải trả giảm từ mức 9,8% (2014) về

8,16% (2018).

(ii) Vềgiá trịvốn lưu động ròng

Hình 2.1. Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ xe hơi, phụtùng phụkiện Nguồn: Tác giảtính toán từcác BCTC của doanh nghiệp Vốn lưu động ròng của công ty City Ford và công ty HAXACO có giá trị dương, trong khi, vốn lưu động ròng của công ty SAVICO thay đổi theo xu hướng giảm và mang giá trị âm. Điều này phản ánh tình hình thanh khoản trong ngắn hạn

64,922 51,407 58,173 66,300 79,350 51,058 52,447 108,469 21,858 38,086 -135,446 78,858 132,041 -165,779 -70,209 -200,000 -150,000 -100,000 -50,000 0 50,000 100,000 150,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

CTF HAX SVC

của công ty SAVICO là vấn đề đáng báo động và cần phải nhanh chóng quan tâm, cải thiện.

* Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩmtrạm xăng dầu có cửa hàng tiện ích

(i) Vềkết cấu vốn lưu động

Tiền và các khoản tương đương tiền: Chiếm tỷtrọng rất lớn trong TSNH và có

xu hướng giữ ổn định hoặc tăng trưởng. Công ty SFC có tỷ trọng tiền/TSNH cao nhất, có xu hướng giữ ổn định với mức trung bình 89,8%, công ty CAMEX có tỷ

trọng tiền/TSNH thấp nhất, có xu hướng tăng trưởng với mức trung bình 11,72%, cáccông ty CIDICO và công ty COMECO có xu hướng giữtỷtrọng tiền/TSNHổn

định và tăng trưởng với mức trung bình lần lượt là 44,8% và 32,3%

Khoản phải thu: Chiếm tỷ trọng vừa phải trong TSNH và có xu hướng dao

động giảm hoặc tăng nhẹ. Các công ty CAMEX, CIDICO và SFC có tỷ trọng

KPT/TSNH tăng nhẹ với mức trung bình lần lượt là 24%, 6,7% và 3,7%. Công ty COMECO có tỷtrọng KPT/TSNH dao động giảm với mức trung bình 12,3%.

Khoản mục hàng tồn kho:có xu hướng chiếm tỷtrọng trong TSNH giảm dần, với công ty CAMEX có tỷtrọng HTK/TSNH lớn nhất với trung bình ởmức 62,7%, tiếp theo lần lượt là các công ty COMECO (46%), công ty SFC (6,3%), công ty CIDICO (3,1%).

Khoản phải trả: Các doanh nghiệp bán lẻ trạm xăng dầu có cửa hàng tiện ích có tỷ trọng đối với nợ ngắn hạn trung bình vào khoảng 16,75%: Công ty CAMEX có tỷ trọng khoản phải trả/NNH lớn nhất với mức trung bình 37,62%, công ty COMECO có tỷtrọng khoản phải trả/NNH nhỏnhất với mức trung bình 6,51%, các công ty CIDICO và SFC có tỷ trọng khoản phải trả/NNH trung bình lần lượt là 7,68% và 15,20%.

(ii) Vềgiá trịvốn lưu động ròng

Hình 2.2 ở dưới đây cho thấy: Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ

nhóm sản phẩm trạm xăng dầu có cửa hàng tiện ích có giá trị rất lớn và xu hướng giữ ổn định hoặctăng trưởng rất nhanh. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán trong

ngắn hạn cũng như tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này rất tốt. Các công ty CIDICO và COMECO có giá trị vốn lưu động ròng lớn hơn

rất nhiều so với các công ty CAMEX và SFC. Công ty CCI có vốn lưu động ròng lớn nhất với 263,544 tỷ đồng (2018). Công ty CAMEX có vốn lưu động ròng nhỏ

nhất với giá trịlà 65,892 tỷ đồng (2018).

Hình 2.2. Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻsản phẩm trạmxăng dầu có cửa hàng tiện ích

Nguồn: Tác giảtính toán từcác BCTC của doanh nghiệp

* Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm cửa hàng tổng hợp

(i) Vềkết cấu vốn lưu động

Tiền và các khoản tương đương tiền: chiếm tỷtrọng rất lớn trong TSNH. Các công ty Taseco Airs và BEN THANH TSC có tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trên TSNH là lớn nhất, trung bình lần lượt là 36,9% và 50,8%. Công ty PNC có tỷtrọng tiền/TSNH trung bìnhởmức 8,8%.

Khoản phải thu: có xu hướng chiếm tỷtrọng nhỏtrong TSNH. Tỷtrọng trung bình của các doanh nghiệp bán lẻ trên lần lượt ở mức là: Công ty Taseco Airs (42,4%), công ty PNC (16,1%) và công ty BEN THANH TSC (9,1%).

Hàng tồn kho: chiếm tỷ trọng gần như lớn nhất trong TSNH. Tỷ trọng trung bình lần lượt ở mức là: Công ty PNC (71,4%), công ty BEN THANH TSC (30,4%) và công ty Taseco Airs (15,7%).

Khoản phải trả: Các doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm cửa hàng tổng hợp trong

giai đoạn 2014 - 2018 có tỷtrọng đối với nợ ngắn hạn rất lớn với trung bình ở mức 49,1%. Công ty PNC có tỷtrọng khoản phải trả/NNH lớn nhất với trung bìnhở mức

60,730 70,279 66,250 68,554 65,892 116,991 124,705 159,567 187,633 228,284 176,160 194,260 248,678 262,344 263,544 61,189 82,674 88,430 67,541 67,911 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

CMV COM CCI SFC

57,9%; tiếp theo lần lượt là công ty BEN THANH TSC (50,55%) và công ty Taseco Airs (36,29%).

(ii) vềgiá trịvốn lưu động ròng

Hình 2.3. Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻcửa hàng tổng hợp Nguồn: Tác giảtính toán từcác BCTC của doanh nghiệp Các công ty Taseco Airs và công ty BEN THANH TSC có xu hướng vốn lưu động ròng dương, ổn định và tăng trưởng dương hàng năm. Đối với công ty PNC, giá trị vốn lưu động ròng thường xuyên nhỏ hơn 0. Tuy nhiên, đến năm 2018, vốn

lưu động ròng của PNC có giá trị dương, điều này thể hiện sự thay đổi chính sách quản lý vốn lưu động và hiệu quảhoạt động, sức khỏe tài chính của công ty.

* Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm vật liệu xây dựng

(i) Vềkết cấu vốn lưu động

Tiền và các khoản tương đương tiền: chiếm tỷtrọng rất nhỏtrong TSNH và có

xu hướng giảm dần. Công ty AMD Group có tỷtrọng tiền/TSNH trung bình ở mức 6,4%, trong khi công ty NAVIFICO có tỷtrọng tiền/TSNH trung bìnhở mức 5,8%.

Khoản phải thu: Công ty AMD Group có KPT/TSNH chiếm tỷtrọng lớn nhất với trung bình ở mức 68,3%, trong khi khoản phải thu của công ty NAVIFICO chỉ

chiếm tỷtrọng trong TSNH lớn thứ3 với trung bìnhởmức 27,6%.

Hàng tồn kho: có xu hướng giảm dần trong cơ cấu TSNH. công ty AMD Group có tỷ trọng HTK/TSNH trung bình ở mức 17%, công ty NAVIFICO có tỷ

trọng HTK/TSNH trung bình ởmức 41%. 0 6,588 57,882 131,126 86,873 61,824 72,560 38,216 67,285 74,197 74,130 -76,360 -76,302 -180,350 65,712 -200,000 -150,000 -100,000 -50,000 0 50,000 100,000 150,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

AST BTT PNC

Khoản phải trả: Các công ty bán lẻsản phẩm vật liệu xây dựng chiếm tỷtrọng lớn trong nợ ngắn hạn với trung bình ở mức 32,27%. Trong đó, công ty AMD Group có tỷ trọng khoản phải trả/NNH cao nhất với trung bình 52,29%, công ty NAVIFICO có tỷtrọng khoản phải trả/NNH trung bìnhởmức 12,26%.

(ii) Giá trịvốn lưu động ròng

Hình 2.4 ở dưới đây cho thấy: Vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp bán lẻ

sản phẩm vật liệu xây dựng có xu hướng tăng trưởng và đều có giá trị dương. Đặc biệt, công ty AMD Group có vốn lưu động ròng tăng trưởng rất nhanh (khoảng 14 lần) với giá trị vốn lưu động ròng đạt cao nhất vào năm 2018 là 1.386 tỷ đồng do

doanh thu tăng trưởng nhanh (thểhiện chính sách bán hàng mởrộng với khoản phải

thu tăng rất nhanh). Trong khi, công ty NAVIFICO với việc đang thay đổi mô hình kinh doanh chuyển đổi nhóm sản phẩm tấm lợp xi măng sang nhóm sản phẩm gỗ

nên giá trị vốn lưu động ròngđược duy trìổn định.

Hình 2.4. Vốn lưu động ròng của các DN bán lẻsản phẩm VLXD

Nguồn: Tác giảtính toán từcác BCTC của doanh nghiệp

* Nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm thiết bị điệntử, máy tínhvà phần mềm

(i) Vềkết cấu vốn lưu động

Tiền và các khoản tương đương tiền: chiếm tỷ trọng khá lớn trong TSNH. Công ty FPT Corp có tỷ trọng tiền/TSNH trung bình ở mức 23% và có xu hướng giữ ổn định, công ty FPT Retail có tỷ trọng tiền/TSNH trung bình ở mức 24,9%

96,644 87,427 348,213 232,309 1,386,916 45,031 65,920 50,757 57,719 74,898 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

AMD NAV

nhưng đang có xu hướng giảm dần, công ty MWI Corp có tỷtrọng tiền/TSNH thấp nhất với mức trung bình 11%.

Khoản phải thu: Công ty FPT Corp có tỷtrọng lớn nhất trong TSNH với trung bìnhởmức 32,3%, công ty FPT Retail có tỷtrọng KPT/TSNH trung bình 18,9% và

có xu hướng gia tăng, công ty MWI Corp có tỷtrọng KPT/TSNH trung bình 10,7%

và có xu hướng giảm dần.

Hàng tồn kho: Công ty FPT Corp có tỷtrọng thấp nhất trong TSNH và có xu

hướng giảm dần với trung bình ở mức 17,9%; công ty FPT Retail có tỷtrọng HTK lớn nhất trong TSNH và có xu hướng gia tăng với trung bìnhở mức 47,4%; công ty MWI Corp có tỷ trọng hàng tồn kho lớn nhất trong TSNH và có xu hướng giữ ổn

định với trung bìnhở mức 74,4%.

Công ty FPT Corp có hàng tồn kho giảm dần, nhưng khoản phải thu lại tăng

lên là vì bắt đầu từ quý II năm 2018, FPT Corp cấu trúc lại mảng hoạt động kinh doanh với việc tách lĩnh vực bán lẻra hoạt động độc lập và chỉ giữlại 3 mảng kinh doanh cốt lõi là viễn thông, giáo dục và công nghệthông tin.

Khoản phải trả: Các doanh nghiệp bán lẻsản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm có tỷtrọng khá lớn trong nợ ngắn hạn với trung bình ở mức 30,63%.

Trong đó, công ty MWI Corp có tỷ trọng khoản phải trả/NNH lớn nhất với trung bình ở mức 45,53%, công ty FPT Corp có tỷ trọng khoản phải trả/NNH nhỏ nhất với trung bình ở mức 20,31%, công ty FPT Retail có tỷtrọng khoản phải trả/NNH trung bình 26,1%.

(ii) Giá trịvốn lưu động ròng

Công ty MWI Group và công ty FPT Retail có vốn lưu động ròng tăng trưởng

hàng năm và mang giá trị dương: công ty FPT Retail tăng 6,82 lần, công ty MWI Grouptăng 5,95 lần, trong khi công ty FPT có xu hướng giữ ổn định vốn lưu động ròng với việc hầu như không tăng trưởng (1,06 lần).

Có thể thấy rằng nhóm doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm có khả năng thanh toán trong ngắn hạn cũng như năng lực tài chính nói chung và hiệu quảhoạt động kinh doanh rất tốt.

Hình 2.5. Vốn lưu động ròng của các DN bán lẻthiết bị điện tử, máy tính và PM Nguồn: Tác giảtính toán từcác BCTC của doanh nghiệp

2.3.2. Phân tích tình hình quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp bánlniêm yết trên HOSE giai đoạn2014 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 57)