8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Nhóm các giải pháp riêng, đặc thù cho từng nhóm doanh nghiệp bán lẻ niêm
* Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhóm sản phẩm xe hơi, phụtùng và phụ kiện
- Các giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý vốn hàng tồn kho:
Đặc thù của các doanh nghiệp bán lẻô tô là cần dựtrữ lượng hàng tồn kho lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của các hãng xe để có thể hưởng chính sách chiết khấu, do vậy, cần tích cực sửdụng các nghiệp vụbảo hiểm/tái bảo hiểm hàng hóa nhằm bảo vệ, phòng ngừa rủi ro cho hàng hóa của mình.
- Giải pháp liên quan đến khoản phải trả:
(i) Các doanh nghiệp bán lẻ ô tô thường có các khoản phải trả nhà cung cấp
nước ngoài. Đối với các khoản nợ nhà cung cấp nước ngoài, một vấn đề nảy sinh là rủi ro vềtỷgiáảnh hưởng đến cảchính sách giá cảcủa doanh nghiệp bán lẻlẫn giá trị khoản nợ phải trả. Để khắc phục rủi ro tỷgiá trong công tác quản lý khoản phải trả, tác giả đềxuất giải pháp đểcác doanh nghiệp bán lẻô tô quản lý tốt hơn khoản phải trả đó là nghiên cứu, tìm hiểu và sửdụng các loại hợp đồng phái sinh.
Các công cụ phái sinh tài chính (Financial derivatives) thường được các doanh nghiệp thường xuyên giao dịch bằng ngoại tệ sử dụng để hạn chế và phòng hộ (hedging) các tác động của sựbiến động vềtỷgiá. Có rất nhiều loại hợp đồng phái
sinh để bảo hiểm tỷ giá được các doanh nghiệp trên thế giới sửdụng. Ở Việt Nam, một sốhình thức đãđược áp dụng, như giao dịch kỳhạn (Forward), giao dịch quyền chọn (Option) hay hợp đồng tương lai (Future).
Thời gian trảnợ trung bình của nhóm doanh nghiệp bán lẻô tô theo tính toán của tác giả tại chương 2 là 28 ngày. Do đó, tác giả đề xuất giải pháp áp dụng hợp
đồng kỳhạn đểphòng hộ rủi ro tỷgiá: Các doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác ngân
hàng thương mại uy tín trong nước để đàm phán ký kết hợp đồng kỳhạn cam kết mua bán ngoại tệnhằm đạt được mục tiêu phòng ngừa rủi ro tỷgiá hối đoái.
(ii) Theo thông tin khảo sát, trong năm 2019, áp lực từ việc dự trữ hàng tồn kho lớn khiến các doanh nghiệp bán lẻ ô tô gặp nhiều khó khăn về tài chính vì các hãng xe không cho đại lý gối đầu (bán trước trảtiền sau) mà chỉbán ô tô theo chính
sách mua đứt bán đoạn. Do đó, để giảm áp lực chi phí tài chính phát sinh do hàng tồn kho lớn, tác giảkiến nghị các đơn vị bán lẻ ô tô nên đàm phán chính sáchthanh toán khoản phải trả cho các nhà cung cấp theo hướng kéo dài thời gian thanh toán hoặc cho phép các đại lý thực hiện bán trước trả tiền sau đối với một phần lô hàng nhập vềtrong mỗi đợt.
* Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhóm sản phẩm trạm xăng có cửa hàng tiện ích
- Giải pháp liên quan đến khoản phải trả:
Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có cửa hàng tiện ích thường có các khoản phải trả nhà cung cấp nước ngoài. Đối với các khoản nợ nhà cung cấp nước ngoài, một vấn đề nảy sinh là rủi ro về tỷ giá ảnh hưởng đến cả chính sách giá cả của doanh nghiệp bán lẻ lẫn giá trị khoản nợ phải trả. Để khắc phục rủi ro tỷ giá trong công tác quản lý khoản phải trả, tác giả đề xuất giải pháp để các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có cửa hàng tiện ích quản lý tốt hơn khoản phải trả đó là nghiên cứu, tìm hiểu và sửdụng các loại hợp đồng phái sinh.
Thời gian trả nợ trung bình của nhóm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có cửa hàng tiện ích theo tính toán của tác giả tại chương 2 là 13 ngày. Do đó, tác giả đề
xuất giải pháp áp dụng mua hợp đồng tương lai(linh hoạt trong việc đóng vịthế)để
phòng vệ rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, để phòng vệ rủi ro về giá không ổn định, giá bán
buôn cao hơn bán lẻ, tỷsuất lợi nhuận nhỏhoặc giá dầu cao, các doanh nghiệp xăng
dầu có thểnghiên cứu áp dụng công cụ phái sinh: mua quyền mua hoặc mua basis contracts, mua spark spread hoặc dùng hợp đồng hoán đổi.
Bài học kinh nghiệm dùng công cụ phái sinh để phòng vệ rủi ro về giá khi
mua xăng dầu tại Việt Nam của công ty Jetstar Pacific trong giai đoạn 2008 - 2009 với khoản chịu lỗ lên đến 31,2 triệu USD khi thực hiện mua hợp đồng tương lai với
giá cao hơn thực tế, cho ta thấy: để thành công trong việc phòng vệ rủi ro về giá, các doanh nghiệp cần nâng cao nghiệp vụdự báo xu hướng giá, tăng cường kỹ năng
quản lý, kiểm soát giao dịch của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như cần nâng cao
năng lực của chuyên gia tham mưu.
* Một số giải pháp đối với các DN bán lẻ nhóm sản phẩm cửa hàng tổng hợp
- Các giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý vốn hàng tồn kho:
Công ty PNC có số vòng quay hàng tồn kho thấp nhất tronggiai đoạn 2014 - 2018,ở mức trung bình 1,58 vòng/năm. Do đó, cần có biện pháp để lượng hàng tồn kho là ít nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tác giả đề xuất sử dụng mô hình Just-in-time (đã trình bàyở chương 1) đểquản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.
Để có thể nhận hàng đúng thời điểm, các doanh nghiệp cần chủ động trong hoạt động logistic bằng cách:
+ Thuê công ty vận tải chuyên nghiệp đểchuyên chởtừ địa điểm nhà cung cấp
đến cửa hàng của công ty;
+ Sửdụng đội xe chuyên dụng của mìnhđể trực tiếp vận chuyển, nhận hàng từ
kho của nhà cung cấp, có thểkết hợp lấy hàng từnhiều nhà cung cấp nhỏlẻ.
Trong mô hình JIT, các nhà cung cấp có thể bị yêu cầu giao hàng nhiều lần trong một ngày. Do đó rút ngắn thời gian cung cấp hàng hóa là vấn đề hết sức quan trọng. Một sốcác biện pháp để thời gian giao hàng rút ngắn như:
+ Tìm kiếm các nhà cung cấp gần hoặc có thời gian cung cấp ngắn.
+ Phối hợp lấy hàng từnhiều nhà cung cấp khác để giảm thời gian chờ hàng. + Tối ưu hóa việc bố trí các sản phẩm cung cấp trong kho, cửa hàng để việc chuyển và bán hàng sẽ nhanh chóng hơn.
Đối với việc đảm bảo cung cấp đúng số lượng và chủng loại, các doanh nghiệp có thểsốhóa các sản phẩm cung cấp thông qua gắn tag điện tử để tăng tốc độ kiểm
đếm hàng và bố trí sắp xếp hàng trong doanh nghiệp. Có thể đóng gói chi tiết theo số lượng 5, 10, 20, 25, 50, 100 đơn vị/lôđểdễhàng tính tổng số lượng.
* Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng
- Giải pháp liên quan đến quản lý khoản phải thu:
Phân tích sốliệu trên BCTC cho thấy, năm trên tổng số mười lăm công ty bán
lẻniêm yết thường xuyên có vòng quay khoản phải thu thấp, tức là sốngày thu tiền
dài hơn so với trung bình ngành. Sốvòng quay khoản phải thu thấp phản ánh mức
độ hiệu quảcủa doanh nghiệp trong việc sửdụng tín dụng thương mại và khả năng
thu hồi nợ còn chưa cao. Nhóm doanh nghiệp bán lẻvật liệu xây dựng có số vòng quay khoản phải thu thấp nhất trong giai đoạn 2014 - 2018, ở mức trung bình khoảng 4,3 vòng. Có nghĩa là trung bình khoảng 94 ngày các doanh nghiệp mới thu hồi được các khoản nợ của khách hàng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Do đó, nhóm doanh nghiệp bán lẻ vật liệu xây dựng cần
đánh giá lại chính sách tín dụng của mình, cũng như tìm kiếm các giải pháp thu hồi nợhiệu quả hơn. Tác giả đềxuất một sốgiải pháp như sau:
+ Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:
Doanh nghiệp cần có các tiêu chí đánh giá khách hàng như khả năng thanh khoản của khách hàng, uy tín của khách hàng, giá trị tài sản thế chấp, thái độ và hành vi của khách hàng,…Từ những tiêu chí xây dựng, doanh nghiệp tiến hành chấm điểm và phân loại khách hàng, là cơ sởcho việc áp dụng những chính sách tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng.
+ Sửdụng các biện pháp thu hồi nợhiệu quả:
Những biện pháp thu hồi nợ cũng như hạn chế rủi ro khá hiệu quả hiện nay
đangđược áp dụng có thểkể đến nhưsửdụng bên thứba thu hồi nợchuyên nghiệp (có thể sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của ngân hàng hoặc các công ty), sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán (factoring), chiết khấu hóađơn (invoice discounting) hay
bảo hiểm tín dụng thương mại (credit insurance). Một phương thức thu hồi nợhiệu quảnữa đólà việc các doanh nghiệp bán lẻcó thểbán các khoản nợ cho bên thứba
như các ngân hàng hoặc Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC),…Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên áp dụngđối với với các khoản nợ xấu khó đòi vì tỷlệ
* Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhóm sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm.
- Giảipháp liên quan đến khoản phải trả:
+ Các doanh nghiệp bán lẻthiết bị điện tử, máy tính và phần mềm thường có các khoản phải trả nhà cung cấp nước ngoài. Đối với các khoản nợ nhà cung cấp
nước ngoài, một vấn đềnảy sinh là rủi ro vềtỷgiáảnh hưởng đến cảchính sách giá cảcủa doanh nghiệp bán lẻ lẫn giá trị khoản nợ phải trả. Để khắc phục rủi ro tỷgiá trong công tác quản lý khoản phải trả, tác giả đềxuất giải pháp đểcác doanh nghiệp bán lẻ thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm quản lý tốt hơn khoản phải trả đó là
nghiên cứu, tìm hiểu và sửdụng các loại hợp đồng phái sinh.
Thời gian trả nợ trung bình của nhóm doanh nghiệp bán lẻ thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm theo tính toán của tác giả tại Chương 2 là 41 ngày. Do đó,
tác giả đềxuất giải pháp áp dụng hợp đồng kỳhạn đểphòng vệrủi ro tỷgiá.
+ Ngoài ra, đối với khoản phải trảcác nhà cung cấp nói chung, doanh nghiệp bán lẻcó thểnâng cao hiệu quảbằng cách cân nhắc lựa chọn giữa việc kéo dài thêm thời hạn trảnợ với việc thanh toán nhanh để hưởng lợi chiết khấuthương mại thông qua hợp đồng để đàm phán về các điều khoản thương mại, điều khoản thanh toán
như: chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán hoặc thời hạn thanh toán, số lần thanh toán. Doanh nghiệp cần phân loại năng lực tài chính, uy tín của các nhà cung cấp của mình để từ đóxây dựng và áp dụng những nguyên tắc đàm phán hợp đồng
tương ứng.
- Giải pháp liên quan đến hàng tồn kho:
Các doanh nghiệp bán lẻsản phẩm thiết bị điện tử, máy tính và phần mềm có hệthống đại lý phân phối phủ rộng khắp cả nước. Do đó, để vừa đáp ứng kếhoạch kinh doanh, bán hàng của doanh nghiêp vừa để đảm bảo hiệu quả quản lý hàng tồn kho, tác giả đềxuất giải pháptrên cơ sở tham khảo từbài học kinh nghiệm của nhà bán lẻ hàng đầu thếgiới Amazon, cụthể như sau:
+ Các doanh nghiệp bán lẻcần xây dựng cho mình hệthống logistics vượt trội. Hệthống logistics vận hành tốt sẽgiúp doanh nghiệp bán lẻ nhanh chóng đưa hàng
đến tay người tiêu dùng từ đó rút ngắn được thời gian lưu kho cũng như tiết kiệm không gian kho bãi của mình.
+ Doanh nghiệp nhanh chóng vận dụng những công nghệtiến bộhiện nay (trí tuệnhân tạo AI), sử dụng thị giác máy tính, robot thay thế con người. Những công nghệhiện đại này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực (nhân viên không cần phải đích thân đi lấy và trữhàng), mà còn giúp tận dụng tối đa không gian kho
hàng, xử lý đơn hàng nhanh hơn và mang sản phẩm tới tay khách hàng trong thời gian ngắn hơn.
KẾT LUẬN
Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt cùng với những điều kiện khác nhau của nền kinh tế, sự thay đổi chóng mặt của công nghệcũng như quyền lực dịch chuyển sangngười mua hàng đã khiến cho tất cảcác doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻniêm yết trên HOSE nói riêng thực sự quan tâm đến hiệu quảhoạt động kinh doanh của mình. Để doanh nghiệp có thể
phát triển bền vững thì quản lý vốn lưu động cần trở thành ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, tác giả đã thực hiện luận văn
Hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE): Thực trạng và giải phápvà đưa ra một sốkết luận sau đây:
1. Làm rõ cơ sở lý luận về vốnlưu động và hiệu quảquản lý vốn lưu động về
khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.
2. Kết quả phân tích đánh giá 15 doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE
trong giai đoạn 2014 - 2018 cho thấy thực trạng vềhoạt động quản lý tiền mặt, quản lý hàng tồn kho, quản lý khoản phải thu và quản lý khoản phải trả hiện nay. Các doanh nghiệp đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho công tác quản lý vốn lưu động. Tuy nhiên, phương pháp quản lý nhiều khi vẫn dựa vào kinh nghiệm và ý chí chủquan của Lãnh đạo các doanh nghiệp.
3. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE giai đoạn 2014 - 2018, tác giả đề xuất một số biện pháp cụ thể đối với doanh nghiệp. Đây là cơ sở nhằm cải thiện chất lượng quản lý vốn lưu động, hướng tới phát triển bền vững cho các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên HOSE nói riêng và các doanh nghiệp bán lẻ tại thị trường Việt Nam nói chung.
Mặc dù đã rất nỗ lực và tâm huyết trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên, luận
văn không thể tránh khỏi những hạn chếnhất định. Tác giảrất mong nhận được sự động viên, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo cùng các bạn học viên để luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình, 2007, Quản lý tài chính ngắn hạn, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phốHồChí Minh.
2. Lưu Thị Hương, 2002, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Thành phốHà Nội.
3. Nguyễn Đình Kiệm, 2008, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Võ Văn Nhị, 2005, Giáo trình nguyên lý kếtoán, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Thu Thủy, 2011, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
6. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, 2013, Giáo trình tài chính doanh nghiệp,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
7. Eugene F. Brigham, Joel F. Houston, 2009, Quản lý tài chính, Nhà xuất bản Cengage, Khoa Kinh tế-Đại học Quốc gia Tp. HCM dịch, HCM.
8. Thủ tướng Chính phủ, 2007, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tếcủa Việt Nam ngày 23/01/2007, Hà Nội.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2007, Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 về ban hành nguyên tắc phân ngành hệ thống kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
10. Võ Xuân Vinh, 2013, Quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lời - Thực tiễn của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt tháng
10/2013, trang 28 - 35.
11. Lê Thị Bích Vân, 2009, Các chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh hiệu quả