Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn lưu động

Các yếu tốkhách quan chủyếu ảnh hưởngđến hiệu quảquản lý vốn lưu động bao gồm yếu tốkinh tếvĩ mô và các rủi ro: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro, bất khảkháng khác.

- Thứ nhất, yếu tố vềcơ chế quản lý và các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô

của Nhà nước: Khi Nhà nước có sự thay đổi chính sách, hệthống pháp luật về điều kiện kinh doanh, thuế,… sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tất yếu vốn của doanh nghiệp cũng sẽbị ảnh hưởng. Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ban hành tạo được cho doanh nghiệp một môi

trường đầu tư thuận lợi vàổn định thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và đạt hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại, môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ làm cho doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh. Bất kỳ sự thay đổi nào trong

cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có thể gây ra những ảnh

hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứhai, yếu tố vềlạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tếcó lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút, làm cho vốn lưu động trong doanh nghiệp bị giảm dần theo tốc độ trượt giá củađồng tiền nội tệ.

- Thứ ba, yếu tố về rủi ro: Khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn có nguy cơ gặp rủi ro thị trường khi thị trường có nhiều thành phần kinh tếtham gia, thị trường không ổn định vềlãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường; rủi ro hoạt động do quy trình nội bộ không

đầy đủ, hoặc sai sót, sự cố hệ thống hoặc các yếu tố bên ngoài,…Ngoài ra, doanh

nghiệp còn gặp phải những rủi ro, bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn, bão lũ,..

cũng có thểgây ra tình trạng mất vốn kinh doanh nói chung và VLĐnói riêng.

- Cuối cùng, các yếu tố vĩ mô khác: tính ổn định chính trị, đặc điểm dân số, khí hậu, mùa vụ… tất cả đều có tác động trực tiếp tới hoạt động quản lý vốn lưu động và các chính sách khác của doanh nghiệp. Và tùy vào từng ngành nghề, mức

độ tác động sẽkhác nhau. Chẳng hạn, quý IV hàng năm nhu cầu tiêu thụxe ô tô của

người dân tăng cao để phục vụ đi lại dịp tết cổ truyền sẽ khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ ô tô có xu hướng tăng cường hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)