Những thách thức trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Những thách thức trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam

* Thách thức chung của ngành bán lẻViệt Nam trong giai đoạn 2019 - 2023

Thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023 tuy được dự báo tiếp tục

tăng trưởng nhanh vềquy mô, chất lượng do nhận được nhiều yếu tốhỗtrợ tích cực từ vi mô đến vĩ mô nhưng cũng gặp phải những thách thức không nhỏ, bao gồm:

Thứ nhất, thị trường bán lẻ Việt Nam có nền tảng yếu kém, còn nhiều khiếm khuyết và thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường. Sựyếu kém của thị trường bán lẻ Việt Nam đến từ hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, mô hình kinh doanh hiện đại đang ở thời kỳ sơ khởi. Từ đó, dẫn đến chế tài quản lý, chính sách củaNhà nước chưa theo đuổi kịp với trìnhđộphát triển của thị trường.

Thứhai, thị trường bán lẻ Việt Nam là cuộc chiến cạnh tranh thị phần gay gắt giữa các doanh nghiệp nội địa và tập đoànbán lẻ đa quốc giahàng đầu trên thếgiới.

Điều này sẽtạo nên cuộc chiến về giá đểcạnh tranh thị phần dẫn tới biên lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻcó thểsụt giảm.

Ngoài ra, sựtham gia của nhiều thương hiệu bán lẻlớn trên thếgiới tạo nên sự

cạnh tranh khốc liệt cho mô hình kinh doanh bán lẻdo sựtập trung dày đặc của các cửa hàng trong một khu vực, loại hình sản phẩm giới hạn, chi phí đầu tư thuê mặt bằng cao.

Thứba, thị trường bán lẻViệt Nam có sựcạnh tranh gay gắt giữa mô hình bán lẻtruyền thống và mô hình bán lẻhiện đại (gắn với kênh thương mại điện tử).

Đối với người Việt Nam, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ vẫn đóng vai trò lớn trong thói quen mua sắm do sựtiện lợi của nó, như: vịtrí gần khu dân cư đông người, giá cảdễchịu và có thểmặc cả, cho phép người mua với số lượng hàng hóa nhỏvà thói quen mua thức ăn tươi sống mỗi ngày,…Tuy nhiên, mô hình bán lẻ hiện đại ngày

càng phát triển và cạnh tranh gay gắt với kênh bán lẻtruyền thống do thểhiện được nhiều ưu điểm như: nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, hàng hóa phong phú và

được hỗtrợtừnền tảng thu nhập khảdụng của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, thói quen mua sắm của người Việt Nam đang dần thay đổi.

Thứ tư, thách thức đối với thị trường bán lẻViệt Nam cònđến từsự thiếu hụt về đội ngũ các nhà quản lý, điều hành chuyên nghiệp tại các cơ sở kinh doanh truyền thống và hiện đại,ảnh hưởng đến độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ.

Thứ năm, hiện tượng báo lỗ đểchuyển giá, trốn thuếcủa các doanh nghiệp bán lẻ FDI cũng cần được quản lý để hạn chế và nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng giữa các doanh nghiệp.

Cuối cùng, thách thức của hệ thống bán lẻ Việt Nam đến từ năng lực nội tại của nền kinh tếnói chung và của các doanh nghiệp bán lẻnói riêng.

Năng lực nền kinh tếnói chung và của các doanh nghiệp bán lẻViệt Nam nói riêng về trình độ quản lý, tầm nhìn chiến lược trong phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế, dẫn đến thiếu đầu tư bài bản và dài hạn. Các sản phẩm làm ra mang

tính đơn điệu, thiếu tính đột phá; sựthiếu liên kết giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối khiến sản phẩm dư thừa, không tiêu thụ được, dẫn đến không ít doanh nghiệp bịâm vốn và rơi vào tình trạng phá sản.

* Thách thức đối với nhóm ngành bán lẻ xe hơi, phụ tùng và phụkiện

Thị trường ô tô có sự cạnh tranh khốc liệt hơn dẫn đến các nhà bán lẻxe ô tô có thểbuộc phải giảm giá bán đểduy trì thị phần. Điều này làm cho biên lợi nhuận gộp của các nhà bán lẻô tô có thểgiảm nhẹ.

Rủi ro đến từ chính trị ở EU bất ổn có thể khiến việc chấp thuận hiệp định EVFTA bị trì hoãn.

Ngoài ra, thị trường ô tô Việt Nam có thể đón nhận những tác động tiêu cực từ chính sách điều tiết ngành: điều chỉnh vềthuế, phí đang được BộTài chính xem xét

theo hướng đề xuất tăng lệ phí trước bạ đối với dòng bán tải chở hàng dưới 1,5 tấn và 5 chỗtrởxuống, với mức tăng đối với xe bán tải đăng ký lần đầu tiênởmức 60% lệ phí trước bạ của dòng xe con...; hay đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng xe bán tải bằng 60% xe ô tô dưới 9 chỗ, cùng dung tích xi lanh...; hay đềxuất

đánh thuế tài sản ở mức 0,3 - 0,4% đối với xe ô tô trên 1,5 tỷ đồng... Nếu các dự

thảo trên được thông qua sẽ có những tác động tiêu cực đến thị trường ô tô Việt

Nam trong giai đoạn 2019 - 2023.

* Thách thức đối với ngành bán lẻ xăng dầu có cửa hàng tiện ích

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có cửa hàng tiện ích có thể đối mặt với nhiều rủi ro của thị trường trong nước cũng như của thếgiới, cụthể như sau:

Thứnhất, rủi ro từsự ảnh hưởng của đồng USD bởi khả năng đồng USD tăng

mạnh nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới. Theo các nhà phân tích năng lượng thếgiới, các chính sách kinh tếmới của Mỹ, đặc biệt là chính sách năng lượng của Chính phủ dưới thời Tổng thống Donald Trump cùng diễn biến phức tạp tại khu vực Trung Đông- Nơi tập trung nhiều quốc gia sản xuất dầu lửa hàng đầu thếgiới sẽtiếp tụcảnh hưởng tới giá nhiên liệu trong

giai đoạn 2019 - 2023.

Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ công nghệ, xe điện sẽ làm giảm nhu cầu sử

dụng xăng dầu. Do sự phát triển của dòng xe điện, công nghệ hiện đại sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu khiến cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của xã hội sụt giảm.

Cuối cùng, rủi ro bất trắc địa chính trị do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xăng dầu của Việt Nam.

* Thách thức đối với ngành bán lẻsản phẩm cửa hàng tổng hợp

Thách thức lớn nhất đó là sự phát triển của kênh thương mại điện tử, đi cùng

nó là sự thay đổi nhanh chóng hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ cửa hàng tổng hợp cần có sự thay đổi chiến lược, mô hình kinh doanh từbán lẻ truyền thống chuyển sang bán lẻ đa kênh để vừa có thể tận dụng những nền tảng sẵn có lại vừa áp dụng tiến bộ công nghệ

trong quản lý, điều hành, kinh doanh.

* Thách thức đối với ngành bán lẻsản phẩm vật liệu xây dựng

Trong giai đoạn 2019 - 2023, ngành bán lẻ vật liệu xây dựng gặp phải thách thức đến từ năng lực sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu thụxã hội, dẫn đến nguồn cung ra thị trường vượt quá lượng cầu. Các doanh nghiệp bán lẻ cần có chiến lược kinh

doanh hợp lý để có thể nhanh chóng điều chỉnh giảm nguồn cung và tránh sa vào cuộc chiến giảm giá dẫn đến sụt giảm biên lợi nhuận.

* Thách thức đối với ngành bán lẻsản phẩm điện tử, máy tính và phần mềm

Trong thời gian tới, ngành bán lẻsản phẩm điện tử, máy tính và phần mềm tại Việt Nam có thể đối mặt với một sốthách thức sau đây:

Một là, tỷlệthâm nhập của các mặt hàng điện tử, máy tính sắp đạt tới ngưỡng tối đa dẫn tới dư địa tăng trưởng ngành bán lẻ điện tử, máy tính còn rất ít, có thể đi

ngang hoặc sụt giảm trong thời gian tới.

Hai là, quy mô doanh nghiệp cồng kềnh với hệ thống chuỗi phân phối phủ

rộng khắp cả nước làm cho lượng vốn lưu động luôn được duy trì ở mức cao và

được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngân hàng dẫn tới thách thức quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động (đến từviệc thửvà sai trong quá trình mởrộng hệthống đại lý phân phối) nhằm bảo đảm hiệu quảhoạt động kinh doanh.

Ba là, thách thức đến từrủi ro đặc thù kinh doanh như: mẫu mã hàng hóa thay

đổi nhanh, xu hướng thay đổi nhanh chóng thịhiếu mua sắm của người tiêu dùng,… đòi hỏi doanh nghiệp cần có chính sách bán hàng cũng như quản lý hàng tồn kho hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp bán lẻ niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (HOSE) thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)