Nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ tài chính các quỹ trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 32)

(Nguồn: Sổ tay thẩm định các dự án mơi trường được hỗ trợ tài chính từ quỹ quốc gia, OECD 2007)

1.3.1.2 Quỹ quay vòng vốn

Quỹ quay vòng vốn thường hỗ trợ cho các dự án tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Quy trình cho vay dưới đây thể hiện rằng một khoản vay được cấp cho người vay thường được đánh giá theo sự quản lý và mục đích của Quỹ. Nguyên tắc là người vay có khả năng hồn trả (cả gốc và lãi) cho một dự án tiết kiệm năng lượng thông qua khoản tiền tiết kiệm được từ năng lượng được cải tiến của các chương trình/dự án. Những khoản hồn trả này quay trở về Quỹ và được Quỹ cho vay các dự án mới. Đối với các dự án năng lượng tái tạo, người vay tiết kiệm được chi phí từ tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch hoặc trợ giá hàng năm như giá điện năng lượng tái tạo. (Clive H. J. Mason 2015, tr. 11-15).

Hình 1: Nguyên tắc hoạt động của Quỹ quay vịng vốn

(Nguồn: Cơ chế hỗ trợ tài chính cho năng lượng sạch tại các quốc đảo nhỏ đang phát triển, Clive H. J. Mason 2015)

Hoạt động của Quỹ quay vịng vốn có những thuận lợi, khó khăn như sau:

Bảng 3: Thuận lợi và khó khăn của Quỹ quay vòng vốn

(Nguồn: Cơ chế hỗ trợ tài chính cho năng lượng sạch tại các quốc đảo nhỏ đang phát triển, Clive H. J. Mason 2015)

Thuận lợi Khó khăn

- Khoản bảo lãnh/cho vay độc lập

- Cung cấp một nguồn tài chính ổn định và đầy đủ

- Hiệu quả đòn bẩy của quỹ nhà nước - Kết hợp các gói nâng cao năng lực, khuyến khích ngân hàng thương mại tham gia phát triển

- Giúp cho các dự án tiết kiệm năng lượng - Tập trung vào các dự án nhỏ và vừa

- Thời gian trả nợ dài, 10 - 15 năm hoặc hơn để thu hồi vốn Quỹ

- Để tiếp tục cho vay, Quỹ phải có nguồn vốn tái cấp định kỳ

- Có thể gánh nặng quản lý

- Thông thường chỉ đáp ứng 50 – 80% khoản vay/bảo lãnh, cần vốn đối ứng nhiều

- Không phải giải pháp cho dự án lớn Hoàn trả gốc, lãi và phí (từ năng lượng

tiết kiệm được) Giải ngân Nguồn vốn ban đầu

Quỹ quay vòng vốn

Khoản vay Nguồn vốn khác

1.3.2 Một số bài học cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Qua kinh nghiệm hoạt động của các Quỹ trên thế giới và kinh nghiệm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:

Thứ nhất, đảm bảo nguồn vốn hoạt động: Quỹ cần có một tầm nhìn và cơ cấu quản lý phù hợp với điều kiện quốc gia, đưa ra các mục tiêu dài hạn khả thi và cũng cần đảm bảo các nguồn doanh thu dài hạn của Quỹ. Một số Quỹ tại Mexico, Cộng hịa Peru và cộng hịa Uganda đã thành cơng trong việc thúc đẩy các cơ quan Chính phủ trong việc thăm dò một cách rộng rãi ý kiến của các nhóm dân cư có quyền lợi trong việc quản lý khu vực được bảo vệ. Từ đó, các Quỹ này đã thiết lập cơ chế hiệu quả, để chuyển giao nguồn vốn cho lĩnh vực này.

Khả năng tồn tại và hiệu quả lâu dài của Quỹ bảo vệ môi trường rõ ràng phụ thuộc chặt chẽ vào chiến lược bảo tồn vốn cũng như nguồn thu nhập ổn định, đầy đủ cho các chương trình hoạt động của Quỹ. Để làm tốt điều này, cần chú trọng vào hai khía cạnh, thứ nhất là tăng hiệu quả trong đầu tư bằng cách giảm thiểu rủi ro và thứ hai tăng cường nguồn thu cho Quỹ. Các chính sách cần ưu tiên bao gồm phát triển các chính sách đầu tư, các thủ tục về lựa chọn, giám sát và đánh giá người quản lý tài sản, phát triển các tiêu chuẩn môi trường và xã hội để đầu tư, cải thiện hiệu suất đồng thời giảm thiểu rủi ro, cân nhắc về các nguồn hỗ trợ từ địa phương và nước ngoài.

Thứ hai, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài chính: Các quốc gia thường lựa chọn thành lập nhiều loại Quỹ và mỗi Quỹ thường chỉ lựa chọn đầu tư một số lĩnh vực môi trường nhất định, danh mục đầu tư quá đa dạng sẽ khiến nguồn vốn đầu tư bị phân tán và giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, nếu các Quỹ đều chung sứ mệnh hoạt động bảo vệ môi trường trong quốc gia cần phải thống nhất về bộ máy tổ chức, phương thức hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên để đảm bảo nguồn vốn nhà nước được tập trung, giải quyết các vấn đề mơi trường theo các chính sách và pháp luật đề ra.

Thứ ba, lĩnh vực hoạt động: Quỹ Bảo vệ môi trường dễ dàng hoạt động hiệu quả trong mảng “xanh” (được hiểu theo nghĩa tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học)

hơn là “nâu” (giảm ô nhiễm). Sử dụng Quỹ chung cho các tiêu chí mơi trường được xem là hợp lý khi đầu tư cho những lĩnh vực cơng ích. Phần lớn các chỉ tiêu mơi trường “xanh” thường thuộc nhóm chi phí cho các dự án bảo vệ mơi trường quốc gia, bởi chúng đem lại lợi ích tồn cầu và liên thế hệ. Trái lại, ô nhiễm là một ngoại ứng tiêu cực được giải quyết hiệu quả nhất bằng cách buộc chủ thể gây ô nhiễm gánh chịu chi phí khắc phục ơ nhiễm. Sử dụng Quỹ chung để hỗ trợ giảm ô nhiễm chỉ nên là biện pháp tạm thời, với mục tiêu thúc đẩy cải thiện môi trường và điều chỉnh hành vi nhằm thay đổi các hành vi gây ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Tài trợ thơng qua Quỹ Bảo vệ mơi trường có hiệu quả khi những nguyên căn của các vấn đề môi trường đồng thời được giải quyết tại cấp độ chính sách hiện thời. Hầu hết các vấn đề môi trường là kết quả của sự thất bại thị trường và chính sách như sự trợ cấp giá cho năng lượng và phân bón, nguồn lực tự nhiên không được định giá, quyền sở hữu không được xác định, sự thất bại của luật môi trường. Nếu khơng triển khai các giải pháp chính sách cùng với việc thành lập Quỹ bảo vệ mơi trường thì khơng giải quyết triệt để được các vấn đề môi trường.

Xu hướng của phần lớn các Quỹ trên thế giới là ưu tiên cho hoạt động tài trợ khơng hồn lại đối với các dự án đầu tư cho bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm. Bên cạnh đó, tồn tại loại Quỹ hoạt động chuyên biệt, hoặc chỉ thực hiện nhiệm vụ tài trợ khơng hồn lại hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi.

Thứ tư, hoàn thiện bộ máy tổ chức và quy trình nghiệp vụ cho vay: Hoạt động cho vay ưu đãi của Quỹ gần như tương tự với nghiệp vụ cho vay của các Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại hiện tại có chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, đầy đủ các phịng ban nghiệp vụ. Do vậy, tham khảo cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động từ ngân hàng thương mại là một điều thiết yếu cho Quỹ đến thời điểm hiện tại. Đặc biệt, cần chuyên nghiệp hóa và tăng cường cơng tác quản lý rủi ro, hồn thiện bộ máy tổ chức cho vay và cải tiến quy trình cho vay để phù hợp với hoạt động cho vay của Quỹ cũng như đặc thù cho vay trong lĩnh vực môi trường.

Thứ năm, khơng ngừng hồn thiện chính sách cho vay để phù hợp với tình hình thực tế: Cần có chính sách phân loại ngay từ đầu vào các loại hình dự án khác nhau theo các tính chất khác nhau như về lĩnh vực môi trường, nguồn thu từ dự án, dự án lớn nhỏ. Từ đó, đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính phù hợp với loại hình dự án cũng như đảm bảo được tình hình thực tế nguồn vốn hiện tại. Đồng thời, cần rà sốt lại các chính sách cho vay thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế thay đổi.

Thứ sáu, tăng cường nguồn vốn cho hoạt động tài trợ khơng hồn lại: Hầu hết các Quỹ môi trường trên thế giới đều tập trung vào công tác tài trợ khơng hồn lại, cho vay chỉ là hình thức thứ yếu. Để Quỹ có thể hoạt động tài trợ khơng hồn lại, cần tìm kiếm các biện pháp bổ sung tài trợ khơng hồn lại cho Quỹ.

CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUỸ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG VIỆT NAM 2.1.1 Q trình hình thành, phát triển Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam

2.1.1.1 Quá trình hình thành

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam.

Sau gần 15 năm hoạt động hình thành và phát triển chức năng và nhiệm vụ của Quỹ BVMTVN cũng có sự thay đổi cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu quản lý và phục vụ sự phát triển của đất nước qua từng thời kỳ khác nhau. Đến nay Quỹ BVMTVN đã trở thành một Quỹ BVMT lớn mạnh với quy mô, chức năng không ngừng mở rộng và tăng trưởng bền vững. Vốn điều lệ đã tăng từ thời điểm ban đầu là 200 tỷ đồng đến nay đạt 1.000 tỷ đồng.

Mục tiêu phấn đấu của Quỹ BVMTVN là nâng cao năng lực hướng tới là công cụ tài chính lớn và hấp dẫn nhất để thu hút và đầu tư cho các dự án, các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trên toàn quốc.

2.1.1.2 Địa vị pháp lý

Quỹ BVMTVN là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Mơi trường. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước theo quy định của pháp luật. Quỹ hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý.

Quỹ BVMTVN là Quỹ BVMT Quốc gia, có phạm vi hoạt động trên phạm vi cả nước và có quan hệ với các tổ chức Quốc tế. Được trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để kêu gọi, thu hút và tiếp nhận tài trợ hoặc huy động vốn bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 thì Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam là tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Theo đó Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Mặt khác, theo Điều 115. Quỹ bảo vệ mơi trường của Luật Bảo vệ mơi trường có quy định cụ thể hình thái tổ chức, vốn hoạt động và quyết định thành lập của Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia và địa phương.

2.1.1.3 Nguồn vốn của Quỹ a) Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp. Hàng năm, Quỹ được Bộ Tài chính cấp bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường để bù đắp kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo đảm vốn hoạt động của Quỹ từ nguồn ngân sách ít nhất bằng giá trị được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ BVMTVN được bổ sung từ 02 (hai) nguồn bao gồm (1) Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật; (2) Quỹ đầu tư phát triển được trích 30% từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm.

b) Vốn hoạt động bổ sung hàng năm từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ BVMTVN;

- Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) thu được từ các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Bổ sung từ 20% chênh lệch thu chi hàng năm vào nguồn vốn bổ sung của Quỹ để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tài trợ. Quỹ BVMTVN có trách nhiệm hạch tốn, theo dõi riêng khoản vốn này

- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu khơng nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.

Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn quốc.

Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường: Xử lý khắc phục ơ nhiễm mơi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra, các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ trao các giải thưởng về mơi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường; thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Nhận ký quỹ phục hồi mơi trường trong khai thác khống sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.

Thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Các hoạt động của Quỹ BVMTVN được điều chỉnh theo văn bản pháp luật tại Phụ lục 1: Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động hỗ trợ tài chính Quỹ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 04 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, hiện nay, cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm sốt và Cơ quan điều hành nghiệp vụ.

GIÁM ĐỐC

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam)

Hội đồng quản lý Quỹ BVMT Việt Nam bao gồm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng quản lý là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng quản lý Quỹ BVMT Việt Nam có 06 thành viên, là đại diện có

Cơ quan điều hành nghiệp vụ Hội đồng quản lý Ban giám đốc Phòng nghiệp vụ - Phịng Tín dụng - Phịng CDM - Phịng Tài trợ

Ban kiểm sốt

Kiểm sốt nội bộ

Phịng hỗ trợ - Kế hoạch & Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)