Vai trò cơ chế hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 25 - 27)

Cơ chế hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay xuất hiện nhằm hỗ trợ cho các ngành, khu vực kinh tế kém phát triển, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội hay ngành kinh tế mũi nhọn và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô. Vai trò cụ thể của cơ chế hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay:

Thứ nhất, là một công cụ sắc bén trong việc lành mạnh hoá nền tài chính - tiền tệ quốc gia.

Đối với lĩnh vực tài chính, cơ chế hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho các hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm của tài chính quốc gia. Nếu việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện không có hiệu quả dưới hình thức cấp phát thì khả năng huy động nguồn vốn và can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước rất hạn chế. Nếu huy động vốn bằng các hình thức tăng thuế, phí, lệ phí... thì không những mục đích huy động nguồn vốn khó có thể đạt được, mà nền sản xuất có thể sẽ bị bóp méo.

Trong cả hai trường hợp, sự phát triển của nền tài chính quốc gia đều bị đe doạ.

Ngược lại, vấn đề lại được giải quyết một cách hiệu quả bằng cơ chế tín dụng. Tính chất đòn bẩy đi từ cơ chế sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động huy động vốn. Trên thị trường, động cơ đầu tư vào tín dụng nhà nước cũng tăng lên do các nguy cơ về lạm phát tiềm ẩn (hình thành do vấn đề chi tài chính quốc gia không hiệu quả, tiền tệ hoá thâm hụt ngân sách...) không còn nữa. Như vậy, tính cưỡng chế trong hoạt động vay mượn của Nhà nước trên thị trường không cần thiết nữa. Thực tế, với các công cụ nợ của Nhà nước hiện nay như trái phiếu, tín phiếu... Nhà nước đã có thể tập trung một cách nhanh chóng một khối lượng vốn theo nhu cầu với thời hạn dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ giúp Nhà nước chủ động trong việc

điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực tài chính quốc gia.

Thứ hai, cơ chế hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Mục tiêu đầu tiên được đặt ra đối với cơ chế hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay là thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế - vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp. Nếu như khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu, suy thoái kinh tế theo chu kỳ, phân hoá giàu nghèo... là các hệ quả của cơ chế thị trường, thì đây chính là mục tiêu phải giải quyết của cơ chế hỗ trợ tài chính. Để có thể giải quyết được những vấn đề này, cơ chế hỗ trợ tài chính một mặt phải tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề cần thiết cho phát triển kinh tế bền vững, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp lôi kéo các tác nhân thị trường phát triển các lĩnh vực, ngành nghề, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng mong muốn... mặt khác, hỗ trợ tài chính của nhà nước sẽ tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ mới, có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội... nhằm cải thiện đời sống, rút ngắn khoảng cách với các nước, cũng như không tụt hậu hoặc đi lệch xu hướng phát triển kinh tế thế giới, khu vực.

Thứ ba, cơ chế hỗ trợ tài chính của nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, xoá bao cấp về đầu tư.

Nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư là vấn đề tiên quyết đối với cơ chế hỗ trợ tài chính. Chỉ có hiệu quả của các dự án đầu tư mới tạo nền tảng cho sự phát triển của các hoạt động tín dụng nhà nước nói riêng, thị trường nợ của Chính phủ và thị trường tài chính nói chung. Để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư, các cơ chế, chính sách quản lý tín dụng được Nhà nước đưa rất chặt chẽ nhằm kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay một cách nghiêm ngặt. Dưới các áp lực này, chủ đầu tư buộc phải tăng cường công tác hạch toán kế toán, phải chứng minh và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nguồn vốn tín dụng nhà nước về khả năng tạo ra nguồn thu nhập cao hơn chi phí đầu tư để không chỉ bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra mà phải trả lãi của khoản tín dụng.

Thứ tư, cơ chế hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh

Cơ chế kinh tế thị trường luôn được tạo ra lệnh pha giữa nhu cầu và khả năng thanh toán của các tổ chức, đơn vị kinh tế. Tín dụng ra đời như là một đòi hỏi tất yếu khách quan để giải quyết sự lệch pha này và như vậy nó có tác dụng duy trì sự liên tục cũng như khả năng mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất của các đơn vị kinh tế. Đối với tín dụng nhà nước, tác dụng mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thể hiện ở các khía cạnh:

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc diện đầu tư tín dụng của Nhà nước sẽ có động cơ mở rộng sản xuất kinh doanh dưới các hình thức đầu tư mới hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, tăng quy mô... thông qua việc trực tiếp nhận được các khoản tín dụng của Nhà nước hoặc sự bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng hay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước.

- Hoạt động đầu tư của Nhà nước sẽ lôi kéo các thành phần kinh tế trong nền kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo ra các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất, hoặc phát triển một số khâu nào đó của chu trình sản xuất.

Vấn đề có nghĩa sâu rộng hơn nữa là sự phát triển của cơ chế tín dụng nhà nước đã tạo ra một thị trường tài chính năng động, thực hiện tốt chức năng chu chuyển, điều hoà các nguồn tài chính trong nền kinh tế - vấn đề thiết yếu đối với việc duy trì liên tục và mở rộng phát triển nền sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)