2.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TRONG
2.2.4 Thực trạng về cơ chế hỗ trợ tài chính cho người vay
2.2.4.1 Cơ chế cho vay và chính sách tín dụng
Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường. Theo Luật tổ chức tín dụng thì Quỹ là tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Cơ chế hoạt động cho vay của Quỹ được áp dụng theo Thông tư số 24/QĐ-HĐQL ngày 01/12/2004 của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam về việc Ban hành Quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay tài trợ và đồng tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong hoạt động cho vay.
a) Lãi suất và thời hạn vay:
HĐQL Quỹ sẽ quyết định lãi suất vay vốn cho từng năm hay thời kỳ khác nhau. Lãi suất này áp dụng đối với tất cả các dự án và đối tượng vay vốn trong thời kỳ đó. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, lãi suất cho vay sẽ được áp dụng trong suốt thời gian vay khơng thay đổi. Theo đó, lãi suất theo các giai đoạn khác nhau của Quỹ như sau:
- Từ 2004 đến tháng 06/2009, lãi suất cho vay là 5,4%/năm;
Cho vay (theo hợp đồng)
83% Tài trợ
3% Hỗ trợ lãi suất
sau đầu tư 0% Hỗ trợ giá điện gió 3% Trợ giá sản phẩm dự án CDM 11%
- Từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 12/2009, lãi suất cho vay là 3,6%/năm; - Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2013, lãi suất cho vay là 5,4%/năm; - Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016, lãi suất cho vay là 3,6%/năm.
Theo quy định tại quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, thời gian cho một dự án tối đa không quá 07 (bảy) năm.
b) Lĩnh vực ưu tiên và tiêu chí lựa chọn:
Hàng năm hoặc theo thời kỳ, Hội đồng quản lý Quỹ ban hành lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn các dự án bảo vệ mơi trường nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Đến năm 2015, sau khi Luật Bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ sung Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ mơi trường trong đó có đề cập danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ.
c) Hạn mức tín dụng:
Quỹ BVMTVN chưa xây dựng được mức tập trung danh mục khoản vay. Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ chưa có quy định mức tối đa cho vay từng doanh nghiệp. Việc tiếp tục cho vay đối với các đơn vị vay vốn có lịch sử tín dụng tốt là điều phù hợp. Tuy nhiên, cần xem xét việc đặt hạn mức tín dụng và ngành nghề giúp danh mục cho vay của Quỹ được đa dạng, đảm bảo giảm thiểu nợ xấu.
d) Thẩm quyền phê duyệt:
Giám đốc Quỹ được HĐQL Quỹ quyết định hạn mức phê duyệt và thời gian cho vay dự án hàng năm. Năm 2016, mức phê duyệt cho vay đối với Giám đốc là 15 tỷ đồng và thời gian phê duyệt là 05 năm. Đối với các dự án đề xuất vay trên 15 tỷ đồng hoặc thời gian trên 05 năm phải được phê duyệt bởi Hội đồng quản lý Quỹ. 2.2.4.2 Mơ hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ cho vay
Hiện nay, Quỹ BVMTVN đã thành lập Bộ phận QLRRTD trực thuộc Phòng KSNB. Tuy nhiên, việc thực hiện đánh giá rủi ro vẫn được thực hiện bởi phịng tín dụng là chủ yếu nên chưa có tính khách quan trong q trình đánh giá khách hàng.
Mơ hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng giữa các bộ phận phân tích tín dụng, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Trong đó, Phịng tín dụng của Quỹ thực hiện đầy đủ chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, thu hồi và xử lý nợ. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Quỹ chưa được thực hiện thường xuyên.
Hình 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy trong hoạt động cho vay (Nguồn: Số liệu Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam)
Hiện nay, việc nhận biết và đo lường nợ xấu của Quỹ chưa chính xác. Quỹ chưa thực hiện việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ các khách hàng vay vốn chỉ tham khảo thơng tin xếp hạng tín dụng từ Trung tâm tín dụng (CIC). Quỹ chưa xây dựng được Quy trình chấm điểm tín dụng nội bộ để đánh giá trong quá trình thực hiện và ra quyết định cho vay.