ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 72 - 75)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM NAM

3.1.1 Định hướng phát triển chung

- Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động từ Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát đến cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ. Hồn thiện các quy trình của hoạt động nghiệp vụ, các cơ chế chính sách tiền lương, tiêu chuẩn hóa cán bộ.

- Khơng ngừng tăng cường các nguồn lực dưới nhiều hình thức nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phục vụ các chương trình mục tiêu, trọng điểm của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường; cải tạo môi trường các lưu vực sông, ô nhiễm làng nghề, ô nhiễm môi trường khu công nghiệp; ô nhiễm chất thải sinh hoạt; ứng dụng và triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường; các dự án tiết kiệm năng lượng.

- Tăng cường hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ mơi trường trên tồn quốc dưới các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ và triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Triển khai tốt công tác ký quỹ phục hồi môi trường, thực hiện các chính sách tài chính đối với dự án theo cơ chế phát triển sạch.

- Đa dạng hóa các hoạt động hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước, ưu tiên hợp tác triển khai các dự án, hoạt động bảo vệ mơi trường thuộc nhóm lĩnh vực ưu tiên.

- Xây dựng các chương trình, dự án bảo vệ mơi trường và ứng phó biến đổi khí hậu có vốn đối ứng của Quỹ, phù hợp với mục tiêu và năng lực của các tổ chức quốc tế để hợp tác.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động, chủ động áp dụng các mơ hình quản lý hiện đại, phù hợp với hoạt động thực tiễn của Quỹ.

- Có trụ sở làm việc ổn định, lâu dài tại thành phố Hà Nội, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc mở các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hướng tới đặt các văn phịng giao dịch ở nước ngồi.

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong việc cấp vốn điều lệ cho hoạt động của Quỹ. Phấn đấu đến năm 2017, ngân sách nhà nước cấp đủ 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Quỹ.

- Đảm bảo vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công tác bảo vệ môi trường, dự kiến tăng vốn điều lệ đến 2.000 tỷ đồng vào năm 2020.

- Tăng huy động nguồn vốn bổ sung từ ngân sách, phấn đấu nguồn vốn bổ sung này chiếm 50% tổng nguồn vốn từ ngân sách vào năm 2020;

- Tăng cường huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, phấn đầu nguồn vốn này chiếm 10% tổng vốn của Quỹ vào năm 2020.

- Đầu mối tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính quốc tế dành cho bảo vệ tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu. Phấn đấu nguồn vốn này chiếm 50% tổng vốn hoạt động của Quỹ vào năm 2020.

- Tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả các chương trình trọng điểm quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường và biến đổi khí hậu.

- Đảm báo cân đối thu - chi, có nguồn vốn khả dụng còn lại cuối kỳ chiếm khoảng 10 - 15% tổng nguồn vốn.

- Phát triển mạng lưới đảm bảo kết nối và phối hợp hoạt động với 100% các quỹ bảo vệ môi trường địa phương, ngành.

3.1.2 Định hướng phát triển trong hoạt động cho vay

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chi nhánh, phòng ban nghiệp vụ để phục vụ cho công tác cho vay của Quỹ.

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý cấp nội bộ, quy trình thẩm định cho vay, xử lý tài sản bảo đảm để tăng cường kiểm soát rủi ro cho Quỹ.

- Nâng cao chất lượng tín dụng từ khâu thẩm định cho vay, quản lý vốn vay, nâng cao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm trong việc thẩm định, cho vay, cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề. Làm tốt cơng tác thơng tin phòng ngừa, thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động chun đề tín dụng qua đó chấn chỉnh những sai sót trong cho vay và quản lý sử dụng vốn vay. Khơng ngừng hồn thiện chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay và bộ máy tổ chức cho vay.

- Tăng cường ứng dụng cơng nghệ hiện đại, tích cực và rèn luyện phương pháp làm việc có khoa học, tăng cường đào tạo cán bộ tín dụng cùng tham gia bồi dưỡng các khóa học ngắn ngày như kỹ năng tiếp xúc, tư vấn khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng như các kiến thức có liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên cho vay nhằm giúp cho cán bộ tín dụng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, năng lực phân tích thị trường. Cán bộ tín dụng phải chuyên sâu tác nghiệp, tự nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn mới.

- Coi trọng cơng tác đo lường, phịng ngừa rủi ro, cảnh báo rủi ro và hoàn thiện nâng cấp hệ thống thông tin quản trị khách hàng. Thơng tin về kinh tế xã hội có liên quan phải được phân tích đánh giá tác động kịp thời, khai thác các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tìm kiếm các thơng tin chính xác và giúp cho việc phòng ngừa cũng như điều hành các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả cao nhất.

- Đối với khách hàng là Doanh nghiệp và các tổ chức, phải thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích tình hình tài chính, sau đó là khách hàng hộ gia đình vay vốn. Thường xun rà sốt và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có cơ sở để phân loại nợ một cách chính xác.

- Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Phương pháp định tính cần được thiết lập một cách cụ thể và phải vận hành hiệu quả nhằm đảm bảo sự tin cậy và chính xác việc chấm điểm, để kết quả phân loại nợ và thơng tin cho q trình quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)