KHÁI QUÁT VỀ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 37)

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

2.1.1.1 Quá trình hình thành

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam.

Sau gần 15 năm hoạt động hình thành và phát triển chức năng và nhiệm vụ của Quỹ BVMTVN cũng có sự thay đổi cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu quản lý và phục vụ sự phát triển của đất nước qua từng thời kỳ khác nhau. Đến nay Quỹ BVMTVN đã trở thành một Quỹ BVMT lớn mạnh với quy mô, chức năng không ngừng mở rộng và tăng trưởng bền vững. Vốn điều lệ đã tăng từ thời điểm ban đầu là 200 tỷ đồng đến nay đạt 1.000 tỷ đồng.

Mục tiêu phấn đấu của Quỹ BVMTVN là nâng cao năng lực hướng tới là công cụ tài chính lớn và hấp dẫn nhất để thu hút và đầu tư cho các dự án, các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trên toàn quốc.

2.1.1.2 Địa vị pháp lý

Quỹ BVMTVN là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý.

Quỹ BVMTVN là Quỹ BVMT Quốc gia, có phạm vi hoạt động trên phạm vi cả nước và có quan hệ với các tổ chức Quốc tế. Được trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để kêu gọi, thu hút và tiếp nhận tài trợ hoặc huy động vốn bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Theo đó Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Mặt khác, theo Điều 115. Quỹ bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường có quy định cụ thể hình thái tổ chức, vốn hoạt động và quyết định thành lập của Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia và địa phương.

2.1.1.3 Nguồn vốn của Quỹ a) Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp. Hàng năm, Quỹ được Bộ Tài chính cấp bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường để bù đắp kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo đảm vốn hoạt động của Quỹ từ nguồn ngân sách ít nhất bằng giá trị được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ BVMTVN được bổ sung từ 02 (hai) nguồn bao gồm (1) Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật; (2) Quỹ đầu tư phát triển được trích 30% từ nguồn chênh lệch thu chi hàng năm.

b) Vốn hoạt động bổ sung hàng năm từ các nguồn sau:

- Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ BVMTVN;

- Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) thu được từ các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Bổ sung từ 20% chênh lệch thu chi hàng năm vào nguồn vốn bổ sung của Quỹ để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tài trợ. Quỹ BVMTVN có trách nhiệm hạch toán, theo dõi riêng khoản vốn này

- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.

Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn quốc.

Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường: Xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra, các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, nhiệm vụ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ trao các giải thưởng về môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường; thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.

Thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Các hoạt động của Quỹ BVMTVN được điều chỉnh theo văn bản pháp luật tại Phụ lục 1: Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động hỗ trợ tài chính Quỹ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 04 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, hiện nay, cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Cơ quan điều hành nghiệp vụ.

GIÁM ĐỐC

Hình 2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam)

Hội đồng quản lý Quỹ BVMT Việt Nam bao gồm Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng quản lý là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng quản lý Quỹ BVMT Việt Nam có 06 thành viên, là đại diện có

Cơ quan điều hành nghiệp vụ Hội đồng quản lý Ban giám đốc Phòng nghiệp vụ - Phòng Tín dụng - Phòng CDM - Phòng Tài trợ

Ban kiểm soát

Kiểm soát nội bộ

Phòng hỗ trợ - Kế hoạch & Phát triển - Văn phòng

- Tài chính kế toán

thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước. Các thành viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Trưởng Ban kiểm soát do Hội đồng quản lý Quỹ BVMT Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. Thành viên Ban kiểm soát do Hội đồng quản lý quyết định theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Giám đốc Quỹ BVMT Việt Nam được Hội đồng quản lý đề xuất và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm. Giám đốc là đại diện cho Quỹ BVMT Việt Nam trong các hoạt động của Quỹ ở trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản lý về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.

2.1.3 Các hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

2.1.3.1 Cho vay với lãi suất ưu đãi

Theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay, tài trợ và đồng tài trợ được Hội đồng quản lý ban hành, cho vay với lãi suất ưu đãi là một trong những hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nước thông qua Quỹ để cho vay vốn với lãi suất ưu đãi với các chủ đầu tư (tổ chức, cá nhân) có các dự án bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam.

2.1.3.2 Hỗ trợ lãi suất vay

Hỗ trợ lãi suất vay là một trong các hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nước thông qua Quỹ để hỗ trợ một phần lãi suất cho nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) có các dự án bảo vệ môi trường, khi tổ chức, cá nhân đó vay vốn của các tổ chức tín dụng ngoài Quỹ được phép hoạt động tại Việt Nam; dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; vốn vay đã hoàn trả cho các tổ chức tín dụng.

2.1.3.3 Tài trợ và đồng tài trợ

Tài trợ và đồng tài trợ dự án bảo vệ môi trường là một trong các hình thức hỗ trợ tài chính không hoàn lại của Nhà nước thông qua Quỹ đối với các nhà đầu tư (tổ

chức, cá nhân) có các dự án bảo vệ môi trường Việt Nam được các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xác nhận thuộc đối tượng theo quy định.

2.1.3.4 Trợ giá sản phẩm dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được Nhà nước giao cho thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), bao gồm: (i) tổ chức, theo dõi, quản lý, thu lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) được Ban Chấp hành quốc tế về CDM cấp tại Việt Nam; (ii) Hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về dự án CDM; xem xét, phê duyệt tài liệu dự án CDM; quản lý và giám sát dự án CDM; (iii) Trợ giá sản phẩm của dự án CDM.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện trợ giá sản phẩm của dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng và Thông tư số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.

2.1.3.5 Các hoạt động khác

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chủ trương hợp tác với tất cả các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm huy động tối đa các nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, phối hợp thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận các nguồn vốn ODA tài trợ từ các tổ chức nước ngoài, là một kênh thu hút nguồn vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Do vậy, tổng quan cho thấy sự khác biệt giữa Quỹ Bảo vệ môi trường và các ngân hàng thương mại như sau:

Quỹ Bảo vệ môi trường Các ngân hàng thương mại - Không nhận tiền gửi của dân cư và

các tổ chức kinh tế dưới hình thức mở tài khoản

- Nhận tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế dưới hình thức mở tài khoản - Không làm trung gian thanh toán cho

khách hàng

- Làm trung gian thanh toán cho khách hàng

- Không thuộc phạm vi kiểm soát và chi phối bởi luật chung của ngân hàng thương mại

- Thuộc phạm vi kiểm soát và chi phối bởi luật chung của ngân hàng thương mại - Lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn vay - Lãi suất thay đổi trong kỳ cho vay - Giới hạn về đối tượng cho vay là các

tổ chức, cá nhân (gọi chung là chủ đầu tư) có dự án về bảo vệ môi trường như phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường

- Là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn

Bảng 4: Sự khác biệt giữa Quỹ và các ngân hàng thương mại 2.1.3.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng

a) Tiêu chí đánh giá

- Kế hoạch thực hiện: Hàng năm, Quỹ BVMT VN được giao các nhiệm vụ thực hiện theo kế hoạch được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao. Theo đó, chỉ tiêu để đánh giá hoàn thành kế hoạch bao gồm tổng giá trị giải ngân của các khoản hộ trợ tài chính cộng với khoản thu hồi nợ gốc từ hoạt động cho vay. Đây là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Quỹ.

- Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Như vậy, nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng tổng nợ xấu trên tổng dư nợ. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả trong hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động hỗ trợ tài chính nói chung. b) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động:

- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước: Quỹ BVMT VN vừa là một tổ chức tài chính, lại vừa hoạt động trong lĩnh vực đặc thù mang tính xã hội cao nên chịu sự chi phối của nhiều văn bản pháp luật thuộc các Bộ, ngành khác nhau. Chính sự phức tạp này cũng gây khó khăn cho hoạt động của Quỹ BVMT VN.

- Môi trường kinh tế: Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính.

- Nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: Nếu nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường được nâng cao sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư cho bảo vệ môi trường ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu vốn càng lớn, kéo theo hoạt động cho vay diễn ra nhiều hơn.

- Khách hàng nhận hỗ trợ tài chính: Nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích như đã trình bày trong phương án vay vốn, cố tình lập các chứng từ rút vốn vay giả mạo mà do nhiều lí do các tổ chức tài chính không phát hiện được, điều này đem lại rủi ro cho hoạt động cho vay của Quỹ. Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. Quy mô kinh doanh phình ra to quá so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế hỗ trợ tài chính của quỹ bảo vệ môi trường việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)