Phân tích chung về ngành logistics Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH thương mại hiếu bắc (Trang 54 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1Phân tích chung về ngành logistics Việt Nam

2.2.1.1 Năng lực ngành logistics Việt Nam so với thế giới

Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, ta bắt đầu quen với các bảng xếp hạng vị thế của từng quốc gia theo nhiều tiêu chí khác nhau trong đó có bảng xếp hàng chỉ số năng lực logistics (LPI- Logistics performance index). Những báo cáo này, tuy chưa hẳn hoàn toàn chính xác, nhưng vẫn cho ta một bức tranh tương đối về vị thế logistics của Việt Nam so với các nước trên thế giới theo từng tiêu chí riêng, qua đó giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ cơ hội và thách thức ở quy mô toàn cầu, nhằm nghiên cứu giải pháp phù hợp để ngày càng nâng cao vị thế quốc gia trên tầm thế giới. Vào năm 2007, cột mốc đánh dấu ngày Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và cũng lần đầu tiên Ngân hàng thế giới - WB (The World Bank)

45

logistics) của các quốc gia trên thế giới với tên gọi “Kết nối để cạnh tranh: ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu(Connecting to compete: trade logistics in the global economy) được thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động logistics tại hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới theo chu kỳ 2 năm/lần. Theo nghiên cứu này, chỉ số LPI của một quốc gia được đo trên 6 tiêu chí chính hình thành nên môi trường dịch vụ logistics:

+ Customs: Độ hiệu quả của quy trình thông quan + Infrastructure: Chất lượng cơ sở hạ tầng

+ Shipments International: Khả năng chuyển hàng đi với giá cả cạnh tranh + Competence logistics: Chất lượng dịch vụ logistics

+ Tracking and tracing: Khả năng theo dõi tình trạng hàng hóa sau khi gửi + Timeliness: Thời gian thông quan và dịch vụ

Điểm số cho chỉ số LPI là từ 1.00 đến 5.00. Dịch vụ logistics tại Việt Nam được hình thành và phát triển chậm hơn so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà vị trí của Việt Nam trên thương trường logistics thế giới không cao.

Cụ thể, LPI đã trải qua 06 lần xếp hạng trong các năm 2007, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018. Chỉ số LPI Việt Nam có xu hướng đi lên, duy nhất có năm 2016 là giảm xuống còn 64 từ 48 (năm 2014). Điểm nổi bật là Việt Nam là một trong số 10 quốc gia cùng với Trung Quốc, Bangladesh, Congo, Ấn Độ, Philippine, Madagascar, Nam Phi, Thái lan, Uganda có chỉ số logistics ấn tượng nhất trong năm 2009 và vẫn là nước đứng đầu về LPI trong nhóm các nước thu nhập thấp trong cả hai kỳ báo cáo, thậm chí LPI của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình như Indonesia, Tunisia, Honduras… (Xem bảng 2.2)

46

Bảng 2.4: Bảng xếp hạng Việt Nam và một số quốc gia qua chỉ số LPI Quốc Gia 2007 2010 2012 2014 2016 2018 Việt Nam 53 53 53 48 64 39 Singapore 1 2 1 5 5 7 Malaysia 27 29 29 25 32 41 Thái Lan 31 35 38 35 45 32 Philipine 65 44 52 57 71 60 Campuchia 81 129 101 83 73 98 Lào 117 118 109 131 152 82 Myanmar 147 133 129 145 113 137 Indonesia 41 75 59 53 63 46

Nguồn: Trích và tổng hợp từ bảng xếp hạng 155 quốc gia trên thế giới theo chỉ số LPI của World Bank công bố vào 2007, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018

Qua hệ thống đánh giá năng lực thực hiện logistics (LPI) của quốc gia do World Bank thấy được ngành dịch vụ logistics Việt nam đang bước vào thời kỳ phát triển với vị trí 39 với điểm số LPI được cải thiện đáng kể: 3.27, xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32).

2.2.1.2 Thực trạng ngành logistics Việt Nam

Logistics Việt Nam là có quy mô không lớn nhưng đầy tiềm năng và hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam luôn ở mức cao. Nhưng chi phí logistics so với GDP của Việt Nam còn chiếm một tỷ trọng rất cao.

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics tại Việt Nam ước tính khoảng 16,8% GDP, trong khi theo báo cáo của Armstrong, chi phí này ở Thái Lan là 15% và Singapore 8,5%.

Theo thống kê của VLA, hiện nay cả nước có khoảng 3.000 DN kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó có 1.300 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên trên thị trường. Phần nhiều doanh nghiệp hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn chất lượng cao. Tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics khoảng 16%/năm. Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy, cộng đồng doanh

47

vụ logistics tại Việt Nam. Mặc dù vậy, hầu hết các công ty này chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam với một số phân khúc như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách.

Bên cạnh các công ty nội địa, có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn dịch vụ từ các công ty mẹ xuyên quốc gia về hàng hóa, dịch vụ tàu biển quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp này thường thâu tóm hầu hết dịch vụ logistics quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng như: Cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ… nên đã cung cấp hầu hết các dịch vụ này cho doanh nghiệp nước ngoài.

Theo Dezan Shira & Associates, lý do chính khiến chi phí logistics tại Việt Nam đang ở mức cao là bởi các công ty trong nước không có năng lực tốt. Ngoài ra, việc thiếu hệ thống thông tin hiện đại trong khi khung pháp lý và các quy định về logistics vẫn còn khó khăn và phức tạp cũng ảnh hưởng tới ngành logistics tại Việt Nam. Những vấn đề này càng trở nên rõ ràng hơn khi các công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài các thành phố lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH thương mại hiếu bắc (Trang 54 - 57)