Định hướng phát triển ngành nghề logistics của Nhà Nước đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH thương mại hiếu bắc (Trang 75 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.1 Định hướng phát triển ngành nghề logistics của Nhà Nước đến năm

Trong thời gian tới, nhu cầu về dịch vụ logistics trọn gói, chất lượng cao, phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng tăng. Nhận thức được vai trò của dịch vụ logistics, các quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã xây dựng kế hoạch phát triển logistics và thành lập các cơ quan giúp Chính phủ phát triển ngành dịch vụ logistics. Thái Lan cũng đã xây dựng Chiến lược phát triển logistics 2007-2011 và sau đó đã xây dựng tiếp Chiến lược phát triển logistics tới 2020 với mục tiêu là phát triển Thái Lan thành trung tâm dịch vụ logistics của các nước Đông Dương. Ngày 14 tháng 02 năm 2017, xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Đây được coi là bước đột phá mới đối với lĩnh vực logistics của Việt Nam, một lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Kế hoạch hành động được cho rằng sẽ mang lại luồng gió mới cho sự phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới.

Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Chính phủ sẽ tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực. Hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, hoàn

66

thiện cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics, pháp luật điều chỉnh ngành, bộ máy quản lý tương xứng với trình độ phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, việc nhà nước đang dành quan tâm đặc biết đến ngành logistic Việt Nam, đây vừa là cơ hội và cũng chính là thách thức với các doanh nghiệp logistics nội địa nói chung và công ty TNHH Thương mại Hiếu Bắc nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH thương mại hiếu bắc (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)