Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH thương mại hiếu bắc (Trang 83 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.5 Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chúng ta đều biết rằng con người là trung tâm của mọi hoạt động, một tổ chức muốn mạnh phải có những người tài. Để công ty TNHH Thương mại Hiếu Bắc phát triển lâu dài, công ty cần phải không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ

74

lao động của mình. Trước hết là trình độ về nghiệp vụ, vai trò của công ty trong việc đào tạo đội ngũ lao động của mình là không thể phủ nhận. Công ty cần thường xuyên tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giao tiếp khách hàng, đào tạo thêm về luật pháp và đặc biệt cần đào tạo để nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ cho toàn thể nhân viên trong công ty.

Ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần nghiêm túc, khách quan để chọn được những nhân viên trẻ, tài năng, nhiệt tình. Có thế mới tạo thuận lợi cho khâu đào tạo về sau. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại ngữ để mọi nhân viên luôn phải tự học tập, không lơ là việc trau dồi, làm giàu kiến thức, trình độ của mình. Với khâu tuyển dụng, công ty Hiếu Bắc phải hoàn thiện hơn về các phương thức tuyển dụng online như Facebook, Website, tạo độ tin tưởng và hình ảnh thương hiệu về môi trường làm việc tốt cho nhân viên.

Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức cho các nhân viên cũng rất quan trọng, góp phần giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc. Đó là tinh thần trách nhiệm, tư duy sáng tạo trong công việc, ý thức tiết kiệm, giữ gìn bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Để nâng cao ý thức của mọi nhân viên trong công ty, cần thực hiện một số việc như: đưa ra nội quy chặt chẽ, chính sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích tinh thần tự giác, đãi ngộ tốt đối với người có sáng kiến cải tiến công việc. Chính sách sử dụng lao động phải đúng người đúng việc, lãnh đạo công ty phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, ý thức, trách nhiệm cao với công việc.

3.3.6 Giải pháp làm giảm chi phí

Trong thời gian qua, tốc độ luân chuyển nhân viên của Công ty khá cao, trung bình là 3 nhân viên/năm, điều này làm tăng tốc độ chi phí đào tạo nhân viên mới và làm chảy máu chất xám. Nguyên nhân của tình trạng này là do chính sách nhân sự của Công ty chưa thực sự hấp dẫn đối với nhân viên và còn thiếu những các cam kết giàng buộc giữa nhân viên với công ty. Do vậy trong thời gian tới công ty có thể đưa ra các biện pháp làm giảm tốc độ lưu chuyển nhân viên để hạn chế tình trạng này. Các giải pháp đó là: tạo ra các điều kiện giàng buộc nhân viên phải làm việc trong thời gian tối thiểu là 2 năm. Có thể là các khoản tiền đặt cọc

75

hoặc biện pháp giữ bằng tốt nghiệp của nhân viên. Hoặc là các biện pháp khuyến khích nhân viên như đã đề cập trên.

Trong thời gian tới khi lãi suất ngân hàng có xu hướng bớt cao như hiện nay thì công ty lên huy động thêm nguồn vốn vay này. Chi phí vốn sẽ được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ do vậy làm giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp xuống.

Xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, quản lý chặt chẽ tình hình chi phí theo kế hoạch, chi phí nào ngoài kế hoạch cần có sự chấp thuận của quản lý. Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên. Công ty cần xây dựng chế tài thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của công ty, hoàn thiện bộ máy quản lý gọn nhẹ. Có như vậy mới giảm được chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối với tài sản, theo dõi chặt chẽ, tổ chức hạch toán đầy đủ, chính xác tài sản cố định để tránh hư hỏng, mất mát. Quản lý chặt chẽ các chi phí trong quá trình xây dựng cơ bản. Sử dụng triệt để thời gian, công suất mọi tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản như phương tiện di chuyển, máy móc thiết bị, ... Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng bảo vệ tài sản cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời thường xuyên bảo dưỡng tài sản cố định (phương tiện đi lại, máy móc, …) để duy trì năng lực bình thường.

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý

Để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Logistics trong quá trình hội nhập, kiến nghị Nhà nước cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Đầu tư hợp lý hệ thống cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt, đường song, kho bãi trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm, … theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả.

- Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải; khuyến khích vận tải container đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu.

- Cần có “bàn tay hữu hình” Nhà nước, thành lập Ủy ban quốc gia logistics trong giai đoạn hiện nay để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành hiệu quả hơn.

76

- Tái cấu trúc logistics, khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài logistics, điều chỉnh bổ sung luật, hoàn thiện chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; gỡ bỏ các hạn chế, cản trở để các công ty 3PL, 4PL hoạt động thuận lợi hơn, có chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên viên logistics;…

3.4.2 Một số kiến nghị đối với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam Để các công ty thành viên phát triển tốt và hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics

thì Hiệp hội cần:

- Tạo mối gắn kết giữa Hiệp hội và thành viên, hỗ trợ tư vấn thiết thực và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức trong cạnh tranh.

- Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên trên cơ sở sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin, …) để thực hiện các dịch vụ trọn gói, mở rộng hoạt động trong nước và quốc tế.

- Có chương trình đẩy mạnh quá trình liên kết, xúc tiền phát triển thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

- Hiệp hội cần làm tốt vai trò cầu nối với Nhà nước, quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế; đồng thời phải là nơi nghiên cứu và phát triển, quản lý các chuẩn mực, tài liệu, mẫu biểu, thống kê, tiêu chí đánh giá… của ngành.

77

KẾT LUẬN

Dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế tại Việt Nam như hiện nay. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn có rất nhiều thuận lợi cho những doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngành nghề có liên quan.

Thời gian vừa qua ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên đã không ngừng cố gắng nỗ lực để xây dựng và phát triển Công ty TNHH Thương mại Hiếu Bắc. Mặc dù, chỉ mới thành lập mười năm nhưng kết quả mà công ty đạt được rất đáng khích lệ. Đó không chỉ là sự gia tăng về doanh thu cũng như lợi nhuận, mà quy mô công ty cũng đã được mở rộng đáng kể với các loại hình dịch vụ phong phú hơn, chất lượng dịch vụ được nâng cao rõ rệt.

Nhưng hiện nay trong môi trường kinh doanh thuận lợi luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong giai đoàn này nhất thiết phải tự hoàn thiện mình để đủ sức mạnh cạnh tranh và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và Công ty TNHH Thương mại Hiếu Bắc cũng không nằm ngoại lệ. So với các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực thì Hiếu Bắc Logistics vẫn còn non trẻ và quy mô còn nhỏ. Vì vậy, trong thời gian tới chắc chắn công ty sẽ cần một sự lãnh đạo đúng đắn, cùng chiến lược kinh doanh hợp lý hơn để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.

Luận văn đã nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn nhằm tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH Thương mại Hiếu Bắc trong giai đoạn 2016 - 2018. Với thời gian hạn chế cũng như kiến thức còn thiếu, luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn của thầy cô cũng như các bạn để bài viết được tốt hơn, cũng như giúp em nâng cao kiến thức cũng như trong công việc sau này.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Logistics 2017, Logistics: từ kế hoạch đến hành động. Nhà xuất bản

Công Thương

2. Đoàn Thị Hồng Vân, 2006. Quản trị logistics. Nhà xuất bản Thống Kê

3. Những nội dung cơ bản của Luật Thương Mại năm 2005. Nhà xuất bản Tư

Pháp.

4. Đặng Đình Đào và các tác giả ,2011. Logistics - Nhữngvấn đềlý luậnvà thực tiễnở ViệtNam. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

5. Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn, 2011. Dịch vụ logistics Việt Nam

trongtiến trìnhhộinhậpquốctế. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Thủ tướng Chính phủ, 2017. Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch

hành động nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển dịch vụ logistics Việt

Namđếnnăm2025, ban hành ngày 14/02/2017.

7. Frost & Sullivan, 2006. Vietnam transportation and logistics: challenges and Opportunities. APL logistics, Singapore

8. Ma Shuo (1999), Logistics and Supply Chain Management, World Maritime

University

9. Định hướng phát triển ngành Logistics đến năm 2020.

https://goldensealogistics.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH thương mại hiếu bắc (Trang 83 - 88)