Xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy cơ quan thực thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cạnh tranh của việt nam trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương có hiệu lực (Trang 76 - 77)

Song song với việc ban hành bộ quy định điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh, bộ máy thực thi tại Việt Nam cũng đã được xây dựng, hình thành với hai cơ quan chức năng, bao gồm Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh bao gồm Nghị định 07/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh và Quyết định 848/2013/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. Theo đó, liên quan đến các vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh có chức năng thụ lý, tổ chức điều tra và thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ, trong khi đó Hội đồng cạnh tranh có chức năng xử lý và giải quyết vụ việc. Với mô hình cơ quan thực thi như hiện tại, việc điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh độc lập với nhau.

Việc xây dựng các nghị định nêu trên bước đầu đã tạo tiền đề, cơ sở giúp cơ quan thực thi điều tra và xử lý được một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng chính trong quá trình vận hành bộ máy thực thi đã bộc lộ những khó khăn, bất cập về mô hình cần khắc phục. Do đó, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực thi cạnh tranh vẫn đang từng bước được

ngày 18 tháng 08 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng và nhiệm vụ của Bộ Công Thương, cơ quan cạnh tranh mới của Việt Nam được thành lập với tên gọi Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng phụ trách hai lĩnh vực chính đó là cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cạnh tranh của việt nam trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương có hiệu lực (Trang 76 - 77)