Bất cập trong tổ chức mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cạnh tranh của việt nam trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương có hiệu lực (Trang 78 - 81)

Trong hầu hết các mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh tại các quốc gia trên thế giới hiện nay (bảng tổng hợp mô hình các cơ quan cạnh tranh được đưa vào phụ lục), thì Việt Nam là một trong số rất ít còn tồn tại mô hình hai cơ quan, một chịu trách nhiệm về điều tra, một chịu trách nhiệm về xử lý vụ việc (tương tự với mô hình cũ của cơ quan cạnh tranh Pháp). Với mô hình hai cơ quan cạnh tranh hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh; việc còn lại là xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) đảm nhận. Hội đồng cạnh tranh lại là tập hợp 11 thành viên đại diện của các Bộ do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Khi mà các doanh nghiệp bị điều tra và xử lý lại là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Bộ và Ngành mà thành viên của Hội đồng cạnh tranh đại diện, thì việc đưa ra quyết định xử lý vụ việc rất khó được coi là công bằng và khách quan. Hơn nữa, một trong những điểm yếu lớn nhất của mô hình hai cơ quan như Việt Nam hiện nay là do các thành viên của các cơ quan xử lý không theo sát được quá trình điều tra vụ việc. Các thành viên của Hội đồng cạnh tranh không tham gia điều tra vụ việc ngay từ thời điểm ban đầu, nên việc ra quyết định xử lý sẽ không được thấu đáo và chặt chẽ, thậm chí làm kéo dài thêm thời gian xử lý vụ việc. Do đó, chỉ dựa vào các báo cáo điều tra cuối cùng của các điều tra viên, họ sẽ khó đưa ra được các quyết định chính xác về hành vi vi phạm.

Ngoài ra, theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh thì Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý nhà nước trong cả 3 lĩnh vực: Cạnh tranh, Bảo vệ người tiêu dùng và Phòng vệ thương mại. Trong khi đó, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới thì Cơ quan Phòng vệ thương mại, Cơ quan Cạnh tranh và Bảo vệ

của chúng. Việc cùng một cơ quan phụ trách tất cả các lĩnh vực này cũng chính là vấn đề vẫn còn bất cập hiện nay, nên trong tương lai việc tách biệt hai cơ quan này nên được ưu tiên tiến hành.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích một cách cụ thể thực trạng chính sách cạnh tranh tại Việt Nam dựa trên hệ thống lý luận cơ bản đã được tổng kết tại chương 1, bao gồm chính sách kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chính sách kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền và chính sách kiểm soát tập trung kinh tế. Đồng thời, với từng chính sách nêu trên, tác giả đã chỉ ra những thiếu sót và bất cập trong các nội dung của chính sách và đưa ra những đánh giá một cách xác thực nhất. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra sự bất cập trong mô hình tổ chức quản lý cạnh tranh hiện nay, khiến cho công tác thực thi pháp luật và chính sách cạnh tranh trong thực tiễn gặp phải nhiều vướng mắc.

Nhìn chung, với một hệ thống chính sách cạnh tranh còn non trẻ ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, thì những thành tựu đạt được đã là rất đáng khen ngợi. Tất nhiên, cùng với xu thế hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, thì chính sách cạnh tranh của Việt Nam chắc chắn sẽ phải sửa đổi để hoàn thiện hơn; tuy nhiên, việc hoàn thiện chính sách vẫn phải dựa trên những mục tiêu chung và nguyên tắc cơ bản của một chính sách cạnh tranh, đồng thời phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế (mà cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn này là các cam kết của Việt Nam trong TPP).

Tiếp theo, tất cả các lý luận đã được hệ thống hóa tại chương 1 cùng với tình hình thực trạng và các đánh giá được phân tích tại chương 2 sẽ chính là những cơ sở khách quan để tác giả đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam ở trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ CÁC CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH TPP

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn chính sách cạnh tranh tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh, trong đó tập trung vào định hướng sửa đổi, hoàn thiện các quy định liên quan đến kiểm soát hạn chế cạnh tranh để phù hợp với thực tiễn thực thi và đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định TPP mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá những bất cập xuất phát từ các quy định hiện hành như đã nêu ở chương 2, đồng thời bám sát vào các nội dung lý thuyết nội dung chính sách cạnh tranh ở chương 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cạnh tranh của việt nam trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương có hiệu lực (Trang 78 - 81)