Rà soát và hoàn thiện các quy định liên quan đến miễn trừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cạnh tranh của việt nam trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương có hiệu lực (Trang 85 - 89)

Mặc dù Hiệp định TPP quy định các nước thành viên có nghĩa vụ áp dụng luật cạnh tranh đối với tất cả các hoạt động thương mại trên lãnh thổ của quốc gia mình, dựa trên nguyên tắc minh bạch và công bằng trong thủ tục tố tụng và không biệt đối xử, nhưng các quốc gia thành viên cũng có thể cho phép một số trường hợp miễn trừ trong quá trình áp dụng luật cạnh tranh quốc gia khi thực hiện mục tiêu chính sách hoặc vì lợi ích công.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương 2, hệ quả của việc phân nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách bất hợp lý đã dẫn đến việc xác định các trường hợp thỏa thuận được phép miễn trừ cũng chưa hoàn toàn thích đáng. Các hành vi thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường và thỏa thuận hạn chế sản lượng là những thỏa thuận có bản chất là phản cạnh tranh và làm sai lệch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cạnh tranh trên thị trường, nhưng hiện nay, Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định các thỏa thuận này vẫn thuộc phạm vi các thỏa thuận được phép miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Cạnh tranh. Tuy không diễn đạt một cách trực tiếp, về bản chất đây là một trường hợp miễn trừ theo nhóm (block exemption) – không cấm/miễn trừ nhiều loại hành vi, thỏa thuận khác nhau khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận không vượt quá một ngưỡng chung. Thực tiễn cho thấy phương pháp miễn trừ theo nhóm như vậy thường để lọt lưới nhiều thỏa thuận, hành vi với ý đồ (intent) phạm pháp nghiêm trọng lẽ ra nên bị đưa ra xem xét, đặc biệt khi công tác thống kê của Việt Nam còn nhiều tồn tại, chưa đạt đến trình độ phát triển cao để có thể đo lường mức thị phần một cách chính xác. Vì vậy, với tác động tiêu cực phản cạnh tranh một cách trầm trọng tới thị trường như vậy, những trường hợp vi phạm này phải bị cấm

tuyệt đối trong mọi trường hợp mà không nên được phép miễn trừ theo quy định hiện hành của pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế khi mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xếp bốn loại thỏa thuận này (thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận hạn chế sản lượng và thỏa thuận thông đồng đấu thầu) vào dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng và các cơ quan quản lý cạnh tranh thường chú ý rất kĩ khi đánh giá tác động và xử lý các vụ việc cạnh tranh có liên quan.

Đối với các giao dịch tập trung kinh tế, doanh nghiệp có thể được hưởng miễn trừ trong trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang có nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Quy định này nhằm mục đích giảm thiểu việc xóa sổ và gánh nặng mà các chủ thể kinh doanh đang có nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản mang lại cho nền kinh tế. Trong trường hợp việc giải thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật được xem là trường hợp giải thể do yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý chí của chủ doanh nghiệp thì việc mong muốn tiếp tục kế thừa để tiếp tục phát huy những thành tựu kinh doanh khi tập trung kinh tế xứng đáng được hưởng quyền miễn trừ. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể do theo Điều lệ doanh nghiệp, tức là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp mà không chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố khách quan nào, thì các doanh nghiệp dễ dàng có thể lạm dụng quy định miễn trừ nói trên làm mất đi ý nghĩa thật sự của quyền miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế bị cấm. Từ đó, doanh nghiệp muốn được hưởng quyền miễn trừ trong trường hợp tập trung kinh tế bị cấm có thể dựa vào những quy định vừa nêu trên để thực hiện hành vi tập trung kinh tế theo toan tính và lợi ích của mình, thậm chí làm nguy hại môi trường cạnh tranh, ảnh hưởng lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội.

Ngoài ra, đối với các giao dịch tập trung kinh tế, các quy định miễn trừ trong Luật Cạnh tranh cũng ít nhiều làm hạn chế thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc đánh giá tác động vụ việc tập trung kinh tế như đã phân tích ở chương 2. Kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển cho thấy, luôn có một sự nhất

thi pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế. Mục tiêu chung nhất của chính sách kiểm soát tập trung kinh tế là nhằm ngăn ngừa việc thay đổi cấu trúc thị trường có thể dẫn đến việc làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng. Từ đó, các hoạt động thực thi chính sách tập trung kinh tế luôn tập trung vào hai điểm chính: đảm bảo động lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả kinh tế cũng như lợi ích người tiêu dùng. Do đó, pháp luật cạnh tranh các nước trao quyền rất lớn cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc tập trung kinh tế; đồng thời cũng cho phép cơ quan cạnh tranh tiến hành các biện pháp để đảm bảo đạt được lợi ích kinh tế cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy những vụ việc tập trung kinh tế có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường đều bị cấm. Trong trường hợp vụ việc tập trung kinh tế có mang lại hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích cho người tiêu dùng, cơ quan cạnh tranh có thể yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục để đảm bảo hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích thu được từ vụ việc tập trung kinh tế sẽ được chuyển tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một nguyên tắc cơ bản luôn phải tuân thủ trước khi cho phép tiến hành giao dịch tập trung kinh tế là phải đảm bảo giao dịch đó không loại bỏ cạnh tranh trên thị trường và giao dịch tập trung kinh tế là biện pháp duy nhất để mang lại hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích cho người tiêu dùng. Nhìn chung, đối với các quy định liên quan đến miễn trừ, Hiệp định TPP có yêu cầu khá cao đối với tính minh bạch. Trong trường hợp có sự yêu cầu giữa các thành viên của Hiệp định, ngoài chính sách và các biện pháp thực thi luật cạnh tranh thì các quốc gia thành viên TPP còn phải cung cấp cho nhau “các trường hợp miễn trừ, loại trừ áp dụng pháp luật cạnh tranh, với điều kiện cần nêu rõ thị trường và hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan và gồm cả các thông tin cho thấy việc miễn trừ, loại trừ đó có khả năng gây cản trở tới thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên như thế nào” – theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 16.7 Hiệp định TPP. Do đó, trong trường hợp phải sửa đổi lại các quy định liên quan đến miễn trừ vụ việc cạnh tranh, thì các sửa đổi này của Việt Nam cần phải tuân thủ theo nguyên tắc minh bạch hóa nói trên. Bên cạnh việc bổ sung các quy định về thời hạn và thủ tục để được hưởng miễn trừ, thì việc trao quyền xem xét, đánh giá và ra quyết định cho

hưởng miễn trừ cho cơ quan quản lý cạnh tranh là rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp cơ quan quản lý cạnh tranh hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc thực thi chính sách chống hạn chế cạnh tranh mà còn cả trong quá trình hợp tác quốc tế với các cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia khác (đặc biệt là các quốc gia thành viên trong Hiệp định TPP).

Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể bổ sung thêm các quy định về chính sách khoan hồng trong việc điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Chính sách khoan hồng được xây dựng nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp hợp tác với cơ quan cạnh tranh trong quá trình xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được tiến hành một cách bí mật và cơ quan cạnh tranh hầu như không có hoặc có rất ít chứng cứ về thỏa thuận.

Có thể nói, nguyên lý cơ bản nhất của chính sách khoan hồng là sự mâu thuẫn giữa lợi ích cục bộ của doanh nghiệp với lợi ích chung của toàn bộ các doanh nghiệp khi giữ vững cam kết, không phá vỡ thỏa thuận. Lợi ích của khoan hồng, chính là được miễn hoặc giảm chế tài khi tự nguyện hợp tác so với nguy cơ bị cơ quan nhà nước phát hiện. Bản chất của chính sách khoan hồng chính là áp dụng chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”. Cho nên một khi chế tài không đủ mạnh, doanh nghiệp sẽ không có động cơ để khai báo để xin khoan hồng và ân xá. Do đó, để nhằm bảo đảm sự thành công của chính sách khoan hồng thì một số nền tảng quan trọng cần phải được thực hiện đó là:

(i) Thứ nhất, pháp luật chống độc quyền phải đưa ra những chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp tham gia vào các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng và không tự khai báo;

(ii) Thứ hai, các doanh nghiệp phải nhận thức được nguy cơ cao về việc phát hiện bởi cơ quan chống độc quyền nếu họ không tự khai báo;

(iii) Thứ ba, phải có sự nhất quán, tính minh bạch và khả năng dự đoán được trong phạm vi rộng nhất có thể trong suốt chương trình thực thi pháp luật chống các

chắn cao về cách họ sẽ được đối xử như thế nào nếu họ tìm kiếm sự khoan hồng, và hậu quả sẽ ra sao nếu không hợp tác;

(iv) Cuối cùng đó là một vai trò thực sự độc lập của cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cạnh tranh của việt nam trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương có hiệu lực (Trang 85 - 89)