Khái quát về chất lượng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0260 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng doanh nghiệp

1.2.1.1 Chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng được hiểu theo đúng nghĩa: Đồng vốn của ngân hàng cho các doanh nghiệp vay phù hợp với khả năng của ngân hàng, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của địa phương, và quan trọng là với đồng vốn đó các doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn đã ký trong hợp đồng . Như vậy, "Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng về vốn vay phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương cũng như của nhà nước, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, và thoả mãn được nhu cầu về vốn của DN cũng như tạo tâm lý thoải mái cho họ trong và sau khi giao dịch với ngân hàng ".

Theo quan niệm nói trên, chúng ta có thể thấy một khoản vay được coi là có chất lượng cao khi thoả mãn cả ba đối tượng: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. - Chất lượng tín dụng xét trên gi á C độ ngân h àng th ương mại:

Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu: lợi nhuận hợp lý và gia tăng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn, trung và dài hạn trong nền kinh tế ngân hàng.

Như vậy, để có được chất lượng tín dụng tốt, các ngân hàng phải tiến hành phân tích, kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng mỗi khách hàng trước khi cho vay, phải tiếp cận với hoạt động của các doanh nghiệp để có những cái nhìn đúng đắn về tình hình sản

xuất kinh doanh đang diễn ra tại các doanh nghiệp này, từ đó đưa ra hạn mức cho vay, phương thức trả lãi và các điều khoản liên quan nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng nhưng cũng giảm thiểu rủi ro cho đồng vốn.

Chất lượng tín dụng xét trên gi á C độ nền kinh tế:

Trong bất kỳ giai đoạn nào, sự vận động của nền kinh tế đều đi theo định hướng phát triển của các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy, nó cũng phải nằm trong khuôn khổ những định hướng phát triển chung . Như vậy chúng ta có thể thấy: Chất lượng tín dụng trên giác độ nền kinh tế là sự đáp ứng các nhu cầu về vốn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, địa phương nhằm xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân.

Chất lượng tín dụng trên gi á C độ khách hàng

Tạo nên một khoản vay có chất lượng không chỉ cần có sự nỗ lực của phía ngân hàng mà khách hàng lại là chủ thể quyết định phần lớn vấn đề này. Sau quá trình phân tích, thẩm định kỹ lưỡng, ngân hàng quyết định cho vay, tiếp đó là ký hợp đồng, giải ngân . Nhưng sau khi nhận được tiền, khách hàng lại sử dụng số vốn đó vào một mục đích khác không như trong phương án sản xuất . Như vậy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đã bị đe doạ bởi sự không trung thực của khách hàng.

Mặt khác, thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, ngân hàng sẽ có sự am hiểu nhất định về nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp (Ngân hàng nắm được quy luật nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất.. .của khách hàng). Từ đó, ngân hàng sẽ có kế hoạch chuẩn bị về nguồn để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vậy, chất lượng tín dụng trên giác độ một khách hàng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng với mức lãi suất hợp lý, thái độ phục vụ tận tình, thủ tục đơn giản, đảm bảo nguyên tắc an toàn của tín dụng.

Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp

để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Trong luận văn này, nội dung chỉ tập trung phân tích về chất lượng tín dụng trên góc độ NHTM.

1.2.1.2 Chất lượng tín dụng doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng muốn đứng vững và phát triển thì việc cải thiện chất lượng tín dụng là điều thiết yếu do doanh thu của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Để có thể thu hút được và đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp hiện nay thì các ngân hàng cần không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp với mục tiêu hai bên cùng có lợi. Như vậy, chất lượng tín dụng doanh nghiệp có thể định nghĩa như sau: “Chất lượng tín dụng doanh nghiệp là sự đáp ứng yêu cầu về vốn cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức pháp nhân phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hệ thông ngân hàng”.

1.2.2. Sự cần thi ết phải nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp

Việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với cả bản thân doanh nghiệp, ngân hàng cũng như toản xã hội .

1.2.2.1 Đối với doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp, chất lượng tín dụng tốt tức là khoản vay chính đáng của doanh nghiệp được đáp ứng một cách kịp thời, nhanh chóng, quá trình giải ngân phù hợp với yêu cầu kinh doanh, chi phí vay vốn thấp, thủ tục nhanh gọn và hiệu quả sử dụng vốn cao .

Khi nhận được vốn tài trợ phù hợp của ngân hàng, doanh nghiệp có thể đầu tư theo mục đích vay vốn nhằm cải thiện công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất . . . . từ đó đem lại thu nhập cao hơn cho doanh nghiệp, nâng cao mức sống của công nhân . Do đó, các doanh nghiệp luôn muốn chọn cho mình một ngân hàng có chất lượng cho vay tốt

1.2.2.2. Đối với Ngân hàng thương mại:

Hoạt động tín dụng doanh nghiệp là một trong những hoạt động sinh lời quan trọng nhất của các ngân hàng . Khi ngân hàng tìm cách nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tức là ngân hàng tìm cách mở rộng hoạt động tín dụng một cách đảm bảo, để có thể vừa mở rộng về quy mô vừa thu hồi lãi và gốc đúng hạn . Nghĩa là nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm tằng doanh thu cho ngân hàng . Nhờ đó, ngân hàng có thể tiếp tục mở rộng tín dụng cũng như các dịch vụ khác .

Nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng doanh nghiệp nói riêng cũng giúp tăng uy tín của ngân hàng, từ đó thu hút được khách hàng mới, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng . Đó cũng là mục tiêu phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại, cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ . Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng là xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế:

Khi các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng cho vay, tức là mở rộng cho vay đã đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế . Những khoản cho vay chất lượng tốt này lại tạo ra lợi nhuận cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động . Hoạt động nâng cao chất lượng cho vay đã góp phần thực hiện các mục tiêu của Nhà Nước, góp phần đưa inh tế càng ngày càng phát triển vững mạnh hơn

Như vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp là thực sự cần thiết và mang lại những ý nghĩa to lớn không chỉ đối với các ngân hàng thương mại, bản thân các doanh nghiệp mà còn đóng góp cho cả xã hội

1.2.3. Các chỉ ti êu đ á nh gi á ch ất lượng tín dụng doanh nghiệp củ a ngân hàngChất lượng tín dụng doanh nghiệp là một khái niệm vừa cụ thể (thông qua các Chất lượng tín dụng doanh nghiệp là một khái niệm vừa cụ thể (thông qua các chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn . . . ) lại

vừa trừu tượng (thể hiện ở hả năng thu hút hách hàng, đóng góp vào nền inh tế...) . Từ đó, để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM đối với các doanh nghiệp, người ta chia làm 2 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng .

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

Chất lượng tín dụng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Việc quy định tiêu chuẩn cụ thể cho các chỉ tiêu định tính là rất khó khăn vì nó chỉ mang tính chất tương đối . Căn cứ vào tình hình kinh doanh của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ và hoàn cảnh kinh tế khác nhau mà đề ra các chỉ tiêu định tính để đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp. Các chỉ tiêu định tính thường được sử dụng là:

- Tuân thủ cá C vă n bản, quy định hiên hành và các nguyên tắc, quy trình tín dụng

Hoạt động cho vay có chất lượng phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước: luật các tổ chức tín dụng, các quy chế cho vay, các văn bản của Ngân hàng Nhà Nước và các văn bản có liên quan .

Khi tiến hành hoạt động cho vay, phải luôn đảm bảo tuân thủ các quy trình cho vay, nguyên tắc cho vay vì nó giúp phòng ngừa rủi ro, đánh giá được chất lượng cho vay. Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời . Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của ngân hàng Nhà nước và các NHTM Có thể ể đến ba nguyên tắc cơ bản:

+ Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay

+ Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn cho vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

+ Ngân hàng chỉ được tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.

Nếu ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, thì ngân hàng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của hách hàng, từ đó, giúp đưa ra quyết định tài trợ hợp lý, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng .

- Ch inh sách đi ều hành, chi en lược kinh doanh củ a ban lãnh đạo trong từng thời kỳ nhằm phù hợp với yêu cầu củ a th i trường.

Chỉ tiêu trên được thể hiện trong chính sách tín dụng của ng ân hàng. Chính sách tín dụng cho ta biết về cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, hướng dẫn chung

cho cán bộ, nhân viên ngân hàng tăng cường chuyên môn và tạo sự thống nhất . Chính sách tín dụng của ngân hàng cũng cho biết được chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng.

Mức độ thỏ a mãn như cầu tài trợ của khách hàng và chi phí cho vay:

Chất lượng cho vay của ngân hàng với khách hàng được cho là tốt khi mà ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng . Để đảm bảo yêu cầu trên, ngân hàng cần có hệ thống đánh giá, dự báo, phân tích nhu cầu của khách hàng thật chính xác, từ đó nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời, việc đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng một cách nhanh chóng giúp làm tăng thêm uy tín của ngân hàng .

- Uy tín của ngân hàng đối với các khách hàn g qua cá c giai đoạn

Uy tín của ngân hàng tạo lập được trên thị trường là sự đánh giá một cách công bằng của khách hàng dành cho ngân hàng, cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, thông qua khả năng đáp ứng được các nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng một cách nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả.

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

Vì các chỉ tiêu định tính rất khó xác định hiệu quả thực hiện nên người ta thường sử dụng các chỉ tiêu định lượng làm các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng . Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng với các NHTM, thông qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định một cách tương đối chính xác về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng . Do đó, việc tính toán cần đảm bảo sự chính xác và đầy đủ

a) N h óm c h ỉ ti êu v ề t ă ng trưởng t ín dụng doa nh ng h iệp: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp:

Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp thể hiện t ng lượng vốn mà ngân hàng đã cho các doanh nghiệp vay trong một thời gian cụ thể. Chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng dồn các khoản vay cho trong một thời kỳ, thể hiện xu hướng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là tăng hay giảm.

Ngoài sử dụng giá trị tuyệt đối giá trị tuyệt đối để cho thấy xu huớng cho vay với doanh nghiệp, chỉ tiêu tỷ lệ tăng truởng doanh số cho vay qua các năm cũng đuợc sử dụng để so sánh sự tăng truởng du nợ tín dụng DN qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Doanh số cho vay càng cao cũng nhu tỷ lệ tang truởng doanh thu càng lớn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng càng đuợc mở rộng, khả năng tận dụng nguồn vốn của ngân hàng càng cao .

(DSCV DN năm nay - DSCV DN năm truớc) Tỷ lệ tăng truởng DSCVDN (%) =---x 100%

DSCV năm truớc - Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp:

Du nợ tín dụng phản ánh số vốn của ngân hàng đang cho các doanh nghiệp vay tại một thời điểm cụ thể . Cùng với chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tăng truởng tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng . Đây là chỉ tiêu cần thuờng xuyên theo dõi để biết tình hình sử dụng vốn của các khách hàng . Nếu dự nợ cuối kỳ thấp và có xu huớng giảm, điều đó phản ánh chất luợng cho vay thấp vì hoạt động cho vay không thu hút đuợc khách hàng, không mở rộng đuợc thị truờng . Tuy nhiên, du nợ với doanh nghiệp cuối kỳ cao cũng chua thể đánh giá là chất luợng tín dụng doanh nghiệp tốt . Chỉ tiêu này cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá và đua ra nhận xét một cách toàn diện .

(Du nợ DN năm nay - Du nợ DN năm truớc) Tỷ lệ tăng truởng du nợ DN(%) =---x 100%

Du nợ DN năm truớc

Nếu cả hai chỉ tiêu doanh số phát vay và du nợ cho vay đối với doanh nghiệp cùng cao và có tốc độ tăng truởng duơng thì chứng tỏ ngân hàng đang có tăng truởng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, quy mô tín dụng tăng, số luợng khách hàng tăng và là cơ sở để tăng lợi nhuận của ngân hàng .

Tỷ trọng dư nợ đối với do anh nghiệp so với tổng dư nợ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0260 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w