3.3.4.1 Doanh nghiệp phải xây dựng phương án kinh doanh khả thi hiệu quả
Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao hiêu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng tại các NHTM đồng thời thoả mãn được nhu cầu vay vốn của khách hàng là các doanh nghiệp khi vay vốn các doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả.
3.3.4.2 Doanh nghiệp cần phải có giải pháp tăng cường bổ sung nguồn vốn tự có
Trong kinh doanh tín dụng tại các NHTM, một yêu cầu thiết yếu đặt ra là các doanh nghiệp phải có đủ vốn tự có tham gia vào sản xuất kinh doanh thì ngân hàng mới đầu tư vốn vay. Đây chính là điểm vướng mắc khiến cho nhiều doanh nghiệp gập khó khăn khi vay vốn và đem lại nguy cơ rủi ro cho ngân hàng cho vay.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, không đủ sức mạnh cạnh tranh, mở rộng sản xuất, đổ i mới công nghệ.để có thể tạo vốn tự có b ổ sung thì biện pháp c phần hoá là một biện pháp mang lại nhiều lợi ích. C phần hoá có tác dụng huy động thêm vốn, thay đ i phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực phát triển và hoạt động có hiệu quả, khắc phục tình trạng công hữu vô chủ, chống tham nhũng tiêu cực.
3.3.4.3 Doanh nghiệp cần đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng
Hạn chế của các doanh nghiệp hiện nay là thông tin báo cáo tài chính thiếu minh bạch nên nhiều ngân hàng không có cơ sở để duyệt cho vay vốn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia có iến thức về tài chính, kế toán, có khả năng làm các dự án vay và phải minh bạch về thông tin tài chính hi đưa ra các dự án vay vốn.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác khai báo thuế các doanh nghiệp nên đăng ký khai báo thuế qua mạng, bộ phận kế toán phải thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán mới ban hành để thực hiện đúng quy định.
Doanh nghiệp nên có một báo cáo tài chính thống nhất, tăng cường giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng như: thanh toán công nợ mua bán hàng hóa và dịch
vụ, trả lương nhân viên . Việc giao dịch qua ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng có đánh giá đúng và chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tính minh bạch và năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn.
3.3.4.4 Doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng, trình độ đối với lực lượng lao động và các cấp quản lý
Yeu tố quyết định thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp là lựa chọn bố trí đúng cán bộ, sử dụng đúng người, đúng việc, khai thác khả năng tối đa của cán bộ lãnh đạo, của đội ngũ công nhân viên chức đặc biệt là công nhân lành nghề.
Người lãnh đạo không chỉ là người có chuyên môn trong kinh doanh mà còn phải biết tổ chức khuyến khích tập hợp mọi cán bộ công nhân viên để tạo thành sức mạnh của tập thể cùng phấn đấu, phối hợp nhịp nhàng đưa doanh nghiệp phát triển đi lên . Để làm được điều đó, trong doanh nghiệp cần phải thực hiện kịp thời, thoả đáng chính sách khuyến khích về tinh thần và vật chất theo từng đối tượng căn cứ vào kết quả, chất lượng và hiệu quả đóng góp
Tóm lại, với những ý kiến đối với doanh nghiệp trên đây nếu được thực hiện triệt để sẽ giúp cho các doanh nghiệp đủ sức tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp này là hách hàng đáng tin cậy của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng có thể mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp đang là vấn đề được quan tâm và
chú trọng tại HDB ank Hà Nội . Để làm được việc này, HDB ank Hà Nội cần tích cực
thực hiện nhiều giải pháp t ng thể như đã đề cập ở trên ên cạnh những giải pháp đề xuất tới B an lãnh đạo của HDB ank thì trong luận văn này, tác giả cũng đã đưa ra một số iến nghị với các cơ quan, bộ ngành có liên quan để Ngân hàng có được môi trường kinh doanh thuận lợi nhất và phát huy được nội lực cao nhất, nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận đã đề ra
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp trong thời gian qua đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Tuy nhiên, do tình hình nền kinh tế trong nước thời gian gặp nhiều khó khăn, thách thức cùng sự phức tạp của nền kinh tế thế giới, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hệ thống các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng từ đó cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, hàng loạt doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gốc lãi...
Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp thì ngoài việc thực hiện các giải pháp quản trị rủi ro trong ngân hàng thông qua rà soát và cải cách thủ tục cho vay, kiểm soát cho vay đúng theo quy định và nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả đôi bên . Ngân hàng và doanh nghiệp là đôi bạn cùng tiến. Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bền vững thì ngân hàng cũng mới phát triển hiệu quả và ngược lại. Bên cạnh đó, luôn cần có sự hỗ trợ của NHNN, Chính phủ thông qua các chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.
Với những hiểu biết của mình cùng với những kiến thức thực tế, luận văn đã tập trung hoàn thành các nội dung quan trọng sau:
- Phân tích làm rõ nội dung cơ bản về hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank Hà Nội trong 03 năm từ 2014 đến 2016, phân tích chất lượng tín dụng doanh nghiệp, tìm ra những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank Hà Nội.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại HDBank Hà Nội trong thời gian tới Đề xuất một số kiến nghị với NHTM C phần Phát triển TP Hồ Chí Minh, với NHNN, với Nhà nước để tạo điều kiện cho những giải pháp trên phát huy tác dụng trong thực tiễn.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức cũng còn những hạn chế nhất định nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn đuợc hoàn thiện hơn .
Em xin cảm ơn Khoa sau đại học - Học viện ngân hàng, TS. Nguyễn Thị Thuỳ Duơng và B an Lãnh đạo cùng các cán bộ tín dụng HDB ank Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Thị Hương, (2004), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà nội.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 2 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng nhà nước, Hà Nội
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN: về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
6. Ngân hàng nhà nước (2010), Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, Hà Nội
7. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 8. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống
kê, Hà Nội.
9. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 29/6/2010,
Hà Nội.
10.Báo cáo nội bộ năm 2016 của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ ChíMinh - CN Hà Nội
11.Báo cáo nội bộ Phòng KHDN - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh - CN Hà Nội