Chất lượng tín dụng doanh nghiệp là một khái niệm vừa cụ thể (thông qua các chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn . . . ) lại
vừa trừu tượng (thể hiện ở hả năng thu hút hách hàng, đóng góp vào nền inh tế...) . Từ đó, để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM đối với các doanh nghiệp, người ta chia làm 2 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng .
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tính
Chất lượng tín dụng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Việc quy định tiêu chuẩn cụ thể cho các chỉ tiêu định tính là rất khó khăn vì nó chỉ mang tính chất tương đối . Căn cứ vào tình hình kinh doanh của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ và hoàn cảnh kinh tế khác nhau mà đề ra các chỉ tiêu định tính để đánh giá, phân tích chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp. Các chỉ tiêu định tính thường được sử dụng là:
- Tuân thủ cá C vă n bản, quy định hiên hành và các nguyên tắc, quy trình tín dụng
Hoạt động cho vay có chất lượng phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước: luật các tổ chức tín dụng, các quy chế cho vay, các văn bản của Ngân hàng Nhà Nước và các văn bản có liên quan .
Khi tiến hành hoạt động cho vay, phải luôn đảm bảo tuân thủ các quy trình cho vay, nguyên tắc cho vay vì nó giúp phòng ngừa rủi ro, đánh giá được chất lượng cho vay. Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời . Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của ngân hàng Nhà nước và các NHTM Có thể ể đến ba nguyên tắc cơ bản:
+ Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay
+ Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn cho vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
+ Ngân hàng chỉ được tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.
Nếu ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, thì ngân hàng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của hách hàng, từ đó, giúp đưa ra quyết định tài trợ hợp lý, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng .
- Ch inh sách đi ều hành, chi en lược kinh doanh củ a ban lãnh đạo trong từng thời kỳ nhằm phù hợp với yêu cầu củ a th i trường.
Chỉ tiêu trên được thể hiện trong chính sách tín dụng của ng ân hàng. Chính sách tín dụng cho ta biết về cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, hướng dẫn chung
cho cán bộ, nhân viên ngân hàng tăng cường chuyên môn và tạo sự thống nhất . Chính sách tín dụng của ngân hàng cũng cho biết được chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng.
Mức độ thỏ a mãn như cầu tài trợ của khách hàng và chi phí cho vay:
Chất lượng cho vay của ngân hàng với khách hàng được cho là tốt khi mà ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng . Để đảm bảo yêu cầu trên, ngân hàng cần có hệ thống đánh giá, dự báo, phân tích nhu cầu của khách hàng thật chính xác, từ đó nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời, việc đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng một cách nhanh chóng giúp làm tăng thêm uy tín của ngân hàng .
- Uy tín của ngân hàng đối với các khách hàn g qua cá c giai đoạn
Uy tín của ngân hàng tạo lập được trên thị trường là sự đánh giá một cách công bằng của khách hàng dành cho ngân hàng, cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, thông qua khả năng đáp ứng được các nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng một cách nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả.
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Vì các chỉ tiêu định tính rất khó xác định hiệu quả thực hiện nên người ta thường sử dụng các chỉ tiêu định lượng làm các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng . Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng với các NHTM, thông qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định một cách tương đối chính xác về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng . Do đó, việc tính toán cần đảm bảo sự chính xác và đầy đủ
a) N h óm c h ỉ ti êu v ề t ă ng trưởng t ín dụng doa nh ng h iệp: Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp:
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp thể hiện t ng lượng vốn mà ngân hàng đã cho các doanh nghiệp vay trong một thời gian cụ thể. Chỉ tiêu này được tính bằng cách cộng dồn các khoản vay cho trong một thời kỳ, thể hiện xu hướng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là tăng hay giảm.
Ngoài sử dụng giá trị tuyệt đối giá trị tuyệt đối để cho thấy xu huớng cho vay với doanh nghiệp, chỉ tiêu tỷ lệ tăng truởng doanh số cho vay qua các năm cũng đuợc sử dụng để so sánh sự tăng truởng du nợ tín dụng DN qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Doanh số cho vay càng cao cũng nhu tỷ lệ tang truởng doanh thu càng lớn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng càng đuợc mở rộng, khả năng tận dụng nguồn vốn của ngân hàng càng cao .
(DSCV DN năm nay - DSCV DN năm truớc) Tỷ lệ tăng truởng DSCVDN (%) =---x 100%
DSCV năm truớc - Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp:
Du nợ tín dụng phản ánh số vốn của ngân hàng đang cho các doanh nghiệp vay tại một thời điểm cụ thể . Cùng với chỉ tiêu doanh số cho vay, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tăng truởng tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng . Đây là chỉ tiêu cần thuờng xuyên theo dõi để biết tình hình sử dụng vốn của các khách hàng . Nếu dự nợ cuối kỳ thấp và có xu huớng giảm, điều đó phản ánh chất luợng cho vay thấp vì hoạt động cho vay không thu hút đuợc khách hàng, không mở rộng đuợc thị truờng . Tuy nhiên, du nợ với doanh nghiệp cuối kỳ cao cũng chua thể đánh giá là chất luợng tín dụng doanh nghiệp tốt . Chỉ tiêu này cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá và đua ra nhận xét một cách toàn diện .
(Du nợ DN năm nay - Du nợ DN năm truớc) Tỷ lệ tăng truởng du nợ DN(%) =---x 100%
Du nợ DN năm truớc
Nếu cả hai chỉ tiêu doanh số phát vay và du nợ cho vay đối với doanh nghiệp cùng cao và có tốc độ tăng truởng duơng thì chứng tỏ ngân hàng đang có tăng truởng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, quy mô tín dụng tăng, số luợng khách hàng tăng và là cơ sở để tăng lợi nhuận của ngân hàng .
Tỷ trọng dư nợ đối với do anh nghiệp so với tổng dư nợ của ngân hàng.
Đây là chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ của ngân hàng . Chỉ tiêu này còn cho biết mức độ ưu tiên trong chính sách tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp.
Dư nợ cho vay DN
Tỷ trọng dư nợ DN(%) =---x 100% T ổng dư nợ của ngân hàng
Cơ cấu, tỷ trọng dư nợ của do anh nghiệp
Việc phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh, thời hạn cho vay nhằm mục đích đánh giá hiệu quả chất lượng hoạt động tín dụng, giúp ngân hàng phân định cụ thể những thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh có thực sử hoạt động hiệu quả để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Chỉ tiêu này được tính bằng dư nợ phân theo từng thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh, thời hạn cho vay chia cho tổng dư nợ doanh nghiệp của ngân hàng. Nhìn vào cơ cấu, tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp có thể đánh giá được chính sách, định hướng phát triển tín dụng của 1 NHTM, từ đó đánh giá được khẩu vị rủi ro, tầm nhìn và năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo ngân hàng.
T ăng trưởng số lượng khách hàng do anh nghiệp
Số lượng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng là chỉ tiêu phản ánh một cách rõ ràng nhất về việc mở rộng tín dụng và thu hút các khách hàng doanh nghiệp mới. Số lượng khách hàng tăng lên và tỷ lệ tăng số lượng khách hàng cao thể hiện sự đúng đắn và hợp lý trong chính sách bán hàng, hiệu quả trong việc tiếp thị và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng cũng như định hướng đúng về khách hàng mục tiêu.
(SL KHDN năm nay- SL KHDN năm trước) Tỷ lệ tăng số lượng KHDN (%) =---x 100%
Số lượng KHDN năm trước
b) Cá c ch ỉ ti êu về a n toàn tín dụng và mức độ rủ i ro Doanh số thu nợ đối với do anh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn đã cho doanh nghiệp vay và đã được hoàn trả trong một thời kỳ cụ thể . Chỉ tiêu này được xác định bằng cách cộng dồn các khoản
thu nợ trong một thời kỳ. Doanh số cho vay lớn thì cần kèm với doanh số thu nợ cao thì mới đảm bảo chất luợng cho vay . Neu doanh số thu nợ thấp thể hiện du nợ quá hạn lớn, khả năng thu hồi vốn thấp thì chất luợng tín dụng là kém .
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Hiện nay, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nuớc về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các T O chức tín dụng và QĐ số 18/2007/QĐ- NHNN
ngày 25/4/2007 của Ngân hàng nhà nuớc về sửa đOi bO sung một số điều của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nợ quá hạn đuợc chia thành 5 nhóm sau :
• Nợ nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn và nợ quá hạn duới 10 ngày
• Nợ nhóm 2- nợ cần chú ý : là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu.
• Nợ nhóm 3- nợ duới tiêu chuẩn : là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ gia hạn nợ lần đầu.
• Nợ nhóm 4- nợ nghi ngờ : là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lần đầu và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.
• Nợ nhóm 5- nợ quá hạn có khả năng mất vốn : là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu trên 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đuợc cơ cấu lần thứ hai, các khoản nợ quá hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3.
Nợ quá hạn là những khoản vay đến hạn mà khách hàng không trả đuợc tiền gốc, lãi hoặc cả gốc và lãi và không đuợc ngân hàng gia hạn . Nợ quá hạn bao gồm
tất cả các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 . Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh rõ nhất về chất luợng cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng .
Du nợ DN quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn DN (%) =---x 100% T ổng du nợ DN
Trong đó: + Du nợ quá hạn là tổng phần nợ còn lại mà đến hạn hoặc có thêm thời gian gia hạn vẫn chua thu hồi đuợc (có thể là gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi)
+ T ổ ng du nợ DN: là t ổ ng du nợ DN của ngân hàng
Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất luợng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nhung không thể đánh giá rằng khi chỉ số này vuợt quá tiêu chuẩn chung của ngành thì là xấu . Để có thể đánh giá đuợc một cách chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta cần phải đánh giá kèm theo chỉ tiêu vòng quay của các khoản nợ quá hạn này, khả năng giải quyết các khoản nợ quá hạn. Bởi tỷ lệ nợ quá hạn cao mà khả năng giải quyết nợ quá hạn hay vòng quay của các khoản nợ quá hạn cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ rất thấp . Và nguợc lại, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng cao.
Các khoản nợ quá hạn phát sinh có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhu : trình độ quản lý của khách hàng yếu kém, công nghệ sản xuất lạc hậu, doanh nghiệp không thích nghi đuợc với thị truờng, sự thay đổ i chính sách của Nhà nuớc. rủi ro trong kinh doanh do thiên tai, chiến tranh...Khả năng thu hồi các khoản nợ quá hạn cũng khác nhau: có những khoản nợ do khách hàng bị chậm thanh toán tiền hàng, gặp khó khăn tạm thời nhung cũng có khách hàng ở tình trạng bị đình trệ sản xuất, thua lỗ nặng nề đẫn đến mất khả năng trả nợ. Trong thực tế, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là không thể tránh khỏi, do đó các Ngân hàng thuơng mại phải tùy thuộc vào đối tuợng khách hàng của mình mà thiết lập mức giới hạn tỷ lện nợ quá hạn nhất định, tỷ lệ nợ quá hạn duới 3% đuợc coi là mức an toàn với các ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi và nợ có khả năng mất vốn. Đây là chỉ tiêu bổ sung cho chỉ tiêu nợ quá hạn bởi nếu chỉ xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn thì các khoản nợ quá hạn có thể phần lớn là nợ cần chú ý, ngân hàng có thể cơ cấu lại các khoản vay đó .
T ổng dư nợ xấu (DN)
Tỷ lệ nợ xấu DN (%) =---x 100% T ổng dư nợ DN
Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này cho biết trong t ng dư nợ hiện tại phát sinh bao nhiêu là nợ xấu để ngân hàng xem xét cơ cấu lại khoản nợ cũng như có kế hoạch thu hồi nợ cụ thể. Nếu tỷ lệ này cao thì rủi ro tín dụng cao vì nó phản ánh những khoản tín dụng có dấu hiệu khó hoàn trả đang gia tăng
Đây là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến khi đánh giá về chất lượng tín dụng