2.4.2.1 Hạn chế
Mặc dù hoạt động tín dụng doanh nghiệp đã được phát triển và nâng cao trong thời gian qua và đạt được một số kết quả nhất định . Nhưng nhìn chung, vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
- Thứ nhất, dư nợ tập trung chủ yếu vào 1 số nhóm khách hàng chính gây rủi ro lớn khi thị trường có sự biến động vào nhóm đối tượng khách hàng này. Hiện nay, HDBank Hà Nội chỉ tập trung cho vay ở một số ngành cụ thể: vận tải, xây dựng, bất động sản, thương mại xe máy, ô tô. Việc ngân hàng tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế đã có nhiều kinh nghiệm thẩm định sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nhưng việc mở rộng khách hàng cho vay sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro tốt hơn
- Thứ hai, số lượng khách hàng phát sinh quan hệ tín dụng tại chi nhánh tăng ít và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong số lượng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh Chi nhánh chưa khai thác được các khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm tín dụng tại chi nhánh. Các khách hàng sử dụng vốn vay tại HDB ank thường là các khách hàng lâu năm, số lượng khách hàng mới phát sinh quan hệ tín dụng có tang nhưng chưa đáng ể.
- Thứ ba, quy trình tín dụng cần cải thiện . Tuy đã được cập nhật thường xuyên nhưng quy trình tín dụng vẫn chưa theo kịp sự tăng trưởng quá nhanh của hoạt động tín dụng nên hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập. Thời gian xử lý, xét duyệt hồ sơ, giải ngân còn nhiều thủ tục rườm rà, chưa chuyên nghiệp dẫn đến sự không hài long của khách hàng và ảnh hưởng đến hình ảnh của ’Ngàn hàng.
- Thứ tư, hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp, chỉ đến khi phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi mới bắt đầu truy tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục hậu quả.
2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
❖ Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, B an giám đốc và các cán bộ tín dụng chưa thực sự chú trọng đến chính sách phát triển khách hàng doanh nghiệp. Số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh trong các năm 2014 đến 2016 tuy có tăng nhưng chưa đáng kể, dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào các khách hàng cũ đã có quan hệ tín dụng lâu năm với HDBank Hà Nội. Việc này tuy đảm bảo dư nợ ổn định cho chi nhánh tuy nhiên có có thể tiềm ẩn rủi ro khi có các biến động thị trường. Số lượng KHDN có qua hệ tín dụng chỉ chiếm chưa đến 20% tổng số lượng KHDN giao dịch tài khoản tại chi nhánh chứng tỏ các cán bộ tín dụng, QHKH chưa năng động trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng sử dụng các sản phẩm tín dụng, Ban giám đốc cũng chưa có chính sách và cơ chế để thúc đẩy việc phát triển số lượng KHDN vay vốn tại chi nhánh.
- Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém kể cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực . Để mở rộng mạng lưới hoạt động phục vụ cho tốc độ tăng trưởng nhanh, HDB ank cũng đã có chính sách thu hút lao động. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đa phần là từ nguồn cán bộ mới ra trường nên chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện việc thẩm định cho vay, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng trong môi trường mới và khả năng tìm kiếm, tiếp cận khách hàng còn kém.
- Thứ ba, mạng lưới HDBank Hà Nội tuy đã liên tục được mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trên thị trường, các kênh tiếp cận với đối tượng khách hàng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, địa điểm xa trong khi các doanh nghiệp thường thích quan hệ với ngân hàng ngay gần trụ sở kinh doanh của mình.
- Thứ tư, tiêu chuẩn cho vay của HDB ank được đánh giá là khá cao trong số các NHMT trên thị trường về các điều kiện cấp tín dụng: yêu cầu về tài sản đảm bảo, lãi suất ở mức cao so với thị trường, phí phạt khi khách hàng trả nợ trước hạn đã tạo ra rào cản đối với doanh nghiệp khi tiếp cận dịch vụ tín dụng cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng.
- Thứ năm, HDBank Hà Nội hiện có nhưng chưa chú trọng triển khai các sản phẩm b O trợ như tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính, đầu tư, cO phần hóa.... Tuy đây chỉ là những sản phẩm b O trợ nhưng sẽ góp phần tạo mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp đồng thời tăng thu nhập cho ngân hàng, mở rộng khả năng tiếp cận đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
❖ Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất, nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh. Sự lạm phát, tăng giá của danh mục đầu vào khiến doanh nghiệp không kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến phá sản, do đó khoản nợ đối với ngân hàng chuyển thành nợ khó đòi, khó trả, ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng.
- Thứ hai, môi trường và tính chất cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. HDB ank đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Tại Hà Nội, các doanh nghiệp thường có quan hệ từ lâu với các ngân hàng quốc doanh, nên để lôi kéo được các doanh nghiệp này là rất khó. Còn các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài họ thường thích quan hệ với các ngân hàng nước ngoài do phong cách phục vụ tốt và các công ty mẹ của họ cũng đang quan hệ với ngân hàng tại nước sở tại. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay cũng có rất nhiều sự lựa chọn từ các ngân hàng thương mại trên thị trường nên vị thế của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn so với thời gian trước.
- Thứ ba, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong quá trình chuyển đOi và đOi mới đã và đang dần hoàn thiện . Tuy nhiên, khi hướng dẫn, triển hai và thực hiện, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gập phải hông ít hó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, một số không đồng bộ, thay đOi nhanh, thời gian hiệu lực ngắn
- Thứ tư, trong hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng, môi trường pháp lý cho hoạt động này cũng còn nhiều khiếm khuyết . Chẳng hạn như việc thực hiện pháp lệnh ế toán thống ê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực hiện theo chế độ kiểm toán bắt
buộc, số liệu phản ánh thiếu trụng thực,.. .Vai trò và hiệu lực của các cơ quan hành pháp chua đáp ứng đuợc yêu cầu tranh chấp, tố tụng,...chua bảo vệ chính đáng quyền lợi của nguời cho vay, gây ra tâm lý co cụm, dè dặt cho cán bộ tín dụng .
Tóm lại, thông qua việc đánh giá thực trạng chất luợng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank Hà Nội ta thấy đuợc những mặt đã đạt, đồng thời cũng tìm ra đuợc những vấn đề còn tồn tại, nhận định một số các nguyên nhân gây nên những tồn tại đó . Ý nghĩa của hoạt động này là góp phần giúp cho HDBank Hà Nội nắm bắt đuợc những tồn tại trên từ đó đua ra những biện pháp khắc phục hữu hiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng đuợc thuận lợi hơn, đồng thời đảm bảo chất luợng tốt cho hoạt động tín dụng của ngân hàng mình
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chuơng này đã phân tích khái quát đuợc thực trạng các mặt hoạt động và đặc biệt phân tích sâu về thực trạng chất luợng tín dụng doanh nghiệp của HDBank Hà Nội trong những năm qua và nêu rõ những kết quả đạt đuợc, những tồn tại yếu kém đó . Những đánh giá này là tiền đề để đua ra các giải pháp nâng cao chất luợng tín dụng doanh nghiệp tại HDB ank Hà Nội trong chuơng 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP. HỒ
CHÍ MINH - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1 Những định h ướng về nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngânhàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hà Nội