Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 42)

Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Nó là ngành mang lại siêu lợi nhuận song đồng thời nó cũng là ngành chịu nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng, bằng chứng là đã xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới... Có thể nói bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm vào tình trạng đó, vì thế vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là cần thiết đối với Ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội.

Đối với nền kinh tế, chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm bởi lẽ:

- Tín dụng có chất lượng tạo điều kiện cho Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế: tín dụng Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Tăng cường chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc giảm thiểu lãng phí vốn do không sử dụng hết lượng tiền trong lưu thông giải quyết mối quan hệ về cung cầu vốn trên thị trường, điều hòa và ổn định lưu thông tiền tệ.

- Tín dụng có chất lượng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và nâng cao uy tín quốc gia: Điều này là do hoạt động tín dụng của các NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông, thông qua cho vay chuyển khoản thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi số gấp nhiều lần so với thực tế có. Đó là nhờ khả năng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng, khối lượng tiền được mở rộng và đưa vào lưu thông có quyền thanh toán và chi trả như các

phương tiện khác và có thể được chuyến thành tiền mặt - phương tiện lưu thông có tính lỏng cao nhất. Chính bởi lẽ đó tín dụng là nơi tiềm ẩn lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho NHTM cung cấp tổng phương tiện thanh toán phù họp với yêu cầu của nền kinh tế tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa, góp phần kiềm chế lạm phát, ốn định tiền tệ và tăng uy tín quốc gia bàng việc phát huy tác dụng của sán phẩm dịch vụ trong tương lai của các công trình đầu tư.

- Tín dụng là công cụ đế thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo lĩnh vực, theo địa phương. Bằng việc phân tích, đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng kinh tế, khu vực kinh tế, kết hợp với nguồn tín dụng các quyết định đầu tư đúng đắn sẽ khai thác được khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động ... để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao chất lượng tín dụng là góp phần tăng hỉệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.

- Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng: hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo nguyên tắc tín dụng góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết, giảm thiểu và xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay ở khu vực nông thôn và miền núi xa xôi.

Với các Ngân hàng th ương mại, do nguyên tắc hoạt động cơ bản là

“đi

vay để cho vay”, nên hoạt động tín dụng Ngân hàng đòi hỏi chất lượng ngày càng phải nâng cao vì nó giữ vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, cụ thể:

của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng, bởi lẽ sự phong phú và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ tạo ra một hình ảnh, uy tín cho Ngân hàng tạo ra những khách hàng trung thành với Ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay.

Như vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi Ngân hàng, nó là yếu tố không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát triển, nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường với nhiều cơ hội nhưng cũng ko ít rủi ro và thách thức như hiện nay.

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w