Nhóm các giải pháp liên quan đến quy trình thẩm định, cho vay và xử

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 109)

xử lý thu hồi nợ

- Nâng cao ch ất lượng công tác thẩm định khách h àng

Thẩm định khách hàng là một trong những khâu đầu tiên trong quá trình cho vay, nó quyết định đến việc khách hàng có được Ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng hay không, và cũng là một khâu có ảnh hưởng lớn đến chất

lượng của khoản vay. Để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng thì cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định khoản vay cần phải có đầy đủ kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ, am hiểu lĩnh vực hoạt động mà khách hàng đang thực hiện phương án vay vốn, cẩn thận tỷ mỉ trong việc thu thập các thông tin về khách hàng, có cái nhìn đánh giá một cách khách quan và đúng đắn nhất về tính pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Để đạt được điều đó, bên cạnh việc phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, vào quá trình đào đạo, bổ sung kiến thức của Ngân hàng (sẽ đề cập đến ở phần giải pháp liên quan đến con người) thì còn thêm một cách nữa là Ngân hàng quy định về các bước cụ thể trong quy trình thẩm định khách hàng và yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình đó.

- Hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro nhất, do đó sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao và được coi là một hoạt động thường xuyên của công tác quản trị điều hành. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiếm tra kiếm soát và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ở trên thì tăng cường công tác kiếm tra kiếm soát là một giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng tín dụng của BAC A BANK Hà Thành, cụ thể như sau:

+ Việc xuống cơ sở kiểm tra định kỳ đối với tất cả các khoản vay, đối với những khoản vay lớn, Ngân hàng tiến hành kiểm tra theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày, đồng thời cũng nên kiểm tra bất thường.

+ Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo đánh giá, xem xét tất cả các đặc tính quan trọng nhất của khoản vay bao gồm: đánh giá quá trình thanh toán, đánh giá chất lượng và tình trạng tài sản thế chấp,

xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để bảo đảm rằng Ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu toàn bộ hay một phần của tài sản thế chấp trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng cũng như tinh thần hợp tác, thiện chí trả nợ của khách.

+ Trong thực tế, việc giám sát vốn vay của khách hàng lại tuỳ thuộc vào khả năng, trình độ và từng điều kiện cụ thể của cán bộ tín dụng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, báo cáo số liệu của các khách hàng thường có độ tin cậy thấp ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành thì việc giải quyết khoa học thông tin sai sự thật một cách hữu hiệu là một vấn đề còn nhiều lúng túng. Có chăng đây chỉ một biện pháp tình thế. Bởi vì, hiện nay chưa có biện pháp tích cực buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng luật kế toán - thống kê và thực hiện kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy phải tăng cường hiệu quả của giám sát vốn vay với yêu cầu phải có chương trình giám sát riêng, cán bộ của bộ phận này phải có năng lực về đánh giá hoạt động tín dụng ở cả hai phía khách hàng và Ngân hàng. Những người làm công tác này không liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ. Nhiệm vụ của bộ phận này là đánh giá tình hình hoạt động tín dụng nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng để kiến nghị với các cấp lãnh đạo các biện pháp nhằm thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

+ Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra kiểm soát: Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát sau vay của các cán bộ tín dụng, chi nhánh cần phải duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động của các bộ phận làm công tác tín dụng đế kịp thời phát hiện các sai sót, sai phạm trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đề ra

biện pháp khắc phục có hiệu quả nhằm củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

- Đẩy mạnh công tác th u h ồỉ, xử lý các kh oả n nợ xấu

Một khi những giải pháp ở trên còn chưa thực sự hiệu quả, hay do những điều kiện khách quan khác mà vẫn dẫn đến những khoản nợ xấu thì Ngân hàng cần phải thực hiện công tác thu hồi, xử lý nợ xấu một cách kịp thời. Những năm gần đây, tình hình và cách thức xử lý nợ xấu luôn là một vấn đề bức thiết và quan trọng đối với hệ thống Ngân hàng, đây cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu tại BAC A BANK nói chung và BAC A BANK Hà Thành nói riêng.

Như đã chỉ ra ở phần nguyên nhân, tại BAC A BANK Hà Thành, một vài năm trước đây, do áp lực mở rộng quy mô về tín dụng đã làm cho các điều kiện về thẩm định và xét duyệt cho vay trở nên lỏng lẻo, dễ dàng. Việc kiểm tra sau vay còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và mang nặng tính hình thức, đối phó đã dẫn đến việc phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề còn hạn chế. Thêm vào đó, việc khách hàng gia hạn nợ, tái cơ cấu lại nợ là khá dễ dàng khiến cho việc đo lường chất lượng tín dụng trở nên khó khăn và không chính xác. Những khoản nợ có vấn đề đến khi phát hiện ra, việc xử lý thu hồi nợ còn thiếu nhân sự có kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm của các cán bộ có liên quan dẫn đến việc trì trệ xử lý nợ xấu. Chính những nguyên nhân như vậy kéo dài từ một vài năm trước đã làm cho các khoản nợ xấu ngày một gia tăng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng hiện tại. Để nâng cao chất lượng hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu, cần có các biện pháp sau:

+ Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp: Trên cơ sở phân tích, phân loại nợ xấu, Ngân hàng cần tiến hành các biện pháp thích hợp đôn đốc khách hàng trả nợ trong thời gian sớm nhất. Đây được coi là biện pháp thu hồi nợ ít tốn kém nhất những hiệu quả đem lại không hề nhỏ. Cán bộ tín dụng cần chủ

động phối hợp với khách hàng rà soát lại và đề xuất ý kiến để khách hàng giảm tồn kho, thu hồi công nợ, thanh lý những tài sản không cần dùng và các nguồn khác để trả nợ Ngân hàng. Mặt khác nhàng quan tâm tạo điều trong phạm vi, quyền hạn cho phép đối với những khách hàng khó khăn thực sự khi có nguồn trả nợ sẽ tiến hành thu nợ gốc trước và thu lãi sau, hoặc giảm lãi phạt quá hạn, lãi chậm trả cho khách hàng.

+ Giám sát chặt chẽ hoạt động gia hạn, cơ cấu lại nợ: chỉ cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo và phương án trả nợ khả thi. Việc cơ cấu lại nợ được thực hiện trên cơ sở khách hàng có đủ tài liệu, căn cứ chứng minh nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, phương án khắc phục lỗ, nguồn trả nợ khả thi rõ ràng đảm bảo trả cả gốc và lãi đúng hạn theo đề nghị cơ cấu lại.

+ Khai thác và xử lý hiệu quả tài sản đảm bảo: Ngân hàng tổ chức thực hiện đánh giá lại hiện trạng, giá trị thực còn lại của các tài sản đảm bảo và tiến hành phân loại các tài sản đó theo các tiêu chí thích hợp về khả năng phát mại, chuyển nhượng trên thị trường (tính thanh khoản) và tính pháp lý để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp. Đối với các tài sản có đủ điều kiện pháp lý và tính thanh khoản cao, cần đề nghị và tạo điều kiện khách hàng chủ động phát mại, chuyển nhượng để trả nợ cho Ngân hàng. Cách thức thực hiện có thể như: tự khách hàng tìm kiếm người mua, Ngân hàng hỗ trợ tìm kiếm người mua thông qua việc công bố rộng rãi thông tin trên các phương tiện truyền thông, qua các trung tâm dịch vụ bán đấu giá,....sau đó, những cá nhân, tổ chức đồng ý mua lại tài sản thanh lý sẽ trực tiếp đến cùng với khách hàng tất toán khoản nợ cho Ngân hàng, sau khi thu đủ cả gốc và lãi (phí, lãi phạt nếu có) Ngân hàng sẽ giải tỏa, xuất kho tài sản đảm bảo để khách hàng bàn giao lại cho bên mua; Một cách khác nữa đó là cho phép khách hàng đổi tài sản, dùng một tài sản khác có đủ giá trị để đảm bảo cho khoản vay (theo định giá

của Ngân hàng) nhưng tính thanh khoản thấp hơn để rút tài sản đảm bảo hiện tại ra tiến hành thanh lý,...

+ Ủy thác thu hồi nợ, bán các khoản nợ: Sau khi những biện pháp về vận động, đúc thốc khách hàng trả nợ hay đôn đốc khách hàng thanh lý tài sản đảm bảo để trả nợ cho Ngân hàng không đạt được kết quả như mong đợi thì Ngân hàng cần phải tiến hành công ủy thác và bán nợ. Hiện tại, BAC A BANK có một đơn vị độc lập là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacA AMC), với chức năng định giá tài sản đảm bảo, tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm nợ có tài sản đảm bảo và nợ không có tài sản đảm bảo) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản của bên bảo lãnh, tài sản Tòa án giao Ngân hàng) liên quan đến các khoản nợ để quản lý, xử lý thu hồi vốn. Chi nhánh Hà Thành có thể chủ động ủy thác cho BAC A AMC xử lý, thu hồi các khoản nợ đã quá hạn mà không xử lý được. Trong trường hợp không ủy thác được, có thể lập hồ sơ bán nợ của khách hàng, trình lên Hội sở xem xét phê duyệt để tiến hành bán nợ cho VAMC.

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w