Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 118)

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng

Ngân hàng thương mại khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin về khách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn.

Hiện nay, kênh thông tin tham khảo phổ biến nhất của các TCTD là từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này, chính vì thế, hệ thống thông tin của CIC cần phải chính xác, nhanh chóng để giúp cho Ngân hàng có những quyết định phù hợp trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo nhu cầu của khách hàng cũng như an toàn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay CIC hoạt động còn kém hiệu quả, thông tin về doanh nghiệp và thông tin về kinh tế, tài chính, Ngân hàng trong nước và ngoài nước còn thiếu và còn yếu. Điều này khiến cho các Ngân hàng khi muốn tìm hiểu thông tin về khách hàng, về những biến động trên thị trường thế giới phải dựa vào năng lực và quan hệ của chính mình. Chính vì vậy thông tin thu nhập được thường không chính xác, gây khó khăn trong việc đưa ra quyết định cho vay.

Để xây dựng một hệ thống thông tin hiệu quả cấp Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Cần nghiên cứu, sửa đổi những quy định về yêu cầu bắt buộc cung cấp thông tin của các Ngân hàng thương mại. Làm rõ những yêu cầu về trung thực, tính đầy đủ, tính cập nhật của thông tin được cung cấp, trách nhiệm của các Ngân hàng và chế tài áp dụng trong trường hợp thông tin cung cấp không đảm bảo các yêu cầu đề ra. Có như vậy, những thông tin do các Ngân hàng cung cấp (thông tin đầu vào) mới đảm bảo độ tin cậy, và do đó, chất lượng thông tin khai thác được trong toàn hệ thống (thông tin đầu ra) mới có giá trị, phục vụ được các yêu cầu của công tác thẩm định.

- Mở rộng nội dung hoạt động của hệ thống thông tin tới việc thu thập thông tin về kinh tế, thương mại và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng, tiến tới thu thập thông tin trực tiếp tại doanh nghiệp.

- Kiện toàn tổ chức và cơ cấu hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC sao cho thống nhất được thông tin trong phạm vi cả trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại trong việc cung cấp và tra cứu thông tin.

- Tích cực trao đổi thêm thông tin với các đầu mối thông tin trong nước như: Tổng Cục thống kế, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan,... để tạo nguồn cung cấp thông tin không chỉ về tín dụng mà cả các thông tin về thị trường, quy hoạch phát triển, định hướng và ch ính sách trong từng thời kì.

- Tăng cường xúc tiến quan hệ với các tổ chức thông tin quốc tế để thu thập thông tin về các tổ chức và cá nhân nước ngoài muốn đầu tư hoặc quan tâm đến kinh tế Việt Nam.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập Ngân hàng

Năm 2015 có thể nói là một năm khá thành công và thể hiện sự quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước trong đề án tái cơ cấu Ngân hàng với nhiều thương vụ sáp nhập, có thể kể đến như: NH TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) sáp nhập vào NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); NH TMCP xăng dầu Petrolimex (PGBank) sáp nhập vào NH TMCP Công thương Việt Nam; NH TMCP Mê Kông (MDB) sáp nhập vào NH TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank), NH TMCP Phương Nam (SouthernBank) vào NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank),...Hay như vụ việc Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá “không đồng” đối với OceanBank và VNCB rồi giao lại cho VietinBank tiếp quản. Năm 2015 được xem là năm cuối thực hiện Đề án 254 (Đề án Tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015). Một trong các mục tiêu của Đề án theo Thống đốc NHNN là: Phát triển hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô...,

phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1- 2 NHTM có quy mô và trình độ tương đương với các NH trong khu vực. Như vậy, giai đoạn 1 của chương trình tái cơ cấu hệ thống NH (2011-2015) đã gần như hoàn thành nhưng chỉ mới tập trung xử lý các NH yếu kém nhất hay những “mắt xích” có thể đứt vỡ bất cứ lúc nào. Trong giai đoạn 2, cần tiến hành đồng bộ, toàn diện hơn, không chỉ các NH yếu kém, mà cả các NH đang tốt cũng phải tái cơ cấu để tốt hơn, bền vững hơn.

- Tăng cường kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các Ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cần tập trung thanh tra giám sát định kì hoặc đột xuất các Ngân hàng thương mại để đánh giá hoạt động tín dụng, sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đảm bảo thực hiện kiểm soát hoạt động NHTM tại chỗ, từ xa, hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đào tạo và tăng cường đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa cả về nghiệp vụ lẫn đạo đức. Nâng cao năng lực điều hành chỉ đạo thống nhất hệ thống thanh tra Ngân hàng và chịu trách nhiệm về việc theo dõi tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình chất lượng tín dụng, kết quả của việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng của toàn hệ thống các TCTD để kịp thời đề xuất với thống đốc NHNN biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w