Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

- Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động Ngân hàng

Một số vấn đề cụ thể cần quan tâm hàng đầu hiện nay như sau:

+ Kiểm soát và hoàn thiện hoạt động đăng kí giao dịch bảo đảm tại các quận, huyện, thành phố. Hiện nay, thủ tục đăng kí giao dịch đảm bảo còn rườm rà và mất nhiều thời gian. Bên cạnh các quận huyện làm việc rõ ràng và minh bạch thì hiện tượng quan liêu hạch sách người đi làm thủ tục vẫn còn diễn ra, tinh thần làm việc thiếu trách nhiệm. Đề nghị Nhà nước ban hành các quy định chặt chẽ về trách nhiệm và công việc của những cơ quan cũng như cá nhân trực tiếp tham gia công tác này, phải có sự thanh kiểm tra thường xuyên và xử lý nếu gặp trường hợp vi phạm.

+ Ban hành hệ thống các văn bản nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay, bảo vệ quyền lợi Ngân hàng; tăng cường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xử lý các tranh chấp kinh tế, xử lý các tài sản thế chấp, tạo thuận lợi trong việc thu hồi nợ; xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tín dụng một cách đồng bộ, thông thoáng và an toàn.

+ Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ban nghành liên quan tăng cường các biện pháp quản lý để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và tránh tình trạng hoạt động không đúng như những nội dung đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh. Đặc biệt cần có những biện pháp mạnh về hành chính, hiệu lực pháp lệnh kế toán thống kê, kiểm toán để báo cáo tài chính các doanh nghiệp có độ chính xác cao; ngăn ngừa một số doanh nghiệp không

thực hiện đúng pháp luật về chế độ kế toán, thống kê, kê khai thuế và báo cáo thuế thiếu trung thực, đảm bảo thông tin thị trường minh bạch.

- Nhà nước cần nhanh chóng cải thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các cá nhân, tổ chức để tạo điều kiện cho việc thế chấp Ngân hàng.

Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn rất chậm trễ, nhất là các dự án mới, các khu chung cư, tái định cư,... Điều này đặc biệt gây khó khăn cho khách hàng khi muốn dùng tài sản làm đảm bảo cho khoản vay tại Ngân hàng, và cũng gây khó khăn cho Ngân hàng khi muốn bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn để mua nhà đất.

- Cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động của VAMC nói chung, đến hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC nói riêng

Cụ thể là sửa đổi Thông tư 19/2013/TTNHNN phù hợp với Nghị định 34/2015/NĐ-CP quy định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC. Theo đó, hiện tại thì VAMC có hai cách mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cách

thứ nhất là mua lại theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát

hành, tuy nhiên, đúng như tên gọi của nó, trái phiếu đặc biệt ở chỗ lãi suất 0% và hàng năm Ngân hàng vẫn phải trích lập 20% mệnh giá trái phiếu cho dự phòng rủi ro. Ngoài ra, khi hết hạn hoặc đã trích lập dự phòng đủ số nợ xấu và nếu nợ xấu chưa được VAMC xử lý thì TCTD phải mua lại nợ xấu từ VAMC bằng chính trái phiếu mà VAMC phát hành. Nói cách khác, cách này thực sự chỉ là việc "làm sạch" bảng cân đối cho các Ngân hàng bằng việc giảm tỷ lệ

trích lập dự phòng đối với nợ xấu xuống, tuy nhiên vẫn phải trích lập cho mệnh giá trái phiếu cho đến khi đủ số nợ xấu và dùng nó để xử lý.

Cách thứ hai là VAMC sẽ mua lại nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá

trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt. Tuy nhiên, cách này hiện nay vẫn là thứ yếu, bởi lẽ, để xử lý nợ xấu một cách bài bản theo cách này thì cần phải có một nguồn lực rất lớn, cả nhân lực và nguồn vốn... Trong khi đó, Nghị định 53 vẫn chưa hề đề cập tới việc huy động vốn của VAMC như thế nào để có nguồn vốn mua nợ và những giải pháp về nguồn nhân lực để xử lý nợ xấu theo hướng thị trường.

Trên thế giới, không có quốc gia nào xử lý nợ xấu bằng cơ chế chính sách mà hầu hết đều dùng tiền thật. Tính đến cuối tháng 3-2015, VAMC mới xử lý thu hồi được hơn 7.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm chưa đầy 1/20 tổng số nợ xấu đã mua từ các Ngân hàng thương mại. Ngoài rào cản về nguồn lực tài chính để mua và xử lý nợ xấu thì những quy định pháp lý chưa phù hợp thực tiễn về xử lý tài sản, quyền định đoạt tài sản, bất động sản; tranh chấp, kiện tụng. Đó là do luật này vướng luật kia; thậm chí, có những khoản nợ đã được tòa xử thắng cho chủ nợ, chuyển xuống cơ quan thi hành án mà vẫn tồn đọng. Chính những điều này đã khiến VAMC lúng túng, không thể đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu đã mua.

Như vậy, Chính phủ cần phải có một cơ chế pháp lý phù hợp, tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động của VAMC để việc xử lý nợ xấu có hiệu quả hơn, thực hiện đồng bộ cả hai cách mua nợ cho phù hợp với từng món nợ xấu và phù hợp với tình hình hoạt động của mỗi Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0280 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w