nhánh Hà Thành
Tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia. Trên thế giới, xung đột xảy ra nhiều nơi, những căng thẳng diễn ra trên biển Hoa Đông và biển Đông cũng dấy lên nhiều lo ngại tác động không nhỏ đến kinh tế chính trị các nước trong khu vực. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm.
Ở trong nước, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tốt: kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu tích cực, kinh tế xã hội cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI tháng 12 năm 2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi với GDP năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, sức sản xuất tiếp tục tăng so với năm trước,...
Tuy nhiên, nền kinh tế xã hội còn không ít những khó khăn, sản xuất kinh doanh cũng chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị toàn cầu, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp.
Hoạt động Ngân hàng trong năm 2014 và đầu năm 2015 được đánh giá là dần đi vào ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực cho thấy những tiến bộ nhất định trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của Ngân hàng: Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2013, Tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng 12 năm 2014 tăng 17,69% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 14,16%
(cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra. Tuy nhiên, toàn ngành vẫn còn nhiều khó khăn thách thức: tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn, tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua còn chậm...
Trong bối cảnh kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng có nhiều thuận lợi và khó khăn đi kèm, hoạt động của BAC A BANK Hà Thành cũng đạt nhiều kết quả khả quan tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế cần giải quyết như đã phân tích ở Chương 2. Từ những thực trạng đó, cùng với dự đoán các diễn biến trong thời gian tới và kế hoạch phát triển chung của Ngân hàng TMCP Bắc Á, BAC A BANK Hà Thành đã xây dựng cho mình định hướng phát triển như sau:
> về huy động
- Tiếp tục phát huy ưu thế chung của BAC A BANK là lãi suất huy động cao, nguồn vốn huy động được khá dồi dào. Mục tiêu đạt chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động mà BAC A BANK đã giao, tăng 25% so với năm 2014, đạt mức 4,121.8 tỷ đồng.
> về hoạt động tín dụng
- Tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng theo chỉ tiêu đã được BAC A BANK giao thực hiện, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tương xứng với quy mô nguồn vốn huy động. Phát triển tín dụng với phương châm: nhanh, bền vững, an toàn và hiệu quả.
- Tập trung xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh. Theo dõi công tác trích lập dự phòng với các nhóm nợ và các khoản nợ đã bán cho VAMC. Mục tiêu giảm dần tỷ lệ nợ xấu, cố gắng đưa về mức dưới 1% trên tổng dư nợ như mục tiêu đã đề ra của BAC A BANK.
- Xây dựng và đề xuất lên Phòng phát triển sản phẩm - Khối Ngân hàng bán lẻ các sản phẩm mới phù hợp với thực tế phát sinh tại chi nhánh, sửa đổi những vấn đề hạn chế ở sản phẩm cũ, giúp cho hoạt động tín dụng ngày càng phong phú và đa dạng hơn, tiếp cận được nhiều nhất nhu cầu của thị trường.
> Các hoạt động khác
- Tăng tỷ trọng nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng như: thanh toán, phát hành thẻ,....
- Mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên trong Ngân hàng về kiến thức nghiệp vụ cũng như kĩ năng giao tiếp, phong cách làm việc, phục vụ khách hàng nhằm nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp, văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp, tạo niềm tin và uy tín cho Ngân hàng trong mắt khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các hoạt động của Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro không kém - hoạt động tín dụng.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI C Ổ PHẦN BẮC Á - CHI NHÁNH HÀ THÀNH