2.3.2.1 Một số hạn ch ế
> Quy mô tín dụng nhỏ, không tương thích với nguồn vốn huy động
Nhìn vào hoạt động sử dụng vốn tại BAC A BANK Hà Thành, có thể thấy dư nợ cho vay có tăng đều qua các năm nhưng quy mô tín dụng của chi nhánh vẫn chưa thực sự lớn. Trong nguồn vốn sử dụng vẫn dành một phần lớn cho điều chuyển vốn về hội sở chính, nguồn vốn dùng để cho vay chỉ chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, mặc dù nguồn lực về vốn là lớn, tuy nhiên vẫn không được tận dụng tối đa cho hoạt động tín dụng, một hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu và lớn nhất cho Ngân hàng.
> Cơ cấu cho vay chưa hợp lý
Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn (trung bình 80% tổng dư nợ) còn lại là cho vay trung dài hạn, chỉ chiếm từ 13%-20%. So sánh với mặt bằng chung của các chi nhánh trong cùng hệ thống và so với các
NHTM khác trên dùng địa bàn thường xuyên duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn ở mức 40% tổng dư nợ thì tỷ lệ này ở BAC A Hà Thành là còn quá thấp. Mặc dù dư nợ ngắn hạn là ít rủi ro hơn so với cho vay trung, dài hạn, tuy nhiên, cùng với rủi ro ít thì nguồn cho vay ngắn này lại mang về lợi nhuận ít hơn, chưa phát huy hết tối đa khả năng sinh lời cho chi nhánh. Bên cạnh đó, một điểm hạn chế trong cơ cấu tín dụng tại chi nhánh chính là việc dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm một phần quá ít. Hạn chế này làm cho chi nhánh mất đi một nguồn thu khá tốt không chỉ từ lãi suất cho vay mà còn từ các dịch vụ kèm theo như mở LC, nhờ thu, chuyển tiền quốc tế,...
> Công tác xử lý nợ xấu còn chậm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của BAC A BANK Hà Thành vẫn duy trì được ở mức cho phép như đã nói ở trên, tuy nhiên tổng dư dự xấu qua các năm vẫn đang có xu hướng tăng lên. Nợ đến hạn không trả được đúng hạn chủ yếu đều phải gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng chưa thật vững chắc.
2.3.2.2 Nguyên nhân
> Từ phía Ngân hàng
- Chính sách, sản phẩm, lãi suất ch ưa có sức cạnh tranh
Đây chính là nguyên nhân chính của việc quy mô tín dụng tại BAC A BANK Hà Thành tuy có tăng nhưng còn bé so với các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, chưa tương xứng với quy mô nguồn vốn huy động và tiềm năng của chi nhánh.
+ về chính sách và quy trình tín dụng: Hiện nay, mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi, cải tiến nhưng chính sách tín dụng của BAC A BANK vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều quy định còn chồng chéo nhau, ví dụ như về độ tuổi cho vay. Theo quy chế cho vay thì độ tuổi hạn chế cho vay là dưới 20 và trên 70,
tuy nhiên, trong tất cả các sản phẩm cho vay do Ngân hàng ban hành, độ tuổi của khách hàng được quy định ở phần đối tượng cho vay vẫn là nam tối đa 60, nữ tối đa 55 tuổi (trừ sản phẩm cho vay hộ kinh doanh là khách hàng tối đa 65 tuổi). Điều này đã làm cho số lượng khách hàng đủ điều kiện vay vốn thu hẹp đi rất nhiều, vì nhiều khách hàng tuy đã quá tuổi quy định trong sản phẩm, nhưng vẫn rất mạnh khỏe, minh mẫn, tài chính tốt, phương án vay hợp lý. Các vấn đề hạn chế khác trong chính sách cho vay của Ngân hàng sẽ được đề cập và thấy rõ hơn trong phần phân tích về các sản phẩm tín dụng, lãi suất cho vay của Ngân hàng.
Một vấn đề nữa đặt ra là ở quy trình tín dụng, theo quyết định số 1296/2015/QĐ-BacABank ngày 04/9/2015 mới được ban hành, thì nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và cán bộ hỗ trợ tín dụng khá chồng chéo nhau. Khi mà trước kia trong quá trình giải ngân, do khế ước nhận nợ luôn là một phần gắn liền không thể thiếu với hợp đồng tín dụng, do đó việc soạn hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ đều do phòng Hỗ trợ tín dụng (HTTD) thực hiện, thì giờ với quy định mới, các cán bộ HTTD lại chỉ soạn hợp đồng tín dụng, còn khế ước nhận nợ lại do cán bộ tín dụng soạn thảo; hay như trong quá trình cấp bảo lãnh cho khách hàng, trước đây việc soạn thảo hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh đều do cán bộ HTTD thực hiện, bây giờ phần việc soạn thư bảo lãnh lại do cán bộ tín dụng thực hiện,....Chính những quy định mới này đã gây ra sự chồng chéo trong nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban, dẫn đến việc mất thời gian kiểm tra đối chiếu lại, không đáp ứng kịp thời gian yêu cầu của khách hàng.
+ về sản phẩm tín dụng: Sản phẩm tín dụng có thể coi là một mặt hàng của Ngân hàng bán ra cho các khách hàng của mình trên thị trường tín dụng. Để có thể có một sản phẩm tốt, cạnh tranh được với các NHTM khác thì nó phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phù hợp, theo kịp xu hướng
của thị trường hiện tại. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là các sản phẩm tín dụng của BAC A BANK hiện tại còn khá thiếu và yếu, các sản phẩm hiện tại bao gồm: cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay mua đất (true land), cho vay mua nhà (true house), cho vay tiêu dùng (true shopping, gồm mua sắm, du lịch, xây sửa nhà,...), cho vay hộ kinh doanh (true business), cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo, cho vay mua ô tô cho khách hàng cá nhân (dream car), cho vay mua ô tô cho doanh nghiệp, cho vay vốn lưu động, hạn mức, cho vay đầu tư dự án. Có thể thấy, số lượng sản phẩm của BAC A BANK như vậy là còn khá ít so với mặt bằng chung các NHTM hiện nay, khi mà các sản phẩm tín dụng rất phong phú và đa dạng, chi tiết đến từng nhu cầu của mỗi khách hàng. Đấy là "thiếu", còn về "yếu", các sản phẩm của BAC A BANK gần như không bắt kịp được với thị trường tín dụng hiện tại. Ví dụ như sản phẩm cho vay mua nhà, mặc dù trong sản phẩm có quy định rõ về việc có nhận tài sản đảm bảo là chính căn nhà hình thành trong tương lai mà khách hàng vay vốn để mua, tuy nhiên, việc thực hiện nó lại là một việc khác, gần như là không thể được do Ngân hàng thường không chấp nhận ký hợp đồng hợp tác và cam kết ba bên với bên chủ đầu tư. Tương tự đối với sản phẩm cho vay mua ô tô giải ngân theo giấy hẹn, quy định cụ thể vẫn được ban hành, tuy nhiên, một vướng mặc gặp phải là BAC A BANK yêu cầu bên showroom ô tô phải ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng thì việc giải ngân này mới được thực hiện, việc ký hợp đồng hợp tác giữa Ngân hàng và showroom không còn xa lạ gì với các Ngân hàng khi thực hiện sản phẩm loại này, nhưng trong hợp đồng hợp tác theo mẫu của Ngân hàng Bắc Á còn một vài vấn đề bất cập liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của bên showroom ô tô, do đó không được đồng ý ký, việc thực hiện sản phẩm "mua xe ô tô giải ngân theo giấy hẹn" cũng gần như là một "nhiệm vụ bất khả thi". Điều này làm giảm một lượng lớn các
khách hàng tiềm năng của Ngân hàng, giảm uy tín cũng như độ lớn của hình ảnh Ngân hàng trong mắt các khách hàng và đối tác.
+ về lãi suất cho vay: Đây chính là "giá cả" của các sản phẩm tín dụng mà Ngân hàng cung cấp. Một sản phẩm tốt, nhiều tính năng, phù hợp với khách hàng nhưng giá cả của nó không hợp lý, không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh (các NHTM khác) thì cũng không thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng và không được khách hàng chọn lựa. Trong chính sách cho vay hiện tại của BAC A BANK, lãi suất cho vay còn khá cao so với các NHTM khác trên cùng địa bàn, một phần là do lãi suất huy động của Ngân hàng còn cao hơn các Ngân hàng khác để thu hút nguồn vốn, tuy nhiên, Ngân hàng vẫn có thể điều chỉnh để lãi suất trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng. BAC A BANK hiện tại áp dụng lãi suất cho các khoản vay theo hình thức cố định lãi suất ban đầu theo khung chấm điểm tín dụng khách hàng và thời hạn vay, sau đó 3 tháng điều chỉnh 1 lần, nói là điều chỉnh nhưng hình thức này gần như là cố định lãi suất, nó chỉ thay đổi khi lãi trần lãi suất huy động của NHNN thay đổi, mặc dù vậy, và trong thời gian này, lãi suất vay điều chỉnh hầu như là giảm nhưng hình thức lãi suất này vẫn không thể hấp dẫn bằng các NHMT khác, lãi suất cho vay cho một khoảng thời gian đầu (thường là 3, 6, 9 tháng) sẽ thấp (khoảng 6-8%/năm), sau đó sẽ tính dựa trên lãi suất huy động cộng với một biên độ nhất định. Tuy tính cho cả kì hạn vay thì cả hai hình thức lãi suất trên đều có mức lãi suất gần như tương đương nhau, không hơn kém nhau là mấy nhưng cách cho lãi suất ban đầu thấp vẫn thu hút khách hàng hơn. Như vậy, sự không linh hoạt trong việc ban hành một chính sách lãi suất vay hợp lý của BAC A BANK đã làm cho các khách hàng có tâm lý chung là Ngân hàng cho vay đắt, do đó việc thuyết phục các khách hàng mới vay vốn tại Ngân hàng là khá khó khăn, làm cho quy mô tín dụng rất khó mở rộng.
- Chất lượng cán bộ tham gia vào hoạt động tín dụng còn ch ưa cao
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, và cũng là người theo dõi khoản nợ từ khi khách hàng đến xin vay cho đến khi khoản nợ được giải quyết. Vì thế khả năng, kinh nghiệm trình độ của cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Hiện nay, lực lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh mặc dù đã sự quan tâm bồi dưỡng, chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhưng khả năng nhạy bén nắm bắt với những thay đổi hàng ngày của tình hình kinh tế xã hội vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, do nhu cầu mở rộng tín dụng nên chi nhánh Hà Thành đã tuyển thêm các cán bộ tín dụng còn mới, tuy có trình độ cao nhưng còn trẻ, thiếu kinh nghiệm (4 cán bộ sinh năm 1991, còn lại các cán bộ khác chủ yếu là 1989, trưởng phòng tín dụng sinh năm 1987). Việc phân tích đánh giá rủi ro dự án còn mang nhiều tính chủ quan, chậm phát hiện ra những rủi ro tiềm ấn nên dẫn đến những quy định cho vay sai lầm. Thêm vào đó, các cán bộ là khá mới nên Ngân hàng cũng rất khó có thể đánh giá được chính xác đạo đức nghề nghiệp, một nhân tố rất quan trọng ở vị trí cán bộ tín dụng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng khoản vay.
Không những vậy, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại không chỉ nhằm lôi kéo những khách hàng của chi nhánh mà còn lôi kéo cả những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trình độ. Điều này đã dẫn tới sự “chảy máu chất xám” tại chi nhánh.
- Thiếu thông tin tín dụng
Hiện nay, một kênh thông tin quan trọng mà các Ngân hàng sử dụng rất nhiều đó là hỏi tin từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam - CIC. Đây là nơi lưu trữ các thông tin liên quan đến dư nợ vay, nhóm nợ, tình trạng nợ vay trong 5 năm gần nhất và các thông tin về tài sản đảm bảo, dư nợ thẻ khách hàng,...Tuy nhiên, các thông tin trên thường thiếu tính cập nhật, thời gian hỏi tin khá lâu, làm cho quá trình phê duyệt tín dụng còn thiếu cơ sở
thông tin và thời gian chưa đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng còn thực hiện phỏng vấn khách hàng, tự điều tra, tìm kiếm thông tin trên các phương tiện khác, nhưng nguồn thông tin có được vẫn còn hạn chế rất nhiều về số lượng cũng như độ tin cậy, do đó vẫn chưa đủ để cho ra một quyết định tín dụng chính xác, có chất lượng.
- Quy trình thẩm định còn sơ sài, giám sát sau vay còn lỏng lẻo
Do năng lực cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng còn hạn chế, quá trình thu thập hồ sơ, khai thác thông tin, phân tích khách hàng và lập tờ trình phê duyệt khoản vay đều do cán bộ tín dụng thực hiện, nên nhiều khi công tác này còn làm một cách không cẩn thận và tỷ mỉ, nhất là đối với các khách hàng cũ đã từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Thêm vào đó, nếu như ở hầu hết các NHTM khác, cũng như xu hướng chung bây giờ là phê duyệt tín dụng tập trung, thì tại BAC A BANK, công tác này vẫn được phân quyền xuống cho các chi nhánh thực hiện. Tại BAC A BANK Hà Thành, thẩm quyền phê duyệt của giám đốc chi nhánh là 2 tỷ đối với mỗi khoản vay và 2,5 tỷ với các khoản bảo lãnh. Do đó, với các khoản vay dưới 2 tỷ thì các cán bộ tín dụng thường nắm qua sơ bộ thông tin với khách hàng, nếu có đầy đủ khả năng cho vay được thì sẽ xin ý kiến trước của trưởng phòng tín dụng, được đồng ý rồi mới thực hiện làm hồ sơ, tờ trình,...Với tâm lý đồng ý cho vay về mặt nguyên tắc của cán bộ quản lý phòng tín dụng dựa trên các thông tin sơ bộ mà mình cung cấp, các cán bộ tín dụng càng lỏng lẻo hơn trong quá trình đánh giá khách hàng mà chỉ tập trung xử lý hồ sơ để trình xét duyệt.
Với một quy trình thẩm định và phê duyệt khoản vay khá sơ sài như vậy, thì việc giám sát sau vay chắc chắn phải thật chặt chẽ để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến. Tuy nhiên, trong quy định của BAC A BANK vẫn chưa có một bộ phận riêng chuyên về giám sát các khoản vay, mà việc này đều thuộc nhiệm vụ của chính các cán bộ tín dụng. Quy trình cho vay quy
định sau khi giải ngân 20 ngày phải có biên bản kiểm tra về việc sử dụng vốn vay của khách hàng, và sau đó cứ 3 tháng 1 lần, cán bộ tín dụng phải trực tiếp xuống kiểm tra khách hàng về tình hình tài chính, tài sản đảm bảo, phương án vay,... và phải có biên bản kiểm tra cụ thể. Mặc dù quy định là vậy nhưng việc thực hiện hầu hết là qua loa, rất ít xuống kiểm tra thực tế, thậm chí là cho khách hàng kí trước các biên bản kiểm tra sau đó đến thời điểm cần thì điền vào. Việc kiểm tra sau vay còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và mang nặng tính hình thức, đối phó như vậy đã dẫn đến việc phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề còn hạn chế, mang đến rủi ro về các khoản nợ xấu xuất hiện trong tương lai tăng.
- Xử lý nợ xấu ch ưa quyết liệt, thiếu kinh nghiệm
Chính vì chất lượng của cán bộ tín dụng còn hạn chế, thông tin tín dụng còn thiếu, quy trình thẩm định phê duyệt khoản vay cũng như giám sát sau vay còn sơ sài, lỏng lẻo (đã chỉ ra ở phần trên), cùng với áp lực về chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng được giao mà việc cấp tín dụng cho khách hàng nhiều khi còn chưa thật sự chính xác và chặt chẽ, là nguy cơ tiềm tàng gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
Tại BAC A BANK Hà Thành, khi một khoản nợ quá hạn, các cán bộ tín dụng quản lý khoản nợ đó đầu tiên đều đôn đốc, thúc giục khách hàng trả nợ. Khi khách hàng không trả được nợ thì tùy thuộc vào uy tín và lịch sử quan hệ với Ngân hàng mà tạo điều kiện cho khách hàng gia hạn thời gian trả nợ