Quan điểm về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Hiệu quả tín dụng là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển

của các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang

lại lợi nhuận cho Ngân hàng từ nguồn tích luỹ do đầu tư tín dụng và đạt được các mục

tiêu tăng trưởng kinh tế. Riêng đối với hoạt động tín dụng mang tính chất xã hội như cho vay xoá đói giảm nghèo thì ngoài yêu cầu hoàn trả vay đúng hạn, hiệu quả tín dụng

còn phải hướng đến tạo thu nhập cho người đi vay để họ nhanh chóng “thoát” nghèo,

thực hiện được các mục tiêu của chính sách xã hội đề ra.

Hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ cán bộ tín dụng ngân hàng...), khách quan (mức độ an toàn vốn tín dụng, lợi nhuận của khách hàng, sự phát triển kinh tế - xã hội.). Do đó hiệu quả tín dụng là kết quả mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế - xã hội, cho nên khi đánh giá hiệu quả tín dụng cần phải xem xét cả ba phía ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. [19]

- Đối với Ngân hàng phạm vi mức độ giới hạn Tín dụng phải phù hợp với thực

lực của bản thân Ngân hàng vừa đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn thu được tiền vay; vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động

của Ngân hàng và thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội góp phần hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở sử dụng vốn Tín dụng của Ngân hàng.

- Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư vào đời sống của khách hàng với lãi suất kì hạn hợp lí, hồ sơ thủ tục đơn giản theo đúng quy định của pháp luật mặt khác khách hàng sử dụng vốn vay thực hiện thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng kì hạn thoả thuận. Việc sử dụng vốn vay đó không những có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho khách hàng mà mang lại lợi ích kinh tế - xã hội đối với đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy thoát nghèo, tạo công ăn việc làm,...

- Đối với phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ mọi cá nhân, góp phần giải quyết khó khăn và khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế thúc đẩy quá trình tích tụ và trong sản xuất giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w