Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh khu vực Tây Bắc

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

Khu vực Tây Bắc gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của 02 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, là vùng có địa hình đa dạng, có quỹ đất chưa sử dụng còn lớn để phát triển đa dạng nông nghiệp, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao... Tuy nhiên, vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu, nguồn lực lợi thế của vùng chưa được khai thác và phát huy; khí hậu tương đối khắc nghiệt; là vùng có xuất phát điểm thấp trong cả nước hầu hết đều thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao...Trong bối cảnh đó NHCSXH đã bám sát chủ trương, định hướng phát triển vùng Tây Bắc của Đảng và Chính phủ để tập trung nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn giai đoạn 2011-2020.

Tại vùng Tây Bắc NHCSXH đang triển khai thực hiện gần 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình dự án do địa phương, tổ chức, cá nhân ủy thác cho NHCSXH tổ chức thực hiện. Giai đoạn 2011-2015 đã có trên 1.944 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH, tổng doanh số cho vay đạt 38.130 tỷ đồng, với trên 1.544 nghìn khách hàng còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho 103 nghìn lao động, trong đó gần 6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 120 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 586 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh nông thôn, gần 61 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 đã giảm xuống còn khoảng 11%vào thời điểm cuối năm 2015.

Bắc là 29.826 tỷ đồng, tăng 11.593 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 10% (cao hơn mức tăng bình quân toàn quốc là 9,8%); Nợ quá hạn của toàn vùng là 77,5 tỷ đồng chiếm 0,26% trên tổng dư nợ (thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn bình quân chung toàn hệ thống là 0,07%). Để đạt được những kết quả trên trong thời gian vừa qua NHCSXH đã quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể như:

- Phối hợp đặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các ngành,

các cấp tập trung củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng trên địa bàn, thực hiện tốt công tác rà soát, phân loại xã, huyện có nợ quá hạn cao trên 2% yêu cầu các đơn vị này phải lập phương án củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng.

- Triển khai thực hiện tốt công tác xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan cho các chi nhánh khu vực Tây Bắc, đảm bảo việc xử lý nợ rủi ro chính xác, kịp thời đúng thời gian theo quy định.

- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tín dụng chính sách, đặc biệt những chính sách tín dụng mới đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân biết để thực hiện và giám sát trên địa bàn; tham mưu triển khai kịp thời, đúng quy định các chương trình tín dụng mới được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành để hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Bám sát và tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ, ban ngành, đồng thời chỉ đạo chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố nói chung, các tỉnh trong vùng Tây Bắc nói riêng trong việc triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và kế hoạch triển khai chỉ thị ban hành kèm theo quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các dịch vụ sản phẩm ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho các hộ gia đình trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn và trả nợ, trả lãi tiền vay; thực hiện công khai các thông tin, các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo, người dân tộc thiểu số...tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng chính sách, đồng thời phát huy vai trò giám sát của các cấp, các ngành, đặc biệt là người dân trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà

nước trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w