Tây Nam bộ
- Thứ nhất: Chủ động báo cáo và tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tại vùng Tây Bắc, Tây Nguyên đối với các mặt hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.
- Thứ hai: Sự vào cuộc có hiệu quả của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã trên địa bàn, đồng thời có sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên đã đưa hoạt động tín dụng chính sách thành công việc thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp.
- Thứ ba: Áp dụng phương thức tín dụng giao dịch trực tiếp đối với người vay có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua tổ TK&VV để gắn kết 04 nhà (Ngân hàng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và tổ TK&VV) chung tay giúp người nghèo và các đối tượng
chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng.
- Thứ tư: Triển khai kịp thời, đầy đủ các chương trình tín dụng chính sách mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành tới cơ sở đảm bảo đúng quy định; thực
hiện đồng bộ chỉ đạo trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của HĐQT, Ban điều hành NHCSXH đối với vùng Tây Bắc, Tây Nguyên nói riêng và trong toàn quốc nói chung.
- Thứ năm: Đối với NHCSXH các cấp, việc tuyển chọn, đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ trong ngành tâm huyết, tinh thông nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác là nhân tố đưa đến mọi thành công.
* *
*
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Khác với NHTM, NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả tín dụng ưu đãi của NHCSXH thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Hiệu quả tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế chính trị xã hội. Một là đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Hai là đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu về chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH trong xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÁC TỈNH