Hiệu quả tín dụng của NHCSXH được thể hiện qua các chỉ tiêu định tính như: mức độ hài lòng của người vay vốn, tuân thủ đúng quy trình kiểm tra đối chiếu, tuân thủ quy định trong cho vay, phát huy vai trò tham mưu, phối hợp và chỉ tiêu định lượng như: Vòng quay vốn tín dụng, Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi, kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động tổ TK&VV, số hộ thoát nghèo và có việc làm nhờ vốn của NHCSXH.
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính
Thứ nhất; Mức độ hài lòng của người vay vốn: Đây là chỉ tiêu phản ánh hình ảnh ngân hàng thông qua cảm nhận của khách hàng, nó gắn liền với uy tín, thương hiệu của mỗi ngân hàng. Ản tượng đầu tiên của khách hàng khi đến ngân hàng là cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân viên có thái độ tận tình chu đáo và nắm vững nghiệp vụ... Ngoài ra còn thể hiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng
với thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh tróng, kịp thời nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi thực hiện các khoản vay.
Thứ hai; Tuân thủ các quy trình, nghiệp vụ trong cho vay của NHCSXH:
Là việc triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện, nghiêm túc. Đồng thời, việc cho vay của ngân hàng phải đúng đối tượng, đúng nguyên tắc.
Thứ ba; Thực hiện đúng quy trình kiểm tra, đối chiếu:
+ Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ xây dựng kế hoạch có thực hiện kiểm tra toàn diện không, có đôn đốc PGD thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã được duyệt không? Mức độ thường xuyên rà soát phân tích, phân loại, phân nhóm nợ tìm nguyên nhân đề ra phương án xử lý ngăn ngừa nợ xấu phát sinh như thế nào.
+ Giám đốc PGD thường xuyên tổ chức kiểm tra kiểm soát tại PGD theo hướng dẫn của NHCSXH không?
Thứ tư; Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với các Hội Đoàn thể nhận ủy thác: Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có chủ động và tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các mặt hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt là sự vào cuộc của chính quyền cấp xã trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn.
Công tác phối hợp với các Hội Đoàn thể nhận ủy thác có đồng bộ, nhịp nhàng và đúng theo quy định không? Hiệu quả công tác phối hợp trong nâng cao chất lượng tín dụng hay không?
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
Thứ nhất; Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng trong kỳ thể hiện tốc độ luân chuyển của nguồn vốn tín dụng. Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng trong năm càng nhanh thì càng nhiều khách hàng được vay vốn,
được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
, Doanh số thu nợ trong kỳ Vòng quay vốn tín dụng ___________________’_____________
= Dư nợ bình quân trong kỳ
Trong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân trong kỳ ____________________’_____________
= 2
Thứ hai; Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ khoanh
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Do đặc thù hoạt động của NHCSXH và vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau nên nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo. Đồng thời, nợ quá hạn phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của người vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh càng cao càng cho thấy hiệu quả tín dụng tại NHCSXH không tốt, nó thể hiện khả năng thanh toán của khách hàng không tốt, nếu về lâu dài, có thể trở thành nợ xấu, nghĩa là khách hàng mất khả năng thanh toán, các khoản nợ này không đòi được.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = ___Nợ qul hạn________x 100 Tổng dư nợ
Nợ khoanh là các khoản nợ mà trong đó, các khoản dư nợ còn lại của đối tượng đi vay được hoãn, đến một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ tiếp tục trả nợ như thỏa thuận cũ trong hợp đồng cho vay.
Thứ ba; Tỷ lệ thu lãi
Tỷ lệ thu lãi là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa số lãi thực thu so với số lãi phải thu tính trong một thời kỳ nhất định. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy
hiệu quả tín dụng tốt và ngược lại, bởi lẽ nếu nguồn vốn của NHCSXH được người đi vay sử dụng hiệu quả thì mới có khả năng trả nợ lãi vay và gốc đúng hạn. Ngược lại, nếu vốn vay không sử dụng hiệu quả thì người đi vay không có khả năng hoàn trả đúng hạn các khoản lãi và nợ gốc, dẫn tới NHCSXH không thu được đủ số lãi phải thu.
Tỷ lệ thu lãi được xác định theo công thức:
Tỷ lệ thu lãi (%) = _______Số hl ' " uic t h u__________ x 100 Số lãi phải thu
Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao.
Thứ tư; Chỉ tiêu kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV
Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: Bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiện việc đánh giá kết quả xếp loại Tổ TK&VV.
Hàng tháng, việc đánh giá kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động của tổ TK&VV theo CV 79/NHCS-TDNN ngày 12/01/2015 và công văn 3381/NHCS- TDNN ngày 06/10/2015, hoàn toàn do hệ thống hỗ trợ tự động với 5 tiêu chí định lượng cụ thể:
(1) Tham gia giao dịch tại xã
(2) Tỷ lệ nợ quá hạn (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ quá hạn của Tổ TK&VV) (3) Tỷ lệ thu nợ theo phân kỳ (Thu nợ theo phân kỳ trả nợ (kỳ con)/Nợ đến hạn theo phân kỳ)
mẫu 13/TD)
(5) Hoạt động tiền gửi thông qua Tổ TK&VV (Số lượng tổ viên tham gia gửi tiền thông qua tổ TK&VV và số dư tiền gửi tăng thêm bình quân của tháng/01 hộ)
Thứ năm, số hộ thoát nghèo và có việc làm nhờ vốn của NHCSXH: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng hộ vay vốn của ngân hàng đã sử dụng vốn hiệu quả, vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống và có việc làm.
Số hộ thoát nghèo nhờ vốn của NHCSXH càng tăng qua các năm thì chứng tỏ
hiệu quả cho vay của NHCSXH càng cao. Mục tiêu của NHCSXH về an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo thoát nghèo bền vững, nâng cao mức sống của người dân đã được
thực hiện thành công. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là người nghèo thiếu vốn làm ăn, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng rất hạn chế. Tuy nhiên, chỉ cung cấp vốn cho người nghèo thì chưa đủ, NHCSXH cần phải hướng dẫn người nghèo cách sử dụng vốn có hiệu quả. Nhờ vậy, hiệu quả cho vay của NHCSXH cũng được nâng cao.
Một trong những mục tiêu hoạt động của NHCSXH là hỗ trợ người nghèo và các đối tượng yếu thế có việc làm, có thu nhập hoặc gia tăng thu nhập, nâng cao mức
sống. Số lượng lao động có việc làm nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH càng nhiều, chứng tỏ hiệu quả cho vay của NHCSXH càng cao.
Tóm lại, đánh giá hiệu quả tín dụng của NHCSXH không chỉ dựa trên một chỉ
tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện, chính xác. Đồng thời phải so sánh giữa các thời kì với nhau..., kết hợp với việc phân tích số liệu mới có thể đưa ra các nhận xét chính xác về hiệu quả tín dụng của NHCSXH.