Cơ cấu tổ chứccủa Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 49)

a) Bộ máy quản trị Ngân hàng CSXH

Tại Trung ương: Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH có 14 thành viên, gồm: 12 thành viên kiêm nhiệm (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; 01 Phó Thống đốc; 01 Phó chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, Chủ nhiệm ủy Ban dân tộc; 04 Thứ trưởng

các bộ: Tài chính, Ke hoạch Đầu tư, Lao động thương binh và xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chủ tịch: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến Binh; Phó Bí Thư Đoàn thanh niên) và 02 thành viên chuyên trách (Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát).

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng CSXH Việt Nam

thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện HĐQT do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Thành phần và số lượng thành viên Ban đại diện giống như HĐQT ở cấp trung ương nhưng không có cơ cấu Phó Ban thường trực.

Giúp việc HĐQT có Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên của các ngành là thành viên HĐQT do thành viên HĐQT cử và một số chyên gia do Chủ tịch HĐQT quyết định chấp thuận.

Tại cấp cơ sở xã, phường, thị trấn cùng với các tổ chức chính trị - xã hội thiết lập các Tổ vay vốn gồm các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ở các thôn, bản tự nguyện hoạt động theo quy ước và đây thực sự là mạng lưới chân rết cho hoạt động của Ngân hàng CSXH.

a) Bộ máy điều hành Ngân hàng CSXH

Ngân hàng CSXH có mạng lưới từ trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính. Điều hành hoạt động Ngân hàng CSXH là Tổng Giám đốc, giúp việc cho Tổng Giám đốc là một số Phó Tổng Giám đốc và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính.

- Tại Trung ương có: Hội sở chính Ngân hàng CSXH, các trung tâm và Sở giao dịch đặt tại thủ đô Hà Nội.

- Tại địa phương có:

Chi nhánh Ngân hàng CSXH cấp tỉnh: là đơn vị thuộc Hội sở chính đại diện pháp nhân theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc chỉ đạo điều hành hoạt động Ngân hàng CSXH trên địa bàn. Điều hành chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có một số Phó Giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ.

Phòng giao dịch cấp huyện: là đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp tỉnh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng CSXH trên địa bàn. Điều hành phòng giao dịch cấp huyện là Giám đốc phòng giao dịch, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và các tổ nghiệp vụ.

Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn: là địa điểm tác nghiệp của chi nhánh Ngân hàng CSXH cấp tỉnh, phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện; là nơi

cán bộ ngân hàng vào một ngày định kỳ trong tháng thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu tiết tiết kiệm và thực hiện các công việc liên quan đến cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ

Thứ nhất, hiệu quả tín dụng chính sách của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên của khu vực.

Khu vực Tây Nam bộ có 13 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Toàn vùng có diện tích 40.640,7 km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước. Đây là vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi sông Cửu Long, có bờ biển dài trên 700 km. Thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản; có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia.

Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có nhiều khó khăn do địa hình bị chia cắt bởi kênh rạch và thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn.

Chính bởi những điều kiện trên mà hiệu quả tín dụng của NHCSXH tại các tỉnh Tây Nam Bộ chưa cao.

Thứ hai, hiệu quả tín dụng của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện kinh tế được cải thiện đáng kể trong các năm qua.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,55%. Năm 2016, do ảnh hưởng nặng nề của hạn xâm nhập mặn, GDP của các tỉnh tăng chậm, đạt 6,9%. Năm 2017, GDP đạt 7,39%, tăng 0,49% so với năm 2016 (6,9%), nhưng so với giai đoạn 2011-2015 (8,55%), thì tăng trường kinh tế năm 2017 vẫn thấp hơn 1,16%. GDP bình quân đầu người tăng từ 15,5 triệu đồng (2010) lên 26,5 triệu đồng (2015), năm 2017 đạt 30,8 triệu đồng (gấp 2 lần so với năm 2010).

Điều kiện kinh tế những năm qua được cải thiện đáng kể đã tác động không nhỏ tới hiệu quả tín dụng của NHCSXH khu vực này. Điều kiện kinh tế thuận lợi đã giúp cho các hộ vay vốn có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả tín dụng khi vay vốn. Tuy nhiên, so với mặt chung của cả nước thì năm 2017, tăng trưởng kinh tế của Khu vực thấp hơn của cả nước. Mặt khác, phát triển kinh tế giữa các địa phương chưa đồng đều, còn tồn tại nhiều địa bàn kinh tế khó khăn.

Thứ ba, điều kiện chính trị, xã hội của khu vực Tây Nam Bộ còn nhiều khó khăn, dẫn tới hiệu quả tín dụng của NHCSXH các tỉnh này chịu ảnh hưởng lớn.

Vùng Tây Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, vựa lúa của cả nước do đó được Chính phủ quan tâm phát triển kinh tế, xã hội. Dân số toàn vùng hiện nay hơn 17 triệu người, chiếm gần 20% của cả nước, là vùng dân số đứng thứ 3 trong 6 vùng kinh tế của cả nước. Quy mô lao động đứng thứ hai cả nước. Tuy nhiên, trình độ nhân lực chưa cao. Hiện tại, chỉ có khoảng 3% lao động qua trình độ đào tạo dạy nghề, 3% trình độ trung cấp, 3% cao đẳng và 3,5% có trình độ đại học trở lên. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm 2017 đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tây Nam bộ cơ bản ổn định, thế trận quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn còn ở mức cao; tình trạng khai thác cát, sỏi trên sông trái phép diễn biến phức tạp, gây sụt lún, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.... Khu vực Tây Nam Bộ tập trung nhiều địa phương còn rất khó khăn, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số.

Các điều kiện xã hội khu vực Tây Nam Bộ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng của NHCSXH.

Thứ tư, đặc điểm văn hóa tạo nên nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời nên hoạt động cho vay của NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ có điều kiện thuận lợi khi tài trợ cho các ngành nghề truyền thống.

hay vùng Văn hoá Đồng bằng sông Cửu Long. Tây Nam Bộ có cảnh quan sông nước với một hệ thống thuỷ đạo, sông, rạch, lạch gắn với điều kiện tự nhiên và tạo nên một vùng văn hoá sông nước. Chính cấu trúc cảnh quan môi trường sinh thái của vùng đã tạo điều kiện cho kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, văn hóa làng nghề độc đáo cũng xuất hiện như làng nghề dừa, làm đay, làm cói... nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản, nghề cá ven sông, nghề làm lưới...cũng phát triển.

Tây Nam Bộ là vùng văn hóa được sáp nhập cuối cùng vào văn hóa Việt Nam, xét về thời gian văn hóa, đây là vùng đất trẻ, mới và tiếp nhận nhiều tộc người khác nhau đến làm ăn sinh sống. Do vậy trên vùng đất này có một quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người, từ đó những thành tựu văn hóa ở đây phản ánh thành tựu của quá trình giao lưu và biến đổi văn hóa rõ nét. Đặc trưng văn hóa Tây Nam Bộ đó là sự dung hợp văn hóa của nhiều tộc người (Việt- Hoa -Chăm - Khmer.).

Với các đặc điểm văn hóa kể trên, người dân Tây Nam Bộ có nhiều ngành nghề truyền thống gắn chặt với những điều kiện thuận lợi của vùng miền. Điều này tác động khá tích cực đến hiệu quả tín dụng của NHCSXH.

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w