1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
- Chiến lược phát triển của ngân hàng là nhân tố quan trọng định hướng chung cho toàn hệ thống. Theo đó, các chi nhánh tại các khu vực địa bàn khác nhau cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chiến lược tại đơn vị mình một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn như vậy hiệu quả tín dụng mới đảm bảo
đạt được hiệu quả.
- Hệ thống quy trình nghiệp vụ của ngân hàng: Là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.
- Nguồn nhân lực:
Đối với tín dụng chính sách, ngoài cán bộ NHCSXH đội ngũ cán bộ ở đây còn phải kể đến cả đội ngũ cán bộ Tổ tiết kiệm vay vốn, cán bộ làm công tác ủy thác của ngân hàng và cán bộ liên quan đến công tác triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động của một ngân hàng, nếu đội ngũ cán bộ giỏi, được đào tạo bài bản, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững những văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, có đạo đức nghề nghiệp trách nhiệm với công việc sẽ là nền tảng quan trọng cho những công việc từ ban hành chế độ chính sách, triển khai chế độ chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra cán bộ triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ và giúp cho đối tượng khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, xóa bỏ được mặc cảm, tự ti gắn bó,
giữ chữ tín với ngân hàng. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phẩm chất
đạo đức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức cần thiết.
- Công tác kiểm tra giám sát: Việc tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng sẽ kịp thời chỉ ra những tồn tại, sai sót giúp cho ngân hàng kịp thời chấn chỉnh khắc phục Đồng thời phát hiện những cán bộ thiếu phẩm chất, tiêu cực, xâm tiêu chiếm dụng gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Nếu ngân hàng chú trọng đến công tác đào tạo và bố trí cán bộ có năng lực, có trình độ và trách nhiệm cao thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thì sẽ kịp thời phát hiện những tồn tại hạn chế để xử lý và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, cũng như bảo vệ tài sản và uy tín
của ngân hàng đối với khách hàng từ đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng sẽ được nâng cao và ngược lại.
- Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin: Neu hạ tầng công nghệ thông tiên tiến, đồng bộ, phù hợp với quy mô hoạt động và khả năng tài chính của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đơn giản hóa được thủ tục, triển khai mở rộng được các dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian giao dịch phục vụ tốt một khối lượng khách hàng lớn trong một khoảng thời gian nhanh nhất. Ngoài ra còn giúp ngân hàng tổng hợp phân tích được số liệu kịp thời, chính xác giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất, thiếu thốn lạc hậu sẽ khó khăn cho việc giao dịch, thực hiện các công việc tại xã không phục vụ được khách hàng, gây cản trở và khó khăn cho công tác điều hành và thực thi nhiệm vụ của cán bộ.
- Hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV: Quá trình cấp tín dụng của NHCSXH là một quá trình từ khâu triển khai nguồn vốn tín dụng của các cấp chính quyền, Tổ tiết kiệm bình xét cho vay, đến phê duyệt cho vay và thu hồi món nợ. Đối với tín dụng chính sách nó là một quá trình trải qua nhiều bước, với nhiều thành phần tham gia quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách. Các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV là các tổ chức trực tiếp thực hiện các khâu trong quy trình tín dụng như bình xét cho vay, hướng dẫn người vay lập hồ sơ, giám sát khoản vay, hỗ trợ người vay sử dụng vốn hiệu quả, thu lãi, thu tiết kiệm. NHCSXH chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của các tổ chức này. Do đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức nhận ủy thác này có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cho vay của NHCSXH.
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
Hoạt động tín dụng chính sách chịu ảnh hưởng rất lớn từ cơ chế chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, môi trường kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, phong tục tập quán... đó là những nhân tố khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống ngân hàng nói chung và cũng như hoạt động của NHCSXH.
tác động tới hiệu quả cho vay của NHCSXH. Bởi lẽ NHCSXH là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của Nhà nước, thực hiện cấp tín dụng ưu đãi của chính phủ đối với người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Chính bởi vậy hoạt động của NHCSHXH chịu ảnh hưởng lớn của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo,....
- Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật là cơ sở điều tiết các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Đối với ngân hàng thì nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Luật Tổ chức tín dụng, Luật NHNN., vậy nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới lụât còn thiếu và có những nội dung còn mâu thuẫn, chồng chéo trong khi thực hiện tại các ban, ngành, đơn vị liên quan thì ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả tín dụng từ đó hiệu quả tín dụng thấp. Ngược lại, nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế, hành lang pháp lý thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, khả năng trả nợ ngân hàng cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng. Ngược lại, nếu hệ thống pháp lý chồng chéo, mâu thuẫn sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng có thể xảy ra, từ đó làm giảm sút hiệu quả tín dụng.
Như vậy, môi trường pháp lý có vị trí quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, đặc biệt là hiệu quả tín dụng.
- Môi trường kinh tế
Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến hoạt động sản suất kinh doanh của khách hàng. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi
trường thuận lợi để động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
- Môi trường chính trị
Môi trường chính trị đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Nếu xẩy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm
vận, bạo động, biểu tình, bãi công,.. .có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp
và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hoá đình trệ,.). Và như vậy, những món tiền cho vay của ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng
hạn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tín dụng. - Môi trường tự nhiên
Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,. thường xảy ra trên diện rộng có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng giảm sút. Ngược lại nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi (mưa thuận, gió hòa, ít thiên tai dịch bệnh.. ) sẽ thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng giúp cho ngân hàng nâng cao được hiệu quả tín dụng.
- Môi trường văn hoá - xã hội
Đạo đức, tập quán, thói quen và trình độ nhận thức cuả khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới khoản vay. Nếu trình độ dân trí của khách hàng thấp, các hộ gia đình còn thiếu kiến thức chuyên môn, tri thức khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi,. thì hiệu quả sử dụng vốn vay thấp hoặc không có hiệu quả. Trường hợp đạo đức xã hội không tốt, khách hàng lợi dụng lòng tin để lừa đảo ngân hàng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thu hồi vốn, do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.