Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh khu vực Tây Nguyên

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 42)

Vùng Tây Nguyên theo Quy định số 96-QD/TW ngày 28/5/2012 của Bộ Chính trị,

bao gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và các huyện miền núi thuộc các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Phước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình hoạt động tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, đó là: Nợ quá hạn, dư nợ tiềm ẩn nợ xấu có chiều hướng gia tăng, nếu tính cả nợ đến hạn chưa xử lý và nợ khoanh thì tỷ lệ nợ xấu của khu vực là 1,61%, cao hơn bình quân chung toàn quốc (bình quân chung toàn quốc 1,45%); hiệu quả tín dụng chưa đồng đều giữa các tỉnh trong khu vực; lãi tồn đọng lớn và có chiều hướng tăng theo từng năm, chiếm gần 12% số lãi tồn đọng toàn quốc;...

Tuy nhiên sau 03 năm thực hiện đề án củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng khu vực này đã đạt được những kết quả như sau:

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên đến 31/8/2015 là 15.897 tỷ đồng, với gần 700 ngàn hộ còn dư nợ, tăng 4.327 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,96%, trong khi tốc độ tăng chung toàn quốc là 7,76%, cao hơn 1,2%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay bằng nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 15.233 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,8% trên tổng dư nợ; dư nợ cho vay bằng nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 664 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,2% trên tổng dư nợ.

- Nợ quá hạn trong vùng là 64.133 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,40% trên tổng dư

nợ, bằng tỷ lệ nợ quá hạn bình quân chung của toàn hệ thống NHCSXH. Số nợ quá hạn về số tuyệt đối giảm 82.462 triệu đồng so với cuối năm 2011, số tương đối giảm 0,87% (tỷ lệ cuối năm 2011 là 1,27%). Tất cả 12/12 chi nhánh trong vùng có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%. Đây thực sự là một thành công nổi bật trong 3 năm thực hiện Đề án.

- Nợ khoanh 33.073 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,21%, tăng 26.308 triệu đồng so với cuối năm 2011.

82,3%) lên 18.833 Tổ (tương đương 91,7%).

- Đến 31/8/2015, số món nợ được xử lý rủi ro trong vùng là 24.448 món vay, với tổng số tiền là 190.789 triệu đồng, trong đó: khoanh nợ 102.948 triệu đồng, xoá nợ 87.841 triệu đồng.

- Trong 3 năm qua, cùng với hiệu quả tín dụng chính sách ngày một nâng cao,

hoạt động của NHCSXH tại vùng Tây Nguyên đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn. Vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 811 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH; góp phần giúp trên 121 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 34 ngàn lao động; giúp trên 53 ngàn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 296 ngàn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn và hơn 6 ngàn căn nhà ở cho hộ nghèo ... góp phần đáng kể đưa tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Nguyên theo chuẩn giai đoạn 2011-2015 giảm từ 18,92% (năm 2011) xuống còn 11,22% (năm 2014).

Để đạt được kết quả trên trong 03 năm qua NHCSXH đã tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Công tác phối hợp giữa các Hội đoàn thể, Tổ TK&VV, Trưởng buôn, làng trong việc bình xét cho vay được thực hiện công khai và hiệu quả, qua đó nâng cao được trách nhiệm quản lý, giám sát sử dụng vốn vay; khách hàng vay vốn đã có chuyển

biến về ý thức được có vay, có trả, chấp hành khá tốt quy định nộp tiền lãi và gửi tiền

tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng, trả nợ vay khi đến hạn.

- Tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp đối với những chi nhánh có hiệu quả tín dụng chưa ổn định, những chi nhánh bị ảnh hưởng của thiên tai trong vùng; coi trọng hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch được đặt tại các xã, phường, thị trấn, từ đó duy trì tốt và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Điểm giao dịch này.

viên các tổ TK&VV thông qua việc giúp đỡ nhau sử dụng vốn có hiệu quả.

- Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các dịch vụ sản phẩm ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho các hộ gia đình trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn và trả nợ, trả lãi tiền vay; thực hiện công khai các thông tin, các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo, người dân tộc thiểu số...tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng chính sách, đồng thời phát huy vai trò giám sát của các cấp, các ngành, đặc biệt là người dân trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước trên địa bàn.

- Tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn đối với đội ngũ cán bộ của NHCSXH, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV...

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tín dụng chính sách, đặc biệt những chính sách tín dụng mới đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân biết để thực hiện và giám sát trên địa bàn; tham mưu triển khai kịp thời, đúng quy định các chương trình tín dụng mới được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành để hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w