Đối với Cấp ủy chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 103)

Cấp ủy, chính quyền các cấp của các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ cần tăng cường chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ cho NHCSXH các tỉnh nhanh chóng khắc phục những yếu kém để vươn lên, tạo điều kiện và chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị và thực hiện an sinh xã hội. Quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, để đến năm 2020 đạt mức bình quân chung toàn quốc; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.

UBND các cấp phải tăng cường phối hợp với NHCSXH trên địa bàn nhằm thực hiện thường xuyên các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và các nghiệp vụ NHCSXH tại địa phương. UBND cấp trên phải làm tốt việc giao chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng tới từng cấp dưới để UBND cấp dưới ký duyệt trên cơ sở kế hoạch và chương trình giảm nghèo của địa phương. UBND cấp xã phải tăng cường chỉ đạo Trưởng ấp đại diện cho chính quyền cơ sở giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV và ký trên biên bản họp bình xét cho vay.

UBND cấp huyện, xã, phường cần tăng cường thường xuyên rà soát, bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi vào Danh sách hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đảm bảo chính xác, kịp thời để tạo thuận lợi cho hộ

nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi và NHCSXH làm căn cứ thực hiện cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị UBND cấp xã giao rõ trách nhiệm cho Trưởng ấp trong việc quản lý vốn tín dụng chính sách từ khâu nhận chỉ tiêu phân vốn đến tổ chức giám sát bình xét cho vay tại Tổ, giám sát việc thực hiện ủy thác của các Hội đoàn thể trên địa bàn ấp và tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi nợ của hộ vay.

Đối với các địa phương tồn tại nợ phải thu khó đòi cao có thể xem xét thành lập Tổ thu hồi nợ tới cấp cơ sở (cấp xã) do Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng và thành viên trong các Hội, đoàn thể.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, bao tiêu sản phẩm. Định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao; thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.

* *

*

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, có thể nhận thấy tính cấp thiết của việc tăng cường hiệu quả tín dụng đối với hoạt động của NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ thời gian tới. Muốn vậy, NHCSXH cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Ngoài ra, các Hội đoàn thể cũng cần có những giải pháp cụ thể nhằm phối, kết hợp với NHCSXH trên địa bàn nâng cao hiệu quả tín dụng. Các tổ TK&VV thời gian tới cũng cần có những điều chỉnh phù hợp hơn,... Để đảm bảo các giải pháp phát huy hiệu quả tốt nhất, thì NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của các Nhà nước, Chính phủ, NHCSXH Việt Nam.

KẾT LUẬN

Khu vực Tây Nam bộ có 13 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương gồm các tỉnh, thành phố. Đây là khu vực có nhiều khó khăn do địa hình bị chia cắt bởi kênh rạch và thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao (giai đoạn 2016-2020 là 14,48%), diện tái nghèo lớn... Trong thời gian qua, được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, của cấp ủy, chính quyền địa phương trong khu vực, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các ngành, các cấp tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách. NHCSXH thường xuyên chú trọng tới việc chấp hành các thủ tục, quy trình nghiệp vụ, hiệu quả hoạt động giao dịch tại xã, hoạt động của Tổ TK&VV... Đến nay, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách tại các tỉnh trong khu vực đã được nâng lên. NHCSXH phát huy vai trò tích cực trong giảm nghèo bền vững nhờ vào việc nâng cao hiệu quả tín dụng trong cho vay các đối tượng chính sách.

Luận văn thạc sỹ này đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả tín dụng NHCSXH. Trong đó, đặc biệt luận văn đã chỉ rõ những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng tại NHCSXH cũng như các nhân tố ảnh hưởng.

Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng tại NHCSXH các tỉnh Tây Nam Bộ thời gian qua nhằm rút ra những thành tựu và hạn chế trong nâng cao hiệu quả tín dụng, như việc vẫn còn tồn tại các khoản nợ quá hạn, vấn đề thoát nghèo nhưng chưa bền vững, nhiều hộ vẫn tái nghèo hoặc tái cận nghèo.

Thứ ba, luận văn cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm mong muốn nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH các tỉnh Tây Nam Bộ trong thời gian tới. Để thực hiện thành công các giải pháp, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và đối với NHCSXH Việt Nam.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như trình độ nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Kinh tế Trung ương, 2016, thông báo kết luận của Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị bàn giải pháp giảm nghèo bền vững các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao vũng Tây Bắc, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Tây Bắc, 2016, Kết quả tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. 3. Chính Phủ, 2002, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội

4. Frederik S.Mishkin, 1995. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

5. Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, 2013, Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV, Hà Nội.

6. Tô Ngọc Hưng, 2009, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

7. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2009, Hướng dẫn nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV, Hà Nội.

8. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2012, Báo cáo đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại các chi nhánh NHCSXH vùng Tây Nam bộ, Hà Nội.

9. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2012, Báo cáo sơ kết thực hiện đề án củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại các chi nhánh NHCSXH khu vực Tây Nam bộ giai đoạn 2012-2014, Hà Nội.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo thường niên 2012, 2013, 2014, 2015. 11. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2014, Hướng dẫn thực hiện thỏa thuận giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị-xã hội về việc ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

12. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2014, Hướng dẫn tổ chức hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

Khoanh tròn điểm trả lời thể hiện đúng nhất ý kiến của Ông bà, mức độ hài lòng từ rất thấp tới rất cao

1. Rất không hài lòng; 2 Không hài lòng; 3 Bình thường; 4 Hài lòng;

5. I. Các tiêu chí hoạt động của NH Rất hài lòngRất thấp

-

Rất cao

Triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện, nghiêm túc___________________________________

1 2

3 4 5

Công tác tổ chức giao dịch lưu động tại điểm giao dịch xã đem lại hiệu quả_________________________________________________

1 2

3 4 5

Quy trình vay vốn rất khoa học, chặt chẽ_______________________ 1 23 4 5

13. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2014, Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH từ ngày thành lập đến nay, Hà Nội.

14. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2015, Hướng dẫn chấm điểm, đánh giá hiệu quả hoạt động ủy nhiệm của Tổ TK&VV, Hà Nội.

15. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2016, Báo cáo kết quả hoạt động 2015, phương hướng nhiệm vụ 2016, Hà Nội.

16. Ngân hàng Chính sách xã hội, 2017, Báo cáo Tổng kết 5 năm (2012-2016) thực hiện đề án củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam bộ, Hà Nội.

17. Ngân hàng Chính sách xã hội, Các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.

18. Trần Lan Phương, 2016. Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH. Luận án Tiến sĩ . Trường Học viện Ngân hàng, năm 2016.

19. Phùng Tất Thành, 2016. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ. Học viện ngân hàng. 20. Dương Quyết Thắng, 2016. Quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Luận án Tiến sĩ. Học viện Ngân hàng.

21. Nguyễn Văn Tiến, 2013, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

22. Thủ tướng Chính Phủ, 2003, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Hà Nội.

23. Thủ tưởng Chính phủ, 2012, Phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH

Tôi là..., hiện là học viên cao học tại Trường Học viện Ngân hàng. Để thực hiện luận văn tốt nghiệp về hiệu quả tín dụng của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ, tôi mong muốn nhận được ý kiến của Ông/Bà qua trả lời bảng hỏi dưới đây. Kết quả trả lời sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

A. XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÔI NÉT VỀ BẢN THÂN:

1. Xin ông bà cho biết giới tính

□ Nam □ Nữ

2. Xin ông bà cho biết độ tuổi:

□ Dưới 40 tuổi □ Từ 40 đến 50 tuổi □ Trên 50 tuổi

II. Mức độ đáp ứng nhu cầu của người vay Rất thấp

-

Rất cao

Lãi suất cho vay ưu đãi 1 2

3 4 5

Điêu kiện vay vốn rõ ràng, dễ dàng 1 2

3 4 5

Đối tượng vay vốn rất đa dạng phong phú và phù hợp với nhu cầu 1 2

3 4 5

Thời gian xét duyệt và giải ngân khoản vay nhanh chóng, quy trình đơn giản, khách quan

1 2

3

4 5

Thời hạn vay vốn phù hợp với nhu cầu 1 2

3 4 5

Mức cho vay luôn đáp ứng đủ nhu cầu 1 2

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w