Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 79)

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Bộ có nhiều đặc điểm không thuận lợi.

Khu vực Tây Nam bộ thường xuyên chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn, do đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội của hộ vay, đặc biệt, là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; đời sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, số hộ cận nghèo còn cao, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo lớn. Tuy nhiên, công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách sau khi xảy ra thiên tai của một số địa phương trong khu vực chưa được quan tâm đúng mức, chưa rà soát, bổ sung kịp thời hộ mới phát sinh vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo làm ảnh hưởng đến việc hỗ trợ vốn kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng chính sách. Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí còn thấp.

Hai là, điều kiện kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ còn nhiều khó khăn.

Do hoạt động kinh tế của khu vực chịu ảnh hưởng khá lớn từ điều kiện tự nhiên nên tăng trưởng kinh tế của Khu vực các năm qua chưa cao, có năm tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cả nước. Trong khi đó, nhiều địa phương khu vực Tây Nam bộ có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu qua cho vay của NHCSXH.

Ba là, Chưa có cơ chế đặc thù đối với hoạt động của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Các năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH. Tuy nhiên, chưa có cơ chế đặc thù để ưu tiên cho hoạt động của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam bộ. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng được giao hằng năm cho khu vực Tây Nam Bộ cũng còn hạn chế, việc bố trí nguồn nhân sự bổ sung cho kho vực cũng chưa được trú trọng và quan tâm. Ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, bổ sung vốn cho các chương trình tín dụng chính sách chưa kịp

thời, do đó cũng ảnh hưởng đến việc cân đối bố trí nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại khu vực Tây Nam bộ. Nguồn vốn NSNN cấp cho NHCSXH còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của Ngân hàng. Trong khi đó, việc phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành trong thực hiện cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực cho NHCSXH khu vực Tây Nam bộ còn chưa cao.

Bốn là, nguyên nhân từ phía Đảng, chính quyền địa phương

Tại một số nơi, cấp ủy Đảng và chính quyền, nhất là cấp xã chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tín dụng chính sách; chưa kiên quyết trong xử lý nợ chây ỳ; chưa gắn kết việc sử dụng vốn tín dụng chính sách với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, với các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ. Đến hết năm 2017, bên cạnh một số địa phương đã quan tâm tới việc chuyển ngân sách địa phương uỷ thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn như: Long An 106,2 tỷ đồng, An Giang 88,8 tỷ đồng, Sóc Trăng 43,6 tỷ đồng, Đồng Tháp 37,7 tỷ đồng, Kiên Giang 32,5 tỷ đồng,... thì ở một số tỉnh khác, nguồn vốn ủy thác còn hạn chế, như: Hậu Giang 7,3 tỷ đồng, Vĩnh Long 8,3 tỷ đồng, Bạc Liêu 10,6 tỷ đồng,...

Chưa làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về Tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, giúp nhân dân hiểu và thực hiện đúng quy định.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía Ngân hàng chính sách

Một là, NHCSXH chi nhánh một số địa phương còn chưa chú trọng công tác xây dựng và thực hiện phương án nâng cao hiệu quả tín dụng. Đặc biệt là đối với một số địa phương có chất lượng hoạt động chưa cao nhưng chưa xây dựng được phương án phù hợp để giải quyết những tồn tại hạn chế, giảm nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.

Hai là, quy trình từ khâu bình xét cho vay đến phê duyệt giải ngân và kiểm tra sử dụng vốn vay còn có nơi chưa được thực hiện bài bản nghiêm túc và triệt để.

Điều này dẫn tới chất lượng công việc và hiệu quả tín dụng chưa cao.

Ba là, Công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền chủ trương chính sách tín dụng tại một số nơi còn thực hiện chưa tốt, chưa thực sự phát huy hiệu quả dẫn đến hiện tượng một số bộ phận nhân dân chưa có ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn dẫn đến nhiều trường hợp phải gia hạn nợ và nợ quá hạn còn ở mức cao.

Bốn là, Chất lượng nguồn nhân lực ở các chi nhánh chưa đồng đều dẫn tới công tác triển khai các chương trình tín dụng, hỗ trợ cho các đơn vị nhận ủy thác, tổ TK&VV còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Năm là, Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác của tổ chức Hội đoàn thể cấp trên đối với cấp dưới, nhất là việc kiểm tra đối với Ban quản lý Tổ TK&VV, kiểm tra việc hộ vay sử dụng vốn chưa thường xuyên hoặc có kiểm tra nhưng không sâu, hiệu quả kiểm tra chưa cao. Một số cán bộ lãnh đạo huyện tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía Tổ TK&VV

Một số Tổ TK&VV chưa thực hiện hết các công việc được NHCSXH ủy nhiệm như tổ chức đối chiếu, phân tích nợ, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của người vay và tuyên truyền, giải thích ý thức trả nợ cho người vay, giám sát, đôn đốc hộ vay trả nợ và lãi đúng hạn, tư vấn hộ vay sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích,....

Trình độ của các Tổ trưởng Tổ TK&VV tại địa phương chưa đồng đều, có nơi Tổ trưởng thường xuyên thay đổi, không ổn định, khi có sự thay đổi tổ trưởng mới NHCSXH lại phải đào tạo lại từ đầu, năng lực trách nhiệm của một số tổ trưởng còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức các cuộc sinh hoạt Tổ định kỳ, triển khai các chương trình tín dụng, bình xét cho vay còn hạn chế chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một số Tổ TK&VV khi thành lập có số lượng thành viên ít, không phát triển thêm được các thành viên, không duy trì sinh hoạt Tổ theo định kỳ như quy định.

Kết quả thực hiện các công việc theo hợp đồng ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội chưa cao, nhất là trong công tác quản lý đối với Tổ TK&VV, kiểm tra đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả.

Trình độ cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác không đồng đều, một số nơi năng lực cán bộ Hội còn yếu, làm việc còn mang tính kiệm nhiệm không chuyên sâu nên việc triển khai các nghiệp vụ mới, các chính sách mới chưa đạt được hiệu quả.

Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành đặc biệt là chính quyền xã, thị trấn, tổ chức hội nhận ủy thác còn chưa nhịp nhàng trong quá trình thực thi, truyền tải vốn tín dụng chính sách đến với người dân.

* *

*

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Giữ vững vai trò đầu tầu trong công cuộc giảm nghèo, thực hiện các chế độ chính sách trên địa bàn vùng Tây Nam Bộ, những năm qua NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ đã không ngừng củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng của mình. NHCSXH các tỉnh Tây Nam bộ đã thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp, các quy định của Luật ngân hàng và điều kiện của người vay vốn. Ngân hàng đã không ngừng phấn đấu mở rộng khả năng cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đa dạng hóa lĩnh vực cho vay ưu đãi nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng,...Tuy nhiên, bên cạnh đó, hiệu quả tín dụng của NHCSXH vùng Tây Nam Bộ vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Điển hình như, hiệu quả tín dụng của Ngân hàng mặc dù được cải thiện qua các năm nhưng nợ xấu vẫn còn ở mức cao; mức cho vay một số chương trình còn thấp, lãi suất cho vay chưa thay đổi linh hoạt phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường,.

Những phân tích ở chương 2 sẽ là cơ sở thực tế để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH vùng Tây Nam Bộ.

C HƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w