Nhóm giải pháp từ chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 92)

huyện

3.2.1.1. Xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả tín dụng cụ thể cho các phòng giao dịch

- Đối với các chi nhánh đã có hiệu quả tín dụng khá và tốt cần tiếp tục bám sát, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng; Xây dựng Đề án củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với huyện có nợ quá hạn từ 2% trở lên. Với những xã có tỉ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên hoặc tỉ lệ nợ quá hạn dưới 2% nhưng có xu hướng nợ xấu phát sinh tăng, đơn vị cần xây dựng Phương án củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng riêng cho từng xã, phường, thị trấn.

- Các chi nhánh có hiệu quả tín dụng thấp, đang thực hiện Đề án củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng phải rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án thường xuyên và có kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu theo Đề án đến các năm tiếp theo.

- Tiếp tục tham mưu, báo cáo kịp thời cho UBND, Ban đại diện HĐQT các cấp trong việc chỉ đạo các tổ chức Hội, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc phối hợp với NHCSXH thực hiện Đề án củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Phát huy vai trò của Chủ tịch xã là thành viên Ban đại diện HĐQT, trong việc thực hiện phương án củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của xã.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Tổng Giám đốc, chấp hành định mức Quỹ an toàn chi trả, nâng cao hệ số sử dụng vốn, phân bổ chỉ tiêu vốn, đôn đốc các đơn vị cơ sở giải ngân vốn nhanh chóng, kịp thời, không để tồn đọng, gây lãng phí.

3.2.1.2 Tổ chức thực hiện tốt nghiêm túc quy trình cấp tín dụng a, Thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình cho vay

tin hai chiều với người đáng tin cậy tại xã có hộ đề nghị vay vốn để xác định thông tin về người đề nghị vay vốn cho chính xác hơn. Hộ vay: Phải có phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể và sử dụng vốn khả thi.

Khi giải ngân tại trụ sở hoặc Điểm giao dịch xã phải có sự chứng kiến của Tổ TK&VV, tổ chức Hội đoàn thể để đảm bảo ngân hàng giải ngân đến đúng người vay, đúng thủ tục, đúng quy định. nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau đối với NHCSXH.

Sau khi cho vay, Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn phải:

- Đôn đốc Hội đoàn thể thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay 100% hộ vay trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng giải ngân cho vay và thường xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mụ đích xin vay.

- Luôn bám sát địa bàn, có mối liên hệ thường xuyên với Ban quản lý Tổ TK&VV, tổ chức Hội đoàn thể, chính quyền địa phương qua các cách quản lý khác nhau sao có hiệu quả nhất.

- Thực hiện tốt việc thu lãi hàng tháng, bằng cách đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đây là việc làm vô cùng quan trọng vì thông qua việc thu lãi hàng tháng, Ban quản lý Tổ TK&VV thường xuyên nhắc nhở người vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, đồng thời đây là việc trực tiếp đối chiếu nợ vay của NHCSXH với người vay để phát hiện kịp thời sai sót; Làm tốt công tác thu tiền gửi của tổ viên động viên người vay thực hành tiết kiệm, tạo nguồn vốn tự có để hỗ trợ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn.

- Thông báo nợ đến hạn trước 03 tháng cho hộ vay để chuẩn bị tiền trả nợ cho Ngân hàng.

- Ngoài việc làm tốt việc thu nợ gốc khi đến hạn cuối cùng, NHCSXH còn phải thực hiện đôn đốc việc thu hồi nợ gốc theo phân kỳ (kỳ con) để tạo thói quen cho hộ vay có ý thức trả dần, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn. Số vốn thu được sẽ sử dụng cho vay quay vòng ngay trong xã đó (trừ trường hợp không có nhu cầu vay), hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh.

- Thường xuyên phân tích, đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản đã cho vay, phải đánh giá thực trạng 100% món nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ đề nghị xóa để có giải pháp thu hồi và xử lý cho phù hợp, cụ thể:

+ Đối với nợ quá hạn, nợ khoanh đến hạn có khả năng thu hồi thì giao cho Tổ trưởng và tổ chức Hội đoàn thể đôn đốc hộ vay trả nợ.

+ Đối với nợ quá hạn trên 90 ngày, mà người vay thiếu ý thức trả nợ thì lập Danh sách gửi Tổ đôn đốc thu hồi nợ cấp xã để đôn đốc và xử lý.

+ Đối với nợ hoàn toàn không có khả năng thu hồi bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, thì phối hợp với các thành phần liên quan lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ theo quy định của NHCSXH.

b, Tổ chức nghiêm túc hoạt động tại các điểm giao dịch xã

Tổ giao dịch xã do NHCSXH thành lập để thực hiện hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH tại xã, khi đi giao dịch Tổ phải có ít nhất 3 người, không được đổi nhiệm vụ cho nhau trong suốt quá trình giao dịch tại xã. Quy trình giao dịch xã được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại công văn số 4030/NHCS-TDNN, các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc không được bỏ qua bất kỳ bước nào trong quy trình thực hiện (Từ việc xuất File dữ liệu đi giao dịch, trong quá trình giao dịch và khi nhập dữ liệu đi giao về Phòng giao dịch/Hội sở tỉnh). Ngày giao dịch xã, cán bộ theo dõi địa bàn phải yêu cầu 100% Tổ TK&VV đến giao dịch để nộp lãi cho ngân hàng và tham gia giao ban tại xã (Tổ trưởng không đi được phải cử tổ phó đi thay).

c, Công khai hóa quy trình cho vay

Việc tạo thuận lợi trong giao dịch đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là vấn đề rất quan trọng để giúp người vay tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ vay vốn cũng như là hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Vì vậy, cần tiếp tục tổng kết kinh nghiệm mô hình hoạt động Điểm giao dịch xã và hoàn thiện các quy trình giao dịch lưu động, theo hướng chuyên môn hoá để phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Tài sản, tiền bạc trong quá trình giao dịch tại các Điểm giao dịch xã phải được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

để phù hợp với trình độ dân trí của hộ nghèo. Hộ nghèo chỉ cần làm đơn xin vay do ngân hàng in sẵn phát cho từng hộ vay, hộ vay chỉ cần điền những chi tiết cần thiết như họ tên, địa chỉ, mục đích xin vay, số tiền xin vay và thời hạn vay vốn. Việc phê duyệt cho vay cần đảm bảo nguyên tắc xác định đúng đối tượng cho vay là hộ nghèo, xác định đúng mục đích xin vay, nhu cầu vay vốn phù hợp với mục đích xin vay của hộ nghèo nhưng phải tránh gây phiền hà cho hộ nghèo. Việc cung ứng vốn cho hộ nghèo cần kịp thời và thuận tiện: đây là yêu cầu cơ bản và cần thiết vì với bản chất của người nghèo là thật thà, chất phác song cũng rất tự trọng. Khi thiếu vốn họ tha thiết được vay ngân hàng một cách nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện để phục vụ kịp thời nhu cầu của sản xuất. Họ rất e ngại và cảm thấy phiền hà khi phải đến ngân hàng nhiều lần để làm các thủ tục vay vốn phức tạp và khó khăn. Trong thực tế, hộ gia đình nghèo sẵn sàng chấp nhận vay tư nhân với lãi suất cao vì nhu cầu vốn của họ được đáp ứng kịp thời, nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện còn hơn là phải chờ đợi để nhận được vốn rẻ của ngân hàng khi cơ hội kinh doanh đã mất và thời vụ sản xuất đã qua.

d, Tăng cường thu hồi nợ quá hạn

Hầu như các khoản tín dụng ưu đãi của NHCSXH đều là các khoản tín chấp, không có tài sản đảm bảo, do đó nếu như người đi vay không có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng thì rất dễ phát sinh nợ quá hạn. Thời gian tới, NHCSXH cần tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn này bằng các biện pháp như:

Thông báo danh sách những hộ gia đình cố tình chây ì, không trả nợ một cách công khai. Trong các trường hợp đã thực hiện nhiều biện pháp vận động khách hàng trả nợ mà các hộ gia đình vẫn chây ì. Qua xác minh, nếu như chứng thực các hộ có khả năng hoàn trả nhưng cố tình dây dưa, cán bộ của Ngân hàng có thể phối hợp với chính quyền các xã, phường thông báo, niêm yết công khai những hộ cố tình không trả nợ đúng hạn bằng cách thông báo qua hệ thống loa đài hay niêm yết công khai tại bảng tin xã, phường, thôn, nhà văn hóa,....

Phối hợp với UBND các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể để thông báo, xác nhận lý lịch của các thành viên trong hộ gia đình cố tình chậm chễ không trả nợ

đúng hạn cho NHCSXH.

Thông qua các cuộc họp tổ nhân dân tự quản, Tổ TK&VV, tổ trưởng, trưởng ấp và cấp Hội đoàn thể nhận ủy thác cơ sở tuyên truyền cho hộ vay thấu hiểu về nguyên tắc có vay, có trả; từng bước xóa bỏ triệt để tư tưởng vốn tín dụng chính sách là sự trợ giúp, cho không của Nhà nước; tiếp cận, đối thoại với hộ có nợ quá hạn, lãi tồn, kiên trì vận động, thuyết phục họ trả nợ. Đối với hộ vay thiếu ý thức trả nợ, mỗi tháng Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi làm việc với hộ vay ít nhất 01 lần để đôn đốc đến khi họ trả dứt nợ. Bên cạnh đó, trưởng ấp thông qua họ hàng, người thân, người có uy tín tác động đến ý trả nợ của người vay.

3.2.1.3 Nâng mức cho vay bình quân nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các hộ

Thời gian qua tại NHCSXH, số tiền vay bình quân 1 hộ nghèo của khu vực đã tăng lên nhưng so với mặt bằng chung toàn quốc còn rất thấp, tuy nhiên NHCSXH chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu vay và các chi phí để hộ gia đình tham gia sản xuất, chăn nuôi. Để góp phần cho hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả thì NHCSXH cần phối hợp với các tố chức hội, chỉ đạo ban quản lý tố vay vốn thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình bình xét cho vay; trên cơ sở nhu cầu vay vốn của các hộ ngân hàng đáp ứng tối đa là 50 triệu đồng/1 hộ. Cần kiến nghị tăng mức vốn vay trung hạn và dài hạn đối với các hộ trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, trồng rừng; làng nghề truyền thống,... đối với hộ mới thoát nghèo cần tiếp tục cho vay thêm từ 3 đến 4 năm để họ tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập, tích luỹ được vốn tài sản và khắc phục tình trạng nghèo; mở rộng, đẩy nhanh giải ngân các chương trình tín dụng mới của Chính phủ như cho vay thương nhân.

NHCSXH tỉnh, huyện cần tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác triển khai thực hiện tốt cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, bảo đảm nhanh chóng giải ngân vốn quay vòng, tích cực thu hồi vốn đến hạn. Ngoài nguồn vốn điều phối từ NHCSXH cấp trên, hàng năm NHCSXH cần thực hiện tốt công tác huy động nguồn tiết kiệm qua các Tổ

TK&VV, từ các nguồn huy động có lãi suất thấp và sự ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân để tăng thêm nguồn vốn cho vay.

Bên cạnh nguồn vốn được cấp thêm hàng năm, vốn thu hồi và vốn huy động là hai nguồn rất quan trọng để đảm bảo cho vay quay vòng, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vì vậy, NHCSXH các tỉnh cần tăng cường công tác quản lý vốn, thực hiện tốt việc thu nợ, thu lãi; duy trì tỷ lệ thu lãi hằng năm trên 98%, thu nợ đến hạn kịp thời. Cùng với huy động tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo, cận nghèo góp phần kịp thời giải ngân cho vay hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn.

NHCSXH cần phát huy để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng, vốn quyên góp, ủng hộ, tiền gửi không lấy lãi,... của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đồng thời cùng các cấp ủy, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, phát động phong trào sâu rộng thường xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp để thực hiện cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách tại địa phương.

Tích cực thu hồi nợ đến hạn để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng, chỉ đạo giải ngân nhanh chóng kịp thời nguồn vốn mới, đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu kế hoạch được giao, qua đó tạo nguồn thu để cải thiện tình hình tài chính ngay từ đầu năm. Căn cứ định hướng phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, các đơn vị tham mưu kịp thời cho Ban đại diện HĐQT các cấp phân bổ vốn đến các đơn vị cơ sở, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng khó khăn hoặc điều chuyển vốn kịp thời giữa các xã hoặc các huyện khi được Trưởng Ban đại diện HĐQT cùng cấp ủy quyền.

Tích cực huy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cư, Tổ viên TK&VV cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo lập nguồn vốn cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.

3.2.1.4 Tăng cường hoạt động hỗ trợ, tư vấn và kiểm tra giám sát đối tượng vay vốn

Đối tượng cho vay của NHCSXH tương đối rộng, đại bộ phận hộ nghèo và các đối tượng chính sách đều cư trú ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi có

môi trường sản xuất kinh doanh không thuận lợi, lại chịu sự tác động lớn của diều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Chính vì vậy, để đồng vốn tín dụng đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát huy được hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, cần phải được tổ chức lồng ghép với các CTMTQG và an sinh xã hội. Bởi lẽ việc hỗ trợ tài chính cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua “con đường” tín dụng chỉ mới là điều kiện “cần”, ví như trao cho họ “chiếc cần câu”, còn việc “câu” ở đâu và bằng cách nào để “câu” được nhiều “cá”, đó là trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, mà quan trọng là vai trò của công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất - kinh doanh, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

NHCSXH cần có sự phối hợp với các ban ngành các tổ chức chính trị nhận ủy thác, các phòng ban tại UBND các địa phương để có các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chương trình tập huấn dạy nuôi trồng đúng kỹ thuật, sử dụng các con giống tốt, áp dụng cơ giới hóa sản xuất, chuyên canh... Có thể lựa chọn, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để tổ chức cho các hộ nghèo, cận nghèo thăm quan, trao đổi kinh nghiệm. Từ những hoạt động trên sẽ tạo ra sự lan toả, cuốn hút hộ nghèo, cận nghèo tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích, từng bước vươn lên làm giàu.

Đặc biệt, Ngân hàng cần phải tăng cường nâng cao hoạt động của các tổ TK&VV vì Tổ TK&VV là nơi người nghèo và cận nghèo được trực tiếp nghe tuyên

Một phần của tài liệu 0402 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NH chính sách xã hội các tỉnh khu vực tây nam bộ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w