Danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng đó trên thương trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM.
Uy tín của NHTM chỉ được tạo lập sau một khoảng thời gian hoạt động khá dài, thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thoả đáng các nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, để tạo được uy tín và danh tiếng trên thương trường các NHTM phải luôn nỗ lực mọi mặt và cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Uy tín, danh tiếng của NHTM ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố tâm lý của khách hàng. Yếu tố tâm lý luôn là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của khách hàng mang lại sẽ làm tăng thêm năng lực cạnh tranh của NHTM, hay đưa NHTM lâm vào tình trạng khó khăn, thậm trí là phá sản. Do vậy việc nâng cao uy tín, danh tiếng của NHTM, tránh làm ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý không lành mạnh đối với khách hàng là vấn đề các NHTM luôn phải quan tâm.
Ngày nay trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng thì ngoài danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể hiện được sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh. Một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác, hoặc sự hợp tác chiến lược giữa các ngân hàng với tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn, cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM đó trên thương trường.
1.1.5. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực NHTM. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là việc các NHTM sử dụng những chương trình, cách thức khác nhau nhằm gây ra sự hiểu lầm hoặc dễ gây ra sự hiểu lầm của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm, dịch
vụ của mình, hoặc bán những sản phẩm dịch vụ của mình dưới giá thành, mà có thể gây thiệt hại đến các TCTD khác, hoặc cho người tiêu dùng, hoặc cho nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các NHTM là vấn đề diễn ra thường xuyên. Do vậy các NHTM luôn tìm đủ mọi cách để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình, điều này dẫn tới sẽ có các NHTM sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo Luật các Tổ chức tín dụng và theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
- Khuyến mại bất hợp pháp;
- Thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của TCTD khác và của khách hàng;
- Đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ;
- Lạm dụng cơ chế lãi suất để tăng lãi suất thu hút tiền gửi;
- Không tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng nhằm thu hút khách hàng để cạnh tranh trong cho vay;
- Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆTNAM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA NHTM NAM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA NHTM
1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
Để có được hệ thống NHTM vững mạnh như hiện nay, Trung Quốc đã phải trải qua 1 quá trình cải cách toàn diện mạnh mẽ, quyết liệt với những bước đi thận trọng, chắc chắn. Trung Quốc đã quyết tâm cao độ, trong việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tiềm lực nội tại và thế chủ động trong cạnh tranh của các NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những nội dung cơ bản Trung Quốc đã thực hiện trong những năm qua là:
- Tách cho vay chính sách ra khỏi cho vay thương mại, thông qua việc thành lập 3 ngân hàng cho vay chính sách.
- Từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh của các NHTM, giảm sự can thiệp của chính quyền địa phương vào hoạt động ngân hàng.
-Tài trợ vốn cho các NHTM nhà nước xử lý tài sản gây nợ xấu. Nhà nước đã bỏ ra 33 tỷ USD cho các NHTM để xử lý nợ xấu trước năm 1996 là 170 tỷ USD. Các khoản nợ xấu phát sinh từ sau năm 1996 các ngân hàng phải xử lý bằng nguồn lực của mình. Kết quả 3 NHTM nhà nước lớn ở Trung quốc đã giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2002 từ 15% - 25,3% xuống còn 2,4%- 3,9% vào năm 2006.
- Đóng cửa hoặc sáp nhập các NHTM yếu kém. Chuyển các HTX tín dụng ở những đô thị lớn thành những NHTM địa phương. Thành lập một số NHTM mới và các định chế tài chính khác.
- Luật NHTM năm 1995 đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng theo định hướng thị trường, đa dạng sở hữu và hoạt động độc lập hơn.
- Chuyển đổi các NHTM nhà nước thành NHTM cổ phần có khả năng cạnh tranh quốc tế, với cấu trúc quản trị thích hợp, an toàn về vốn, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, với dịch vụ có chất lượng và có mức lợi nhuận mong muốn.
- Năm 1998 Bộ Tài chính Trung Quốc đã phát hành 270 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của các ngân hàng này từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàng Thương mại Trung Quốc.
- Cổ phần hoá 4 NHTM lớn của Trung Quốc và khuyến khích các ngân hàng này bán cổ phiếu trên thị trường trong và ngoài nước, coi đây như một cách để tăng vốn, đồng thời tăng cường năng lực quản lý, đổi mới các mặt hoạt động, để năng cao năng cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc.
- Cuối năm 1998 Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và yêu cầu các NHTM Trung Quốc thực hiện, nhằm tăng cường công tác quản lý và giám sát tài chính đối với hệ thống NHTM .
- Cải cách lãi suất nhằm đưa các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Bước đầu ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tự do hoá lãi suất thị trường liên ngân hàng.
- Cải cách quản trị ngân hàng bắt đầu từ việc thay đổi tổ chức. Chuyển đổi các NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần. Giám đốc hội đồng giám sát và hội đồng giám đốc được chỉ định từ những người đã hoạt động ngân hàng có kinh nghiệm.
- Quản lý rủi ro toàn diện, quản lý rủi ro từ dưới lên trên, theo nguyên tắc đơn giản hiệu quả.
- Tháng 6/2004 hai ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC) đã xử lý 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 36,2 tỷ USD) nợ khó đòi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74% và chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng.
- Tháng 5/2006 International Commercial Bank of China (ICBC) cũng bán cổ phiếu ra công chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc có tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài cao nhất, chiếm khoảng 8,89% vốn điều lệ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ICBC được tăng lên tới 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4,43%.
- Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng E-banking sẽ là điểm trọng yếu để các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh với các NHTM Trung Quốc. Để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài trong dịch vụ này các NHTM Trung Quốc đã áp dụng chiến lược nhanh chóng, linh hoat, chính xác và an toàn cao.
Các NHTM lớn tại Trung Quốc đã liên tục nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo lớn về sự tiện dụng của dịch vụ E-banking. Đồng thời, các NHTM Trung Quốc ưu tiên
tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất, thành thạo nghiệp vụ nhất vào làm việc tại bộ phận E-banking.
Các NHTM Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp để tăng tính an toàn và bảo mật cho dịch vụ E-banking bằng các biện pháp: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động để lưu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng; Áp dụng biện pháp “lưu dấu vết” đối với các giao dịch E-banking để tăng cường việc kiểm tra nội bộ trong ngân hàng ; Đặc biệt chú trọng việc bảo mật thông tin E-banking để giữ cho các thông tin thiết yếu không bị rò rỉ và không bị truy cập trái phép khi các giao dịch này hoàn toàn được thực hiện qua Internet và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
Các NHTM Trung Quốc đã thành công và đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện chiến lược này. Kết quả đạt được tại ngân hàng ICBC là một chứng minh điển hình. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lược và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa.
Thực chất các NHTM nước ngoài tại Trung Quốc cũng rất mạnh và có kinh nghiệm về dịch vụ E-banking nhưng họ chưa hiểu sâu sắc, chưa tạo được lòng tin của khách hàng như các NHTM Trung Quốc. Các NHTM Trung Quốc đã tận dụng được lợi thế này cùng với việc hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ và họ đã thành công trong cuộc cạnh tranh.
Hơn 30 năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã có chiến lược toàn diện, mạnh mẽ, quyết liệt với những bước đi thận trọng và cơ chế, chính sách kịp thời, đúng hướng. Hệ thống NHTM của Trung Quốc và khả năng cạnh tranh của nó, không ngừng được củng cố lớn mạnh. Mở cửa thị trường tài chính và sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đã trở thành động lực
cho NHTM Trung Quốc trong việc cải cách thể chế, cơ cấu, không những không bị tổn thương, khủng hoảng, mà còn mạnh lên một cách toàn diện và vững chắc.
1.2.2. Những bài học cho Việt Nam về tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM
1.2.2.1. Về phía chính phủ.
Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, để tạo điều kiện cần thiết và môi trường pháp lý phù hợp với kinh tế thị trường, tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTM, bài học cho Việt Nam là:
- Thứ nhất: Ban hành một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ. Tạo một môi trường kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo công bằng, minh bạch, bình đẳng giữa các NHTM. Có lộ trình giảm bớt sự can thiệp bằng biện pháp hành chính của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Thứ hai: Từng bước tự do hoá lãi suất, có sự kiểm soát của nhà nước, đưa các lãi suất tiền gửi, tiền vay, lãi suất liên ngân hàng về sát với cung cầu thị trường.
- Thứ ba: Chính phủ cũng cần có những biện pháp để hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính của các NHTMQD và NHTMCP nhà nước nắm vốn chi phối, như tăng vốn điều lệ; xử lý nợ xấu; khuyến khích các NHTM bán một phần cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài; có chính sách thúc đẩy, tạo điều kiện để tăng cường năng lực quản lý, năng lực quản trị, năng lực tài chính, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao công tác kiểm tra, giám sát, của các NHTM theo thông lệ quốc tế.
1.2.2.2. Về phía các Ngân hàng thương mại
Cũng qua kinh nghiệm hơn 30 năm đổi mới hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các NHTM của Trung Quốc, các NHTM Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất: Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua việc tăng cường qui mô hoạt động, năng lực tài chính, cơ cấu lại các khoản nợ, phát triển công nghệ, đổi mới tổ chức nhân sự, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên để giữ vững và chiếm lĩnh thị phần .
- Thứ hai: Mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử, coi đây là một chiến lược quan trọng phải được thực hiện kiên quyết, triệt để trên cơ sở xem xét các thế mạnh cũng như điểm yếu của các NHTM trong nước trong tương quan so sánh với NHTM nước ngoài.
- Thứ ba: Tận dụng lợi thế đi trước và sự am hiểu truyền thống, tập quán văn hoá xã hội của quốc gia để phát triển các dịch vụ ngân hàng như một thế mạnh trong cạnh tranh. Tạo sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng là hết sức quan trọng để làm cơ sở vững chắc cho ngân hàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 đã nêu một cách khái quát lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và NHTM riêng; Những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh và những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của NHTM.
Đồng thời, chương 1 đưa ra tiến trình, kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc để các NHTM Việt Nam có thể xem xét như một bài học kinh nghiệm.
Những cơ sở lý luận trong chương 1 là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình trong chương 2 và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình trong chương 3.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NHTMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH NINH BÌNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH , HOẠT ĐỘNG CỦANGÂN HÀNG DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GPBANK) VÀ GP BANK CHI NGÂN HÀNG DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GPBANK) VÀ GP BANK CHI NHÁNH NINH BÌNH.
2.1.1. Tổng quan về lịch sử ra đời và hoạt động của (GPbank)
Năm 1993, Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình (nay là NHTMCP Dầu khí toàn cầu) được thành lập theo Quyết định số: 216/ QĐ- NNNH, ngày 13/11/1993, của NHNN Việt Nam, về việc cho phép thành lập Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình. Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số: 0043/NH- GP, ngày 13/11/1993. Theo đó, Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình trong thời gian đầu được hoạt động trên địa bàn thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư. Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình có vốn điều lệ ban đàu là: 500 triệu VNĐ và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 21 tháng 12 năm 1993. Ngày 09/09/2002, NHNN Việt Nam có quyết định số: 262/QĐ-NHNN, chấp thuận cho phép mở rộng hoạt động của ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thời gian này Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình chỉ thực hiện nghiệp vụ đơn thuần là huy động vốn, cho vay vốn và dịch vụ ngân quĩ, dịch vụ thanh toán chuyển tiền.
Các chỉ tiêu chủ yếu của ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình tại thời điểm 30/9/ 2002 :
- Vốn điều lệ : 5.000 triệu VNĐ.
- Nguồn vốn huy động : 39.302 Triệu VNĐ. - Dư nợ cho vay : 43.923.triệu VNĐ.
- Nợ quá hạn : 108 triệu VNĐ. Bằng 0,25% tổng dư nợ. - Lãi : 152 triệu VNĐ.
( Nguồn từ GPbank và NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Bình )
Ngày 11/01/2006, NHNN Việt Nam có Quyết định số:31/QĐ-NHNN, về việc chấp thuận việc chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên ngân hàng