MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0422 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH dầu khí toàn cầu chi nhánh ninh bình luận văn thạc sĩ (Trang 89)

3.4.1. Kiến nghị với nhà nước.

1/ Đề nghị nhà nước sớm hoàn thiện và ban hành luật NHNN, luật các TCTD, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho các NHTM.

2/ Đề nghị nhà nước sớm hoàn thiện và ban hành luật bảo hiểm tiền gửi và luật giám sát ngân hàng, để có cơ sở pháp lý thực hiện bảo hiểm tiền gửi, giám sát hoạt động ngân hàng, góp phầm đảm bảo cho các TCTD có môi trường cạnh tranh lành mạnh và hoạt động an toàn, hiệu quả.

3/ Tại điểm 3, điều 16, chương 1, những qui định chung của luật các tổ chức tín dụng có qui định một số hành vi cạnh tranh bất hợp pháp và tại văn bản số: 339/NHNN-CSTT, ngày 07/4/2004, của ngân hàng nhà nước

Việt Nam, có qui định thêm một số hành vi cạnh tranh bất hợp pháp của TCTD. Những qui đinh này chưa được hướng dẫn cụ thể và chưa thống nhất vào một văn bản pháp qui, do vậy việc thực hiện cũng như việc kiểm tra các NHTM có cạnh tranh bất hợp pháp hay không, còn có nhiều khó khăn. Đề nghị nhà nước ban hành văn bản qui định cụ thể những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp của TCTD, để các TCTD có căn cứ pháp lý thực hiện và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các TCTD.

4/ Tại điểm 4, điều 54, mục 2, chương 3, luật các tổ chức tín dụng có qui định "...Việc đảo nợ được thực hiện theo qui định của chính phủ ". Đến nay chưa có văn bản nào của chính phủ qui định về vấn đề này. Đề nghị chính phủ ban hành qui định về đảo nợ của các TCTD, để có căn cứ pháp lý cho các NHTM thực hiện, nhằm tránh việc các NHTM lợi dụng đảo nợ tuỳ tiện, gây nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh và bình đẳng giữa các ngân hàng.

5/ Tại điểm 1, điều 476, mục 4, Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có qui định "... Lãi suất do hai bên thoả thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố với loại cho vay tương ứng ". Như vậy lãi suất cho vay của các NHTM bị khống chế không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN. Qui định trên làm cho tính chất thị trường trong hoạt động NHTM bị giảm sút và tính cạnh tranh giữa các NHTM cũng bị giảm theo. Qui định này chỉ nhằm điều chỉnh hành vi của 1 bộ phận dân chúng, nhưng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM và trái với qui luật thị trường. Đề nghị nhà nước nghiên cứu, đề nghị Quốc hội sửa đổi điều luật này cho phù hợp.

6/ Việc qui định trần lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền cho vay hiện nay là không phù hợp với qui luật thị trường và rất khó khăn cho hoạt động của NHTM, làm giảm sút tính cạnh tranh giữa các TCTD. Đề nghị nhà nước không qui định khống chế trần lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đối với các TCTD, mà thực hiện các loại lãi suất tiền gửi, tiền cho vay, lãi suất thị

trường liên ngân hàng, theo quan hệ cung - cầu, theo qui luật của thị trường.

7/ Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và môi trường số:05/TT-LT-BTP-BTNMT, ngày 16/6/2005, hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thực tế rất bất cập, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các TCTD và khách hàng. Đề nghị nhà nước nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, tạo môi trường thuận lợi cho cho các TCTD hoạt động cũng như khách hàng tiếp cận vốn vay các TCTD.

8/ NHNN đã có văn bản xếp hạng đối với các NHTMCP từ năm 1998, (Thậm trí QTDND, NHNN cũng đã có văn bản qui định xếp hạng), nhưng chưa có văn bản xếp hạng đối với NHTMQD và NHTMCP nhà nước nắm quyền chi phối. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng NHTMCP mới chỉ cụ thể hoá tiêu thức CAMEL, chủ yếu mang tính định lượng, mà ít bao gồm các chỉ tiêu định tính khác. Chưa có 1 tổ chức độc lập xếp hạng NHTMCP, cơ quan xếp hạng NHTMCP là thanh tra giám sát, nên kết quả xếp hạng NHTMCP không được công bố rộng rãi. Như vậy, chưa có sự bình đẳng, khách quan trong việc xếp hạng NHTM. Để đảm bảo sự công bằng, khách quan, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM, đề nghị NHNN Việt Nam có văn bản qui định việc xếp hạng NHTM cho tất cả các NHTM, đồng thời qui định hệ thống chỉ tiêu xếp hạng NHTM đầy đủ, hợp lý, khoa học, có 1 cơ quan độc lập thực hiện việc xếp hạng và công bố công khai rộng rãi kết quả xếp hạng các NHTM.

9/ NHNH đã có văn bản qui định tiêu chuẩn đối với chủ tịch HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát đối với các NHTMQD và NHTMCP nhà nước nắm quyền chi phối, (Thậm trí đối với QTDND, NHNN cũng đã có văn bản qui định tiêu chuẩn đối với các chức danh này từ năm 2000), nhưng NHNN mới chỉ qui định tiêu chuẩn với chức danh tổng giám đốc NHMCP, mà chưa có văn bản qui định tiêu chuẩn đối với các chức danh

khác của NHTMCP. Hiện nay 1 số NHTMCP có Chủ tịch hội đồng quản trị, Phó chủ tịch hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc, Ban kiểm soát, chưa đủ các điều kiện cần thiết tối thiểu về chuyên môn đang đảm nhận các chức danh này, làm cho việc quản trị, điều hành và quản lý ở các ngân hàng này vừa yếu vừa thiếu chuyên nghiệp. Điều đó làm cho việc quản trị rủi ro và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng này bị suy giảm. Để đản bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTMCP đề nghị NHNN Việt nam có văn bản qui định tiêu chuẩn được đảm nhận các chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Ban kiểm soát đối với các NTMCP.

10/ Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, để tạo điều kiện cho họ dùng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng và cũng là tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình

Đề nghị NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Bình tăng cường thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, TCTD đảm bảo cho các NHTM, TCTD hoạt động, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, đúng pháp luật, có hiệu quả.

3.4.3. Kiến nghị với GPbank.

1/ Xây dựng chiến lược hoạt động của GPbank, để có định hướng cho các hoạt động của chi nhánh .

2/ Xây dựng kế hoạch, giải pháp tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của các chi nhánh.

3/ Khẩn trương xây dựng và ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản qui định về tổ chức về qui trình, qui chế hoạt động nghiệp vụ nội bộ của GPbank, để các chi nhánh có căn cứ thực hiện .

4/ Tăng cường công tác quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm soát để các chi nhánh hoạt động đúng hướng, an toàn, hiệu quả.

5/ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ đã có và phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới, đồng thời hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chi nhánh thực hiện.

6/ Khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành của chi nhánh GPbank Ninh Bình, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh hoạt động.

7/ Nghiên cứu xây dựng qui chế khoán tài chính cho các chi nhánh để nâng cao trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của các chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi khái quát chung về môi trường kinh doanh của các ngân hàng sau năm 2010, những thuận lợi,những khó khăn, thách thức đang chờ đợi các NHTM. Chương 3 nêu tổng quát về định hướng phát triển trong những năm tới của GPbank chi nhánh Ninh Bình và vận dụng mô hình SWOT để nâng cao năng lực của GPbank chi nhánh Ninh Bình.

Cuối cùng chương 3 tập trung nêu lên các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của GPbank chi nhánh Ninh Bình. Những giải pháp nêu trong chương 3 chỉ mang tính khái quát, chưa thật sự đi sâu vào từng giải pháp cụ thể, trong từng trường hợp cụ thể, nhưng đó là những nền tảng cơ bản để xác định những biện pháp cụ thể, cho việc nâng cao năng lực canh tranh cũng như sự phát triển của GPbank chi nhánh Ninh Bình trong những năm tới.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh là một tất yếu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh, tồn tại hay diệt vong đối với các tổ chức kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Những năm gần đây, nhất là từ khi mở cửa cho các NHNNg vào hoạt động tại Việt Nam thì việc cạnh tranh giữa các NHTM, TCTD, ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. GPbank chi nhánh Ninh Bình cũng trong xu thế đó. GPbank chi nhánh Ninh Bình là đơn vị ra đời muộn và có điểm xuất phát thấp. Qua 4 năm hoạt động GPbank chi nhánh Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, đang có những cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong những năm tới. Đề tài nghiên cứu " Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ninh Bình " đã tập trung giả quyết 3 nội dung cơ bản: Hệ thống hoá một số vấn đề về lý luận cạnh tranh; Thực trạng về năng lực cạnh tranh của GPbank chi nhánh Ninh Bình; Giải pháp mâng cao năng lực cạnh tranh của GPbank chi nhánh Ninh Bình."

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung và của GPbank chi nhánh Ninh Bình nói riêng là vấn đề phức tạp, khó khăn, nhưng thiết thực, được nhiều người và nhiều ngân hàng quan tâm. Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện tốt nghiên cứu về đề tài này, nhưng không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Văn Hưng, phó giám đốc NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, khoa sau đại học, các thầy, cô giáo Học viện Ngân hàng, NHNN chi nhánh tỉnh Ninh bình, các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này./.

1. Micheal E.Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ

Chí Minh.

2. Nguyễn Thu Trang (2010), “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong công tác cải cách, phát triển hệ thống ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, Tạp chí Ngân hàng, số 2+3.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình (2010), Tài liệu hội nghị triển khai công tác ngân hàng Ninh Bình năm 2010.

4. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

5. TS. Tô Ngọc Hưng (2002), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. ThS. Nguyễn Kim Thài (2009), “Bàn thêm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 18.

7. TS. Lê Văn Luyện (2009), “Các ngân hàng thương mại cổ phần với những

giải phát phát triển bền vững”, Thị trường và tài chính tiền tệ, số 19. 8. ThS. Đàm Hồng Phương (2009), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng

hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội”,

Tạp chí Ngân hàng, số 3.

9. ThS. Phạm Minh Thư (2009), “Các ngân hàng thương mại trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt”, Thị trường và tài chính tiền tệ, số 14. 10.ThS. Phùng Thị Thủy, ThS. Phùng Thị Thái, “Hoạt động Marketing tại

các ngân hàng thương mại cổ phần trước những thay đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 21.

11.TS. Lê Xuân Sang (2009), “Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốc: Thành tựu và các vấn đề đặt ra”, Tạp chí Ngân hàng, số 15.

Nam hiện nay”, Tạp chíKhoa học và đào tạo Ngân hàng, số 86.

13.Thủ tướng chính phủ (2006), Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

14.Tạp chí ngân hàng (2006), Các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

15.Tạp chí ngân hàng (2006), Các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam TậpII, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

16.Văn Tạo, Kim Anh (2010), “Ngân hàng Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 92+93.

17.Vụ chính sách tiền tệ (2003), Chuyên khảo: Xu hướng, thực trạng và triển vọng phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân tại Việt Nam.

18.Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

19. Các website tham khảo:

www.sbv.gov.vn, www.gpbank.com.vn, www.mof.gov.vn,

www.vneconomy.vn, www.mpi.gov.vn, www.vietinbank.vn,

Một phần của tài liệu 0422 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH dầu khí toàn cầu chi nhánh ninh bình luận văn thạc sĩ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w