Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, có vị trí chiến lược trong hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong những năm qua tỷ trọng tiền cho vay của các chi nhánh NHTM tỉnh Ninh Bình luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng tài sản. Nguồn thu chủ yếu quyết định đến kết quả hoạt động của các chi nhánh là thu từ hoạt động tín dụng. Hàng năm nguồn thu từ hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHTM tại Ninh Bình chiếm trên 90% trong tổng nguồn thu.
Đối với GPbank chi nhánh Ninh Bình thu từ hoạt động tín dụng hàng năm chiếm từ 98,07% đến 99,95% trong tổng nguồn thu. Như vậy cho thấy hoạt động tín dụng là sự sống còn, quyết định sự tồn tại và hoạt động của GPbank chi nhánh Ninh bình. Để mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, GPbank chi nhánh Ninh Bình cần tập trung vào những giải pháp sau:
- Một là: Xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chiến lược khách hàng.
Khách hàng của ngân hàng có vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng, do vậy cần phải có một chiến lược khách hàng tốt. Chiến lược khách hàng phải tạo được mối quan hệ gắn bó mật thiết, thường xuyên, sâu sắc, với số lượng lớn khách hàng nhất là những khách hàng truyền thống. Ngân hàng phải đáp ứng tốt nhất, nhiều nhất, nhanh nhất, đầy đủ nhất, với chi chi phí thấp nhất những nhu cầu của họ. Chiến lược khách hàng phải đảm bảo duy trì được quan hệ tín dụng thường xuyên, lâu dài và ổn định, có hiệu quả, đảm bảo lợi ích hợp lý của cả ngân hàng và khách hàng. Có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng chiến lược, truyền thống của ngân hàng. Chiến lược khách hàng cần công khai cho cán bộ nhân viên chi nhánh biết và giao quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích cụ thể với từng nhân viên. Có chính sách khen thưởng động viên kịp thời đối với những nhân viên thực hiện tốt, thu hút được nhiều khách hàng mang lại lợi ích cho ngân hàng.
- Hai là: Mở rộng cho vay đối với doanh nghiêp vừa và nhỏ.
Trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện của nước ta hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Các đơn vị này trước mắt cũng như lâu dài có nhiều nhu cầu về sử dụng dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ tín dụng ngân hàng. Tỉnh Ninh Bình hiện nay có 2.700 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động và xu hướng số lượng loại hình doanh nghiệp này ngày càng lớn. Do vậy GPbank chi nhánh Ninh Bình cần có giải pháp tập trung
quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp này. Trước hết cần tổ chức nghiên cứu rà soát và phân loại các doanh nghiệp hiện có. Căn cứ vào các tiêu thức hiện hành và cụ thể hoá, các tiêu thức về phân loại doanh nghiệp, để phân loại các doanh nghiệp này. Có thể phân doanh nghiệp thành 4 loại như sau:
+ Loại A: Là những đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định có lãi trong 3 năm liên tiếp gần nhất. Bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực, uy tín. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, không có nợ quá hạn ngân hàng. Có dự án sản xuất, kinh doanh khả thi có hiệu quả kinh tế.
+ Loại B: Là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định, có lãi trong năm liền kề. Bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực uy tín. Dự án sản xuất kinh doanh khả thi có hiệu quả kinh tế.
+ Loại C: Là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa ổn định, chưa có uy tín. Có nợ quá hạn ngân hàng nhưng không mang tính chất thường xuyên, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, đủ điều kiện để trả nợ ngân hàng.
+ Loại D: Là những doanh nghiệp kinh doanh không ổn đinh. thường xuyên nợ ngân sách nhà nước và nợ quá hạn ngân hàng.
Trên cơ sở phân loại doanh nghiệp theo các tiêu thức cơ bản trên, chi nhánh cần xây dựng chính sách ưu tiên đối với khách hàng xếp loại A và loại B, đồng thời có chính sách đối xử hợp lý với những khách hàng loại C và loại D.
Khuyến khích cán bộ quan hệ khách hàng chủ động tiếp cận doanh nghiệp để tuyên truyền, quảng bá, giúp đỡ, tạo điều kiện, tư vấn, để doanh nghiệp quan hệ tín dụng lâu dài, ổn định với ngân hàng.
Ba là: Mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ.
Kinh tế tỉnh Ninh Bình đang trên đà phát triển mạnh trên tất cả các mặt, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng và cơ sở du lịch (như các dự án sản xuất thép, sản xuất xi măng, xây dựng khu vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp phục vụ khách du lịch....). Ninh Bình đã và đang có nhiều dự án có hiệu
quả kinh tế cao, với nhu cầu vốn đầu tư lớn, nhưng những năm qua GPbank chi nhánh Ninh Bình chưa chú ý quan tâm đến các khách hàng này, chưa tài trợ hay tham gia đồng tài trợ cho các dự án. Đầu tư các dư án lớn tại Ninh Bình độ rủi ro và chi phí ngân hàng thấp, nhưng hiệu quả mang lại cho ngân hàng, doanh nhiệp lớn, lâu dài và ổn định. GPbank chi nhánh Ninh Bình cần chủ động cùng các chi nhánh NHTM khác tiếp cận, xem xét, thẩm định để cùng đồng tài trợ cho các dự án này.
Bốn là: Mở rộng đầu tư đối với hộ sản xuất kinh doanh và các cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng.
Đây là thị trường bán lẻ tiềm năng, nhưng có nhiêù rủi ro và chi phí đầu tư tín dụng của ngân hàng thường lớn. GBbank chi nhánh Ninh Bình cần duy trì khách hàng truyền thống và từng bước mở rộng hợp lý đến các khách hàng khác. Có biện pháp mở rộng cho vay tiêu dùng, nhất là ở các khu đô thị, phù hợp với khả năng hoạt động của GPbank chi nhánh Ninh Bình và khả năng thanh toán của khách hàng.
Năm là: Đa dạng hoá sản phẩn tín dụng, phát triển sản phẩm cạnh tranh, tạo sự khác biệt hấp dẫn khách hàng trong cấp tín dụng.
Để tăng thêm khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực cấp tín dụng, GPbank chi nhánh Ninh Bình cần đa dạng hoá sản phẩm tín dụng như triết khấu chứng từ có giá, cho vay cầm sổ tiết kiệm , cho vay trả góp.... Đồng thời tạo ra sự khác biệt hấp đẫn khách hàng như cấp tín dụng cho khách hàng vip, cấp tín dụng tại nhà, cấp tín dụng gắn với tư vấn tài chính...Những sảm phẩm tín dụng khác biệt này làm cho khác hàng hài lòng hơn vì được phục vụ tận tình chu đáo, vì vậy mà họ gắn bó lâu dài, chặt chẽ với ngân hàng hơn.
Sáu là: Chính sách lãi suất cấp tín dụng mềm dẻo, linh hoạt hai bên cùng có lợi.
GPbank chi nhánh Ninh Bình cần xây dựng một chính sách lãi suất cấp tín dụng linh hoạt, theo nguyên tắc đảm bảo cho người vay tiết kiệm
được chi phí vay vốn ngân hàng để hạ giá thành sản phẩm, hạ phí kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo mức lãi thoả đáng cho ngân hàng. Lãi suất cấp tín dụng phải căn cứ vào lãi suất thị trường, mức cho phép của GPbank và các yếu tố cấu thành lãi suất như: Chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, chi phí cho khoản dự trữ bắt buộc, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí thanh khoản....và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Những khách hàng truyền thống vay trả thường xuyên, khách hàng lớn có uy tín với ngân hàng, chi nhánh cần có mức lãi suất cấp tín dụng ưu đãi hơn các khách hàng khác.
Bảy là: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đảm bảo tiền vay. Để nguồn vốn ngân hàng đạt hiệu quả, hạn chế tổn thất rủi ro, thì công tác thẩm định khách hàng thẩm định dự án là rất quan trọng. Thẩm định khách hàng vay vốn cần tập trung thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý, năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính,....Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư cần tập trung vào việc đánh giá tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ ngân hàng của dự án.
Đảm bảo tiền vay ngân hàng của khách hàng cũng là vấn đề phải hết sức quan tâm, nhằm tránh rủi ro, tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ vay. Yêu cầu tài sản đảm bảo tiền vay cũng cần cân nhắc thận trọng, linh hoạt. Kiên quyết yêu cầu khách hàng phải có tài sản hợp lý, hợp pháp đảm tiền vay ngân hàng đối với những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp hoặc những khoản vay dự kiến có sự rủi ro.
Tám là: Mở rộng các phòng giao dịch để tiếp cận khách hàng; Đẩy mạnh công tác Maketing; Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định và cho vay; Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.