Hiện nay các NHTM đều đã quan tâm đến công tác quản lý tài sản nợ - có của mình. Tình hình của tài sản nợ - có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới khả năng thanh khoản của NHTM. Quản trị tài sản nợ - có là một giải pháp rất quan trọng trong đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của một ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó. Quản trị tài
sản nợ - có, có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động, khả năng sinh lời của NHTM. Việc quản trị tàn sản nợ - có thời gian qua của GPbank chi nhánh Ninh đã có những chuyển biến nhất định, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục quan tâm hơn nữa.
Năm 2008 và những tháng cuối năm 2009, khi nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt để kiềm chế lạm phát thì GPbank chi nhánh Ninh Bình lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh khoản. Trước tình hình đó buộc GPbank chi nhánh Ninh Bình đẩy lãi suất huy động tiền gửi, lãi suất cho vay lên cao làm khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho GPbank Ninh Bình năm 2008 lỗ 5.855 triệu VND, là do công tác quản trị tài sản nợ - có chưa tốt. Để nâng cao chất lượng quản lý tài sản nợ - có GPbank chi nhánh Ninh bình cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị tài sản nợ - có của Ngân hàng. Trên cơ sở đó có những bước đi cụ thể để thực hiện có chất lượng, có kết quả công tác này.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình quản trị tài sản nợ - có trong hoạt động của chi nhánh. Thực hiện đồng bộ giữa quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, quản trị rủi ro thanh khoản....
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác báo cáo, thống kê, dự báo, đảm bảo kịp thời, chính xác phục vụ tốt cho công tác quản trị rủi ro.