Việt nam - Chi nhánh Ba Đình
Năm 2014 kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là ổn định, lạm phát được kiểm soát, đà tăng trưởng được phục hồi trong hầu hết các ngành, lĩnh vực, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng cao nhất trong ba năm trở về trước. Thành tích này có được sau khi Việt Nam vượt qua nhiều cơn sóng gió, từ việc gắng sức khôi phục tổng cầu, giảm hàng tồn kho, thúc đẩy tín dụng đến vượt qua biến cố Biển Đông vào tháng 5/2014. Tuy nhiên số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn, ở mức 67.800 đơn vị. Là một nền kinh tế có độ mở lớn, song Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, năm 2014, nhập siêu từ nước láng giềng phương Bắc này lên gần 29 tỷ USD, cao hơn mức 23,7 tỷ USD năm 2013. Con số xuất siêu cũng chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp nước ngoài, trong khi khu vực trong nước chủ yếu xuất hàng thô, hàng mới qua sơ chế và hàng gia công, công nghiệp phụ trợ cũng chậm phát triển. Mặc dù cán cân thương mại thặng dư 2 tỷ USD, song cán cân dịch vụ lại thâm hụt. Đặc biệt, giá dầu thế giới giảm nhanh và diễn biến khó lường trong những tháng cuối năm đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế, giá xăng dầu giảm sẽ làm hạ giá thành trong nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác, một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai trong khu vực Đông Á như Việt Nam không tránh khỏi bị liên lụy như các nước xuất khẩu khác trên thế giới.
Sang năm 2015, có thể nói tình hình kinh tế thế giới và trong nước 9 tháng đầu năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực và đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh đó với nỗ lực quyết tâm cao, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình đã có nhiều cố gắng, kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan, huy động liên tục tăng qua các năm, nợ xấu có chiều hướng giảm, lợi nhuận luôn vượt so với kế
31
hoạch đã đặt ra. Cụ thể một số hoạt động của chi nhánh như sau:
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt được đến cuối năm 2013 là 12.806 tỷ đồng, trong đó:
- Cơ cấu tiền gửi theo khách hàng:
+ Tiền gửi dân cư: 5.308 tỷ đồng, chiếm 41 % trong tổng nguồn huy động;
+ Tiền gửi TCKT: 7.498 tỷ đồng, chiếm 59 % trong tổng nguồn huy động. - Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn:
+ Không kỳ hạn: 2.171 tỷ đồng, chiếm 17 % trong tổng nguồn huy động;
+ Có kỳ hạn: 10.635 tỷ đồng, chiếm 83% trong tổng nguồn huy động. - Cơ cấu tiền gửi loại tiền:
+ VNĐ: 11.186 tỷ đồng, chiếm 87,3% trong tổng nguồn huy động;
+ Ngoại tệ quy VNĐ: 1.620 tỷ đồng, chiếm 12,7 % trong tổng nguồn huy động.
Đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 13.122 tỷ đồng, trong đó:
- Cơ cấu tiền gửi theo phân khúc khách hàng:
+ Tiền gửi KHDNL: 3.898 tỷ đồng, chiếm 29,7% trong tổng nguồn huy động;
+ Tiền gửi KHDNNVV: 1.904 tỷ đồng, chiếm 8,3% trong tổng nguồn huy động
+ Tiền gửi Khối bán lẻ, ATM và tiền gửi khác : 7.320 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62% trong tổng nguồn huy động
- Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn:
+ Không kỳ hạn: 2.089 tỷ đồng, chiếm 16% trong tổng nguồn huy động;
+ Có kỳ hạn: 11.033 tỷ đồng, chiếm 84% trong tổng nguồn huy động. - Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền:
+ VNĐ: 11.626 tỷ đồng, chiếm 88,6% trong tổng nguồn huy động .
+ Ngoại tệ quy VNĐ: 1.496 tỷ đồng, chiếm 11,4 % trong tổng nguồn huy động.
32 79% kế hoạch năm 2015. Trong đó:
- Cơ cấu tiền gửi theo phân khúc khách hàng
+ Tiền gửi KHDNL+FDI: 2.709 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch năm 2015. + Tiền gửi KHDNNVV: 1.340 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch năm 2015.
+ Tiền gửi bán lẻ và tiền gửi khác: 8.165 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch năm 2015. - Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền:
+ VNĐ: 10.504 tỷ đồng, chiếm 86% trong tổng nguồn huy động .
+ Ngoại tệ quy VNĐ: 1.710 tỷ đồng, chiếm 14 % trong tổng nguồn huy động Có thể thấy rằng công tác huy động vốn của chi nhánh đuợc thực hiện có hiệu quả nên quy mô huy động vốn năm sau luôn tăng hơn năm truớc. Nguồn tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động của chi nhánh.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Du nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 là 6.347 tỷ đồng, đạt 97,6% kế hoạch năm 2013, tăng 390 tỷ (+ 6,5%) so với năm 2012. Trong đó:
- Cơ cấu du nợ theo kỳ hạn:
+ Ngắn hạn: 3.781tỷ đồng, chiếm 59,6% trong tổng du nợ;
+ Trung dài hạn: 2.566 tỷ đồng, chiếm 40,4% trong tổng du nợ. - Cơ cấu du nợ theo loại tiền tệ:
+ VNĐ: 5.564 tỷ đồng, chiếm 87,7 % trong tổng du nợ;
+ Ngoại tệ quy VNĐ: 783 tỷ đồng, chiếm 12,3% trong tổng du nợ.
Du nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2014 là 6.719 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm 2014, tăng 372 tỷ đồng so với năm 2013. Trong đó:
- Cơ cấu du nợ theo phân khúc khách hàng:
+ KHDNL: 3.959 tỷ đồng, chiếm 58,9% trong tổng du nợ, đạt 99,0% kế hoạch năm 2014;
+ KHDNNVV: 2.467 tỷ đồng, chiếm 36,7% trong tổng du nợ, đạt 107% kế hoạch năm 2014;
+ Du nợ Khối Bán Lẻ: 293 tỷ đồng, chiếm 4,4% trong tổng du nợ, đạt 98,7% kế hoạch năm 2014;
33 - Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:
+ Ngắn hạn: 3.288 tỷ đồng, chiếm 48,9% trong tổng dư nợ;
+ Trung dài hạn: 3.431 tỷ đồng, chiếm 51,1% trong tổng dư nợ. - Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ:
+ VNĐ: 6.002 tỷ đồng, chiếm 89,3 % trong tổng dư nợ;
+ Ngoại tệ quy VNĐ: 717 tỷ đồng, chiếm 10,7% trong tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay đến 30/09/2015 tại chi nhánh đạt 7.283 tỷ đồng, tăng 564 tỷ đồng so với số thực hiện 31/12/2014, hoàn thành 89% kế hoạch quý và 83% kế hoạch năm. Điều này cho thấy khả năng phục hồi chỉ tiêu dư nợ của chi nhánh năm 2015 là rất tốt.
Việc khôi phục được chỉ tiêu dư nợ như trên cho thấy sự đồng sức đồng lòng, nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo cũng như các phòng ban nghiệp vụ trong công tác tìm kiếm, phát triển khách hàng mới và khôi phục, tái tiếp cận các khách hàng còn nhiều tiềm năng nhưng đã chấm dứt quan hệ tại chi nhánh.
Trong đó:
- Phân khúc KHDNL + FDI: 5.115 tỷ đồng, tăng 273 tỷ đồng so với 31/12/2014, đạt 87% kế hoạch năm 2015.
- Phân khúc KHDNNVV: 1.627 tỷ đồng, tăng 30 tỷ đồng so 31/12/2014, đạt 84% kế hoạch năm 2015.
- Phân khúc Bán lẻ: 397 tỷ đồng, tăng 117 tỷ đồng so 31/12/2014, đạt 40% kế hoạch năm 2015.
2.1.3.3. Hoạt động tài trợ thương mại
- Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Khối lượng thanh toán quốc tế ngày càng tăng cả về số món và giá trị thanh toán, doanh số mua bán ngoại tệ cũng ngày càng tăng cao. Chi nhánh đã đảm bảo được quyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển tiền. Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác, không để xảy ra sai xót. Đến cuối năm 2014, doanh số xuất nhập khẩu và doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt tương ứng 500 triệu USD và 524 triệu USD ; đến 30/09/2015 đạt tương ứng 320
34
triệu USD và 301 triệu USD. Ngoài ra, Chi nhánh còn tu vấn cho khách hàng lựa chọn các phuơng thức thanh toán thích hợp, phối hợp với các phòng khách hàng để áp dụng các chính sách phí dịch vụ và lãi suất phù hợp, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ theo quy định của Ngành, của Nhà nuớc.
- Hoạt động bảo lãnh: Số món bảo lãnh của Chi nhánh phát hành đều tăng qua các năm với giá trị và số du bảo lãnh ngày càng tăng. Năm 2014 tổng số món bảo lãnh phát hành của Chi nhánh là 1.700 món với doanh số phát hành bảo lãnh là 960 tỷ đồng, du bảo lãnh đến cuối năm là 706 tỷ đồng. Đến 30/09/2015, tổng số món phát sinh khoảng 1.300 món, doanh số phát hành khoảng 1.200 tỷ đồng và du bảo lãnh đến cuối quý 3 đạt 950 tỷ đồng. Chi nhánh luôn thực hiện đúng các quy định về quản lý ấn chỉ, phát hành bảo lãnh, không có món bảo lãnh nào Chi nhánh phải thanh toán thay cho bên đuợc bảo lãnh, phí dịch vụ từ hoạt động này góp phần đáng kể vào khối luợng thu dịch vụ chung của Chi nhánh.
2.1.3.4. Các hoạt động khác
- Phát triển dịch vụ thẻ: Công tác phát triển thẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với chi nhánh, đặc biệt là khối bán lẻ nhằm huớng tới thực hiện mục tiêu phát triển thị truờng bán lẻ, đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và gia tăng tiện ích cho khách hàng. Trong năm 2014, tổng số thẻ phát hành đạt 31.525 thẻ trong đó có 29.025 thẻ ATM và 2.553 thẻ tín dụng quốc tế. Đến 30/09/2015 chi nhánh phát hành đuợc 8.800 thẻ trong đó 7.820 thẻ ATM và 980 thẻ tín dụng quốc tế, đạt 68% kế hoạch năm 2015.
- Kế toán giao dịch và công tác quản lý kho quỹ: Với khối luợng khách hàng giao dịch ngày càng lớn, để phục vụ khách hàng đuợc thuận lợi, chi nhánh đã thiết lập các cửa giao dịch phục vụ giao dịch tiền mặt ở tầng 1 và giao dịch phi tiền mặt ở tầng 2 của trụ sở nhằm đáp ứng việc xử lý giao dịch cho khách hàng đuợc nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời bố trí đủ cán bộ đáp ứng đuợc yêu cầu thanh toán theo chuơng trình hiện đại hóa của hệ thống ngân hàng. Đến hết 30/09/2015 có khoảng 20.050 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán đuợc mở tại chi nhánh. Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình thanh
35
toán điện tử trên hệ thống đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn tài sản. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng luôn thực hiết tốt công tác an toàn kho quỹ, tồn quỹ ở mức cho phép, đảm bảo an ninh tiền mặt, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách hàng, công tác kho quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Công tác kiểm tra kiểm soát: Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHNN và Ngân hàng công thương Việt Nam nên nhìn chung không có sai sót lớn, kịp thời chỉnh sửa các sai sót trong nghiệp vụ tín dụng, kế toán.. .sau kiểm tra của các đoàn thanh tra Chính phủ, thanh tra NHNN, kiểm tra của Ngân hàng công thương Việt nam.
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam - Chi nhánh Ba Đình
Kết quả lợi nhuận của chi nhánh từ năm 2013 đến 30/09/2015 thể hiện chi tiết theo biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận chưa thực hiện trích dự phòng rủi ro
(Đvt: triệu đồng)
36
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận đã thực hiện trích dự phòng rủi ro
(Đvt: triệu đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ba Đình)
Lợi nhuận của chi nhánh có được tập trung chủ yếu ở một số hoạt động chính như sau: Thu lãi bán vốn trụ sở chính, thu lãi cho vay, thu lãi đầu tư Chứng khoán, thu dịch vụ, thu hoàn dự trả lãi, thu hoàn DPRR và thu hồi các khoản nợ đã XLRR.
Trong đó thu nhập từ nhóm KH DNNVV chiếm khoảng 30% trong tổng thu nhập, số trích dự phòng rủi ro cũng chiếm khoảng 30% do đó DNNVV thường mang lại lợi nhuận khoảng 30% trong tổng lợi nhuận đạt được hàng năm của Chi nhánh.
Lợi nhuận chưa tính dự phòng rủi ro của toàn Chi nhánh tăng đều qua các năm do quy mô của chi nhánh ở tất cả các hoạt động dịch vụ đều gia tăng. Tuy nhiên, sau khi trích dự phòng rủi ro, có thể thấy sự khác biệt đáng kể giữa các năm, đặc biệt năm 2014 mức lợi nhuận sau khi trích DPRR giảm hơn nhiều so với năm 2013, chỉ chiếm khoảng 74% so với lợi nhuận trước khi trích tuy nhiên vẫn đạt 96% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2014 đã đề ra. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chính do tỷ lệ nợ quá hạn, đặc biệt là nợ xấu năm 2014 tăng cao do đó số phải trích lập DPRR lớn dẫn đến làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, một trong những điều kiện tiên quyết là giảm nợ xấu, tăng trưởng tín dụng an toàn đồng thời phát triển và mở rộng nhiều sản phẩm dịch vụ
37
khác để tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ cho chi nhánh, tránh tình trạng bị phụ thuộc quá lớn vào thu nhập từ hoạt động tín dụng.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH
Những năm gần đây, trong xu thế chuyển đổi mô hình, cải cách quy chế tác nghiệp và sản phẩm dịch vụ, các NHTM Việt Nam đã và đang có những thay đổi đồng bộ và tích cực về mô hình tổ chức phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Xu huớng này thể hiện rõ nét qua những buớc chuyển dịch dần từ việc chỉ tập trung đẩy mạnh hoạt động tín dụng sang phát triển và đa dạng hóa các mảng kinh doanh khác.
Việc thay đổi mô hình tất yếu sẽ thay đổi cơ chế quản lý khách hàng, phuơng thức chăm sóc và phục vụ khách hàng cũng nhu phát triển và xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ chuyên biệt, đa dạng. Và cuối cùng, kết quả đạt đuợc là đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và nâng cao chất luợng, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Ngân hàng thuơng mại cổ phần công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình đã thực hiện nhiều lần chuyển đổi mô hình quản lý tín dụng và thời điểm chuyển đổi gần đây nhất là tháng 10/2014, chi nhánh thực hiện chuyển đổi mô hình tín dụng lần 2 theo đó cơ cấu tổ chức phòng khách hàng doanh nghiệp đuợc phân tách thành phòng KHDNL và phòng KHDNNVV, Phòng cá nhân đuợc đổi tên thành Phòng bán lẻ và có 3 phòng giao dịch đa năng (trên tổng số 15 phòng giao dịch của chi nhánh) theo đó phân chia khối luợng khách hàng tuơng ứng theo phân khúc, cụ thể: - Doanh nghiệp có doanh thu thuần duới 20 tỷ thuộc khối bán lẻ quản lý;
- Doanh nghiệp có doanh thu thuần từ 20 tỷ đến 800 tỷ thuộc phòng KHDN VVN quản lý;
- Doanh nghiệp có doanh thu thuần trên 800 tỷ thuộc phòng KHDNL quản lý.
Tuy nhiên do số luợng DNNVV chiếm tỷ lệ đến 67% tổng số các doanh nghiệp đang giao dịch tại chi nhánh, theo đó số luợng KHDNNVV sau khi phân khúc theo tiêu chí nhu trên đã khiến cho khối luợng khách hàng cũng nhu công việc phát sinh tại Phòng KHDNNVV quá lớn, trong khi số luợng KHDNL quá ít làm
38
ảnh hưởng đến quá trình xử lý giao dịch của khách hàng cũng như hoạt động của các chi nhánh trong toàn hệ thống, đặc biệt với một số chi nhánh không có KHDNL.
Vì vậy, đến tháng 3/2015 NHCT đã điều chỉnh lại phân khúc khách hàng, theo đó tiêu chí để phân khúc Doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp có doanh thu thuần từ 20 tỷ đến 500 tỷ thuộc phòng KHDN VVN quản lý;
- Doanh nghiệp có doanh thu thuần trên 500 tỷ và KHDN FDI thuộc phòng KHDNL quản lý.
Như vậy, trong tổng số 600 khách hàng doanh nghiệp hiện đang giao dịch tại