Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, DNNVV có vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nuớc, đây cũng là đối tuợng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần chú trọng.
84
Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động. Các DNNVV có tiềm lực tài chính nhỏ, công nghệ kỹ thuật chưa cao, khả năng vay vốn ngân hàng còn hạn chế, do đó để trợ giúp cho bộ phận doanh nghiệp này, nhà nước có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp này tiếp nhận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, hoặc kêu gọi các thành phần kinh tế khác đầu tư vào DNNVV. Đồng thời nhà nước cần hỗ trợ đào tạo cho các DNNVV về công nghệ, thị trường và kinh nghiệm điều hành, quản lý...
Nhà nước cần có quy định bắt buộc về kiểm tra kiểm soát đối với tất cả các doanh nghiệp để gây dựng môi trường thông tin chính xác cho các nhà đầu tư cũng như ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Nhà nước cần hỗ trợ tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hệ thống ngân hàng để đảm bảo quá trình hoạt động và xử lý giao dịch của Ngân hàng được thuận tiện từ đó giúp cho DNNVV dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng. Cụ thể:
- Nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, các văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các quy định về đất đai, tài sản bảo đảm....
- Mở rộng và phát huy hiệu quả của Quỹ phát triển DNNVV, nới lỏng các điều kiện để DNNVV có thể nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ phát triển đặc biệt là điều kiện về TSBĐ, với nguồn vốn này các DNNVV có dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ có thể vay được nguồn vốn ưu đãi mà không cần có tài sản thế chấp.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV:
+ Mở rộng và nâng cao năng lực tài chính cho các Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV đã được thành lập và tạo nguồn vốn để hình thành các quỹ địa phương mới. Nghiên cứu khả năng huy động các nguồn vốn tư nhân để bổ sung cho các Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương như chuyển đổi mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng thành công ty bảo lãnh tín dụng, cho phép các nhà đầu tư tư nhân được góp vốn vào các công ty bảo lãnh tín dụng, tham gia quản trị kinh doanh.
+ Sửa đổi quy chế bảo lãnh của các Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV hiện nay theo hướng: giảm thiểu các thủ tục hành chính và tăng cường sự tư vấn hỗ trợ cho
85
doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định các hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng; phối hợp với TCTD cho doanh nghiệp vay tăng cường kiểm soát sau khi cho vay.
+ Nâng cao chất lượng cán bộ để xây dựng quỹ hoạt động hiệu quả. Tăng cường khả năng thu thập thông tin sâu về khách hàng và thẩm định dự án, có cơ chế xử lý rủi ro phù hợp. Ngoài việc thực hiện cấp bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM, có thể mở rộng thêm các nghiệp vụ như tư vấn, quản lý tài chính... nhằm tăng thêm nguồn thu cho quỹ và tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp, thiết lập quan hệ sâu rộng với các hiệp hội ngành nghề để có thể thiết kế các sản phẩm phù hợp.
+ Tăng cường thông tin tuyên truyền, phối hợp các tổ chức liên quan đến phát triển DNNVV để thông tin tới doanh nghiệp về hoạt động của quỹ.
+ Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ kết nối giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và các TCTD tại địa phương. - Khuyến khích thành lập các loại quỹ khác như Quỹ khởi nghiệp, Quỹ vườn
ươm doanh nghiệp nhằm khuyến khích sự tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập.
- Nhà nước cần có những chính sách hợp lý rõ ràng để giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng và khách hàng khi rủi ro xảy ra.
- Chính phủ cũng cần thúc đẩy các bộ, ngành như NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ tự pháp tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV.