- Hoàn thiện khung pháp lý cho DNNVV hoạt động: Việc ban hành các văn bản chính sách liên quan đến DNNVV phải được thực hiện theo hướng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động (như trong lĩnh vực đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tư, phá sản doanh nghiệp...) .
- Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho DNNVV. Việc xây dựng trang thông tin điện tử về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, hiện nay chưa có một chuyên trang riêng biệt về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong khi đó, với đặc điểm chính của Việt Nam đa phần là các DNNVV, hiện nay chính sách hỗ trợ cho DNNVV được ban hành rất nhiều, từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, về các lĩnh vực như trợ giúp DNNVV, về thuế cho DNNVV, hỗ trợ công nghiệp phụ trợ cho DNNVV, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp,... các văn bản này đang nằm tản mạn tại các bộ, ngành, địa phương và thực tế thì các DNNVV Việt Nam rất khó tiếp cận. Vì vậy, Hiệp hội DNNVV Việt Nam cần hình thành chuyên trang về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và liên kết đến các trang thông tin của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp để cung cấp thông tin một cách có hệ thống các văn bản chính sách pháp luật đến được
89 với doanh nghiệp.
- Hỗ trợ để nâng cao năng lực quản trị tài chính, lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý dòng tiền cho cho DNNVV, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lập phương án/dự án kinh doanh phù hợp với các yêu cầu của TCTD. Mở rộng các hoạt động tư vấn/hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực DNNVV, xây dựng tài liệu hướng dẫn và phổ biến kiến thức về xây dựng hồ sơ vay vốn tại các TCTD để cung cấp cho các DNNVV.
- Thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho TCTD khi tham gia các quan hệ tín dụng. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho DNNVV,
tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, khuyến cáo doanh nghiệp thực thi pháp luật . Đề nghị Hiệp hội ngoài việc tập trung đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp, cần tăng cường dành nhiều thời lượng cho chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp này.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tham gia liên kết, kết nối với các cơ quan, bộ ngành liên quan, với NHNN, các NHTM và giữa các DNNVV để tạo cầu nối, hỗ trợ trong quá trình làm việc, trao đổi của các DNNVV đồng thời thúc đẩy tạo ra các mối quan hệ, đối tác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau, từ đó góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng và phát triển cũng như đẩy nhanh quá trình tiếp nhận nguồn vốn tín dụng từ các TCTD cho các DNNVV.