Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0406 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 105)

- Tăng cường kỹ năng quản lý và khả năng tiếp cận thị trường bởi đây là yếu tố rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là trong môi trường kinh doanh đầy biến động của nền kinh tế thị trường như hiện nay. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về thị trường, về đối thủ cạnh tranh.. ..thông qua việc tham gia các câu lạc bộ doanh nghiệp, hiệp hội DNNVV, tham gia các chương trình hội thảo.Đồng thời, qua đó doanh nghiệp cũng tạo được mối quan hệ sâu rộng với các

90

doanh nghiệp cùng ngành để chia sẻ kinh nghiệm, quản lý công việc và thị trường cũng như tìm kiếm thêm các đối tác mới, khách hàng mới cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm một cách cụ thể: Kế hoạch hàng năm giúp các DNNVV chủ động trong hoạt động kinh doanh, dự phòng được rủi ro có thể xảy ra và ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm cũng giúp NHTM khi thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp được thuận tiện và dễ dàng hơn vì qua đó Ngân hàng có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xác định được nhu cầu vốn, nhu cầu vay của doanh nghiệp. Do mỗi doanh nghiệp có thể tham gia rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu vay vốn phát sinh ở mỗi thời kỳ, mỗi lĩnh vực là khác nhau, do đó bên cạnh kế hoạch kinh doanh tổng thể, doanh nghiệp cũng cần xây dựng được kế hoạch kinh doanh cho từng phương án/dự án cụ thể khi đề xuất nhu cầu vay vốn tới Ngân hàng. Qua đó, Ngân hàng có đầy đủ thông tin để thẩm định và đánh giá về chu kỳ kinh doanh, nhu cầu vốn và tính khả thi của dự án/phương án, việc quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng từ đó cũng được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

- DNNVV cần thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán tài chính theo quy định: Các BCTC mà doanh nghiệp cung cấp là cơ sở để NHTM xem xét đến năng lực tài chính khi ra quyết định cho vay. Do tính chất, quy mô của các DNNVV nên nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc lập BCTC hoặc BCTC được lập chưa đúng quy định, các BCTC gửi đến Ngân hàng để thẩm định nhiều khi còn sơ sài, không đủ thông tin cần thiết, thậm chí doanh nghiệp còn lập BCTC riêng với số liệu “đẹp” để gửi đến Ngân hàng dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian và khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ tài chính của doanh nghiệp.

Vì vậy, để đảm bảo thuận lợi cũng như tạo niềm tin của Ngân hàng đối với doanh nghiệp, giúp cho việc thẩm định được nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp không bị lỡ các cơ hội đầu tư kinh doanh, đề nghị các DNNVV cần tuân thủ đầy đủ các quy định về chế độ hạch toán, chuẩn mực kế toán và quy định tài chính

91

trong việc lập và cung cấp BCTC, đảm bảo số liệu tài chính của doanh nghiệp gửi tới Ngân hàng là đầy đủ và chính xác.

- DNNVV cần nghiêm túc thực hiện và tuân thủ các điều kiện, quy định truớc, trong và sau cho vay của Ngân hàng, đặc biệt là vấn đề sử dụng vốn vay đúng mục đích. Đồng thời doanh nghiệp cần cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh để Ngân hàng nắm bắt kịp thời, từ đó Ngân hàng có thể có những chính sách tín dụng phù hợp để tu vấn và hỗ trợ cho Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển hiệu quả, tránh tình trạng khi doanh nghiệp đã mất khả năng trả nợ mới đề xuất đến Ngân hàng để thực hiện cơ cấu, gia hạn nợ.

- DNNVV nên tích cực tham gia vào các hiệp hội và đề xuất với hiệp hội, với Chính phủ và các bộ ngành liên quan để có những chính sách hỗ trợ riêng cho các DNNVV, đồng thời thông qua các hiệp hội, qua sự ủng hộ của cơ quan quản lý Nhà nuớc để đề xuất tới các TCTD trong việc phối hợp và có cơ chế riêng để hỗ trợ vốn cho các DNNVV.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận chung về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại chuơng 1, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại chuơng 2, nội dung chuơng 3 đua ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình nhu xây dựng chính sách tín dụng phù hợp; chú trọng công tác tiếp thị, tìm hiểu và phát triển khách hàng; hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng; nâng cao chất luợng cán bộ tín dụng; cải tiến quy trình và điều kiện vay vốn; tăng cuờng công tác kiểm tra kiểm soát. Đồng thời chuơng 3 cũng đua ra một số kiến nghị, đề xuất với các Bộ, ban ngành liên quan nhu kiến nghị với Nhà nuớc và chính phủ, với Ngân hàng nhà nuớc, với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa và với chính các DNNVV để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.

92

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình đã không ngừng phấn đấu, phát triển và luôn giữ vị trí trong nhóm 5 chi nhánh lớn nhất của hệ thống NHCT. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay với hàng loạt các hiệp định thương mại được ký kết, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng trở nên năng động và thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang theo định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó các DNNVV chiếm đa số và là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng cho các sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm tín dụng nói riêng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.

Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng, hiệu quả hoạt động tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết, được quan tâm và đặt lên hàng đầu của các NHTM nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình nói riêng. Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đặc biệt là đối với DNNVV để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh là hết sức cần thiết đối với hầu hết các NHTM hiện nay. Hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan, hiệu quả tín dụng đã được cải thiện và góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động chung của toàn chi nhánh. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV và tạo điều kiện để Ngân hàng có thể khai thác hiệu quả tiềm năng cũng như hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp này thì đòi hỏi cả Ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng cố gắng, nỗ lực hết sức và hơn hết cần có sợ hỗ trợ, phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Nội dung luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và DNNVV, phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại Ngân

93

hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình và đề cập tới định hướng của công tác tín dụng cùng với những giải pháp mang tính chất đồng bộ để không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ở ngân hàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, làm cho tín dụng trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của nhà nước, góp phần cho sự phát triển ổn định phồn vinh của xã hội.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy không phải là đề tài mới mẻ nhưng nó lại mang tính phức tạp, khó khăn và nhiều vấn đề, em mong rằng những ý kiến đề xuất trong luận văn sẽ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ở các NHTM nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình nói riêng.

Với thời gian có hạn và trình độ lý luận còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa cho em được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Đinh Thị Diên Hồng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam - Chi nhánh Ba Đình năm 2013, 2014 và 30/09/2015.

2. Các văn bản, quy trình, quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.

3. Bộ tài chính (2015), Thông tư 119/2015/TT-BTC ngày 01/10/2015 về hướng

dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về việc

trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Ngân hàng nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc

ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

6. Ngân hàng nhà nước (2012), Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012

về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

7. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày

18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày

20/05/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

10. Quốc hội (2012), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày

10/01/2011 về Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng thương mại được triển khai qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

12. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày

01/03/2012 phê duyệt đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015.

13. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày

07/09/2012 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2011 - 2015.

14. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày

31/05/2013 phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và đề án thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

15. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày

15/10/2013 về ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

16. Nguyễn Văn Tiến (2005), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà nội.

18. Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2010), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.

19. Peter Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0406 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w