Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

1 .2HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

1.3.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là một hiện tuợng gắn liền với nền kinh tế thị truờng, nó xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi cơng đoạn của q trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị truờng. Khái niệm cạnh tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị truờng.

Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về cạnh tranh:

Với tu cách là một hiện tuợng xã hội, theo cuốn Từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 đã viết: “cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch

giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình ”. Theo quan điểm trên đây, cạnh

đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt đuợc mục tiêu kinh tế của mình, thơng thuờng là chiếm lĩnh thị truờng, giành lấy khách hàng cũng nhu các điều kiện sản xuất, thị truờng có lợi nhất.

Cịn theo kinh tế học, cạnh tranh là sự tranh giành thị truờng (khách hàng) để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp. Nhu vậy, một nền kinh tế thị truờng ln địi hỏi phải có cạnh tranh mà cạnh tranh theo nghĩa là tranh giành thị phần chỉ có trong khn khổ của nền kinh tế thị truờng.

Cùng với khái niệm cạnh tranh, “lợi thế cạnh tranh” đã trở thành một nội dung quan trọng đối với bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đang hoạt động trong nền kinh tế. Theo Từ điển kinh doanh của Nhà xuất bản Longman “Lợi thế cạnh tranh là một khía cạnh của một sản phẩm hay một dịch vụ do một công ty cung cấp đã mang lại lợi thế cho công ty đó so với các đối thủ khác”. Nhung theo Michael Porter - một nhà kinh tế học nghiên cứu chuyên

sâu về cạnh tranh thì “Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh phát triển nhờ vào

những sản phẩm mà cơng ty có thể cung cấp cho người mua có giá trị cao hơn chi phí cơng ty phải chịu để làm ra sản phẩm đó”.

Ngân hàng thuơng mại cũng là một doanh nghiệp và là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là cạnh tranh trong nội bộ ngành. Do xuất phát từ những đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng và những ảnh huởng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế, cạnh tranh của NHTM có những đặc trung riêng. Đó là:

Thứ nhất, các ngân hàng phải hướng tới một môi trường cạnh tranh lành mạnh để tránh khả năng xảy ra rủi ro hệ thống.

Các NHTM phải cạnh tranh lành mạnh thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất luợng và theo đúng quy định của NHNN, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực

tiền tệ là doanh nghiệp đi vay để cho vay nên nếu các ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh hoặc cạnh tranh thông qua việc tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, nới lỏng các điều kiện tín dụng, giảm phí dịch vụ... sẽ làm giảm nguồn thu của ngân hàng, nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao và dẫn đến rủi ro hệ thống. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có tính lây lan rất cao. Chỉ một tin đồn thất thiệt về nguy cơ phá sản của một NHTM sẽ gây ra tâm lý hoang mang cho khách hàng gửi tiền, họ sẽ đồng loạt đến ngân hàng để rút tiền dẫn tới nguy cơ sụp đổ của ngân hàng đó. Một NHTM hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp và có nguy cơ sụp đổ sẽ gây mất niềm tin của khách hàng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, làm ảnh huởng tới hoạt động của tồn hệ thống ngân hàng và có thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, các NHTM vừa phải từng buớc mở rộng thị phần, thu hút khách hàng nhung vẫn phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Thứ hai, các NHTM vừa phải cạnh tranh gay gắt, vừa phải có sự hợp tác với nhau.

Cũng nhu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong hệ thống NHTM, các ngân hàng cũng phải cạnh tranh gắt gắt để mở rộng thị truờng, thu hút khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng đuợc bắt nguồn từ đặc thù của sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng có tính tuơng đồng cao và dễ bắt chuớc. Vì vậy, các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất luợng các sản phẩm dịch vụ cũng nhu hiện đại hóa cơng nghệ của ngân hàng. Mặt khác, do yêu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày càng cao, số luợng ngân hàng ngày càng nhiều trong khi điều kiện về vốn, mạng luới và cơng nghệ của từng ngân hàng có hạn, để tận dụng đuợc nguồn vốn, nhân lực, mạng luới và cơng nghệ đã có, tiết kiệm chi phí, các ngân hàng cần có sự liên kết hợp tác với nhau để cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt

nhất cho khách hàng. Hơn nữa, nếu một NHTM bị khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ sẽ tác động dây chuyền đến các NHTM khác. Chính vì thế, các ngân hàng bên cạnh việc cạnh tranh gay gắt cịn phải có sự hợp tác với nhau trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo lợi ích chung.

Thứ ba, cạnh tranh trong ngân hàng khơng thể dẫn tới làm suy yếu và thơn tính lẫn nhau như các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế.

Do hoạt động NHTM có liên quan tới tất cả các chủ thể kinh tế, đến mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, cho nên để tránh các hoạt động mạo hiểm của các NHTM dẫn tới nguy cơ đổ vỡ hệ thống, Ngân hàng Trung uơng (NHTW) phải có sự giám sát chặt chẽ thị truờng ngân hàng và đua ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Nếu khơng có sự giám sát chặt chẽ của NHTW thì thị truờng tài chính - tiền tệ sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ, làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thứ tư, cạnh tranh ngân hàng luôn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngồi như mơi trường kinh doanh, môi trường pháp luật, điều kiện cơ sở hạ tầng...

Cũng nhu bất kỳ doanh nghiệp nào, ngân hàng hoạt động và cạnh tranh với nhau trong những môi truờng và điều kiện kinh tế nhất định. Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự chi phối của luật pháp, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đua ra nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tuợng khách hàng cụ thể.

Khách hàng của ngân hàng có thể là cá nhân, các đơn vị, tổ chức thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tùy thuộc vào môi truờng kinh doanh, điều kiện kinh tế, chính trị pháp luật cũng nhu tính chất khu vực địa lý nhất định mà ngân hàng có những chiến luợc kinh doanh phù hợp, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, thu hút khách hàng và giành uu thế cạnh tranh.

Hoạt động của các NHTM liên quan đến luu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nuớc mà có liên quan đến nhiều nuớc để hỗ trợ cho các

hoạt động kinh tế đối ngoại. Do vậy, kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, như: môi trường pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước, các thông lệ quốc tế... đặc biệt, nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính, trong đó cơng nghệ thơng tin đóng vai trị cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Điều đó cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM trước hết phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tập quán kinh doanh tiền tệ của các nước, sự cạnh tranh trước hết phải dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh tối thiểu; bởi vì, một NHTM mở ra một loại hình dịch vụ cung ứng cho khách hàng là đã phải chấp nhận cạnh tranh với các NHTM khác đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, muốn lĩnh vực dịch vụ này được thực hiện thì địi hỏi phải đáp ứng tối thiểu về điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính mà thiếu nó thì khơng thể hoạt động được.

1.3.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Từ những quan điểm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và đặc thù của cạnh tranh trong ngân hàng thương mại, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Năng

lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an tồn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh ”. Như vậy, năng lực

cạnh tranh của ngân hàng được đánh giá như một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng kết hợp các lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng đang có để biến đổi thành những công cụ hữu hiệu trong việc khẳng định vị trí của ngân hàng trên thị trường.

tranh trong ngân hàng. Chính vì vai trị vơ cùng quan trọng của hoạt động huy

động vốn trong ngân hàng nên năng lực cạnh tranh trong huy động vốn là vấn

đề đuợc các cấp lãnh đạo trong ngân hàng đặc biệt quan tâm, chú trọng. Suy cho cùng, phần lớn các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng chính là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là thu đuợc lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w