1 .2HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá giúp cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng được toàn diện và cụ thể, rõ ràng nhất. Xác định được các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và cụ thể là năng lực cạnh tranh trong huy động vốn sẽ giúp ngân hàng định hướng được chính sách, chiến lược phát triển huy động vốn phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mình.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh đưa ra phải đạt tiêu chuẩn SMART, bao gồm năm tiêu chí là: Specific (cụ thể); Measurable (đo lường được); Achievable (có thể thực hiện được); Rewarding (đáng giá); Timebound (hạn định thời gian).
1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính
Uy tín, thương hiệu của NHTM
Uy tín, thương hiệu của một ngân hàng là tài sản vơ hình, là những dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm, dịch vụ nào đó được cung cấp bởi một NHTM. Thương hiệu ngân hàng có thể được thể hiện qua tên giao dịch hay qua logo hoặc biểu ngữ của một ngân hàng, nó được gắn với bản sắc riêng, uy tín và hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối với khách hàng và phân biệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Nói cách khác,
hàng. Khách hàng có thể khơng cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượng của một ngân hàng nào đó, nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đến ngân hàng một cách vơ thức thì ngân hàng đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng.
Khi khách hàng tìm đến một ngân hàng, họ luôn lựa chọn một ngân hàng có thương hiệu và uy tín tốt để có thể an tâm về chất lượng cũng như sự phong phú đa dạng về sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng đó sẽ cung cấp. Uy tín và thương hiệu của một ngân hàng được thể hiện qua số năm hoạt động và chất lượng dịch vụ mà NHTM đó cung cấp cho khách hàng so với ngân hàng khác. Một ngân hàng thương mại được gọi là có thương hiệu khi được nhiều khách hàng thừa nhận và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Năng lực cơng nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng nói riêng, cơng nghệ thông tin đang đóng vai trị ngày càng quan trọng và được coi như một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất trong huy động vốn của ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống ngân hàng lõi Core banking, hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, hệ thống rút tiền tự động ATM... Công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng còn bao gồm hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp ERP ( Enterprise Resource Planning), hệ thống thông tin quản lý MIS, hệ thống báo cáo rủi ro. trong nội bộ ngân hàng. Năng lực triển khai, ứng dụng và nâng cấp, đổi mới công nghệ trong ngân hàng là một trong những chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng.
Một hệ thống công nghệ ngân hàng tốt sẽ đảm bảo cho các giao địch được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác tạo sự an tâm và hài lòng cho khách hàng. Đặc biệt trong hoạt động huy động vốn, một ngân hàng có hệ
thống cơng nghệ thông tin hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy đa dạng các hình thức huy động vốn, phát triển những sản phẩm tiện ích ngân hàng hiện đại, cung ứng cho doanh nghiệp và dân cu, mở rộng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Các dữ liệu trong hoạt động ngân hàng đuợc nối mạng trực tuyến giữa các phòng ban tại trụ sở chính, chi nhánh đảm bảo kiểm soát, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng nhu hoạt động thống kê, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá và phát triển các sản phẩm dịch vụ khách hàng, phục vụ việc nghiên cứu chăm sóc khách hàng, các quyết định, chính sách tối uu cũng nhu hạn chế rủi ro cho khách hàng và cho cả ngân hàng. Chính điều đó tạo sự thu hút khách hàng đến tới ngân hàng và góp phần đáng kể nâng cao chất luợng và số luợng vốn huy động trong ngân hàng.
Năng lực công nghệ trong ngân hàng không chỉ đuợc thể hiện ở số luợng chất luợng công nghệ đang ứng dụng mà còn bao gồm cả khả năng nâng cấp, đổi mới công nghệ hiện tại so với các NHTM khác.
Chất lượng cán bộ nghiệp vụ
Chất luợng cán bộ cụ thể ở đây là chất luợng cán bộ trực tiếp giao dịch huy động vốn. Cán bộ huy động có trình độ cao phải nắm chắc nghiệp vụ và thơng tin sản phẩm huy động, các thao tác nghiệp vụ đuợc xử lý nhanh chóng, có khả năng giao tiếp, thuyết phục đuợc khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình và sẽ là nguời tu vấn khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền sao cho tốt nhất và có lợi nhất cho khách hàng và ngân hàng. Trình độ cán bộ giao dịch cịn thể hiện chính sách đào tạo, đãi ngộ cũng nhu khả năng thu hút nhân tài của ngân hàng, tạo thành một lực luợng nịng cốt của ngân hàng, đó là đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao. Chất luợng của chỉ tiêu này đuợc thể hiện
thông qua số lượng cán bộ hoạt động huy động vốn, trình độ (bằng cấp) của cán bộ trong lĩnh vực huy động vốn và các chính sách đãi ngộ của ngân hàng đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch huy động vốn, mức độ cam kết gắn bó của nhân viên với ngân hàng.
Ngân hàng là một trong những ngành địi hỏi phải có đội ngũ lao động có kinh nghiệm, có trình độ cao. Một ngân hàng có mức độ lưu chuyển nhân viên cao là một bất lợi về nguồn nhân lực, thể hiện chính sách đãi ngộ nhân viên cũng như môi trường làm việc của ngân hàng đó chưa chuyên nghiệp. Đặc biệt đối với việc lưu chuyển thường xuyên trong đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch huy động vốn sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn, bởi lẽ những nhân viên làm việc lâu năm sẽ am hiểu về sản phẩm, quy trình giao dịch cũng như có những mối quan hệ với khách hàng nhất định nên thao tác nghiệp vụ cũng như giao tiếp khách hàng sẽ tốt hơn, mối quan hệ rộng hơn sẽ thu hút được nhiều vốn huy động từ khách hàng hơn. Quá trình tuyển dụng cũng như đào tạo và tái đào tạo nhân viên ngân hàng thường tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Hiệu quả của chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ nhân viên là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng cao của ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức, quản lý
Cơ cấu tổ chức, quản lý trong ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh cơ chế phân bổ nguồn lực trong ngân hàng. Một cơ cấu tổ chức quản lý tốt phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng, phải phù hợp với quy mô, mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng, phù hợp với đặc trưng cạnh tranh ngành và yêu cầu của thị trường. Cơ cấu đó được thể hiện thơng qua việc phân chia các phịng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, đơn vị trực thuộc... Hiệu quả của một cơ cấu tổ chức quản lý tốt không chỉ được thể hiện thông qua sự phân chia chặt chẽ, khoa học các khối, phòng ban
mà còn thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ giữa các khối, phịng ban đó trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh, các nghiệp vụ hàng ngày và khả năng thích nghi, thay đổi cơ cấu trước những biến động của ngành cũng như biến đổi trong môi trường vĩ mô. Một cơ cấu tổ chức quản lý tốt, linh hoạt sẽ góp phần vận hành tốt hoạt động huy động vốn, tác động trực tiếp tới việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các sản phẩm huy động, trong việc quảng bá sản phẩm huy động trong nội bộ ngân hàng cũng như ra rộng rãi công chúng, trong việc tìm kiếm những thị trường mới và những đối tượng khách hàng mới trong huy động vốn...
Để có một cơ cấu tổ chức quản lý tốt thì ngân hàng phải có một ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt. Năng lực quản lý thể hiện ở khả năng chi phối, điều hành, giám sát của Hội đồng quản trị đối với Ban giám đốc cũng như đối với việc duy trì nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách tiền lương, quy trình kinh doanh và trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của ngân hàng. Cụ thể hơn, năng lực quản lý đó trong hoạt động huy động vốn là điều hành hoạt động huy động vốn thích ứng với sự thay đổi của thị trường, với các quy định về huy động vốn của NHNN, nhanh chóng đưa ra những quyết sách kịp thời với sự thay đổi liên tục trong thị trường vốn để có thể đem lại nguồn lợi cho ngân hàng, cho khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn với các ngân hàng khác. Một Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc yếu kém trong quản lý với các chính sách, chiến lược khơng hợp lý, khơng thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường sẽ là bước cản lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đặc biệt là năng lực cạnh tranh trong huy động vốn.
Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch
Đối với ngân hàng, hệ thống kênh phân phối sản phẩm đến với người tiêu dùng được thể hiện thông qua mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch
bao gồm số lượng các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc (sở giao dịch, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm...) và sự phân bổ các chi nhánh theo địa lý lãnh thổ. Để xây dựng một hệ thống kênh phân phối tốt, ngân hàng phải không ngừng phát triển quy mô về vốn cũng như về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch. Một mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp là yếu tố quang trọng để khuếch trương sức mạnh cạnh tranh của một ngân hàng. Chính điều đó đã gắn kết nhiều khách hàng với ngân hàng, tạo sự tiện lợi trong giao dịch cũng như cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng trên nhiều vị trí địa lý khác nhau của ngân hàng.
Nếu một ngân hàng có số lượng chi nhánh, phòng giao dịch hạn chế chứng tỏ chính sách quảng bá về hình ảnh ngân hàng chưa được quan tâm, chứng tỏ ngân hàng đó chưa đủ mạnh về vốn và nhân lực, ít khách hàng biết đến và tin tưởng vào ngân hàng. Do đó, việc huy động vốn từ khách hàng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế khi mà mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch còn nhỏ lẻ.
Chỉ tiêu về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch được thể hiện qua số lượng chi nhánh và các đơn vị trực thuộc ( như sở giao dịch, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) cũng như sự phân bổ các chi nhánh, phòng giao dịch theo địa lý lãnh thổ. Chỉ tiêu này cũng được thể hiện qua khả năng mở rộng chi nhánh, phịng giao dịch ra ngồi lãnh thổ quốc gia của ngân hàng.
Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ liên quan đến huy động vốn
Để thúc đẩy hoạt động huy động vốn, mỗi ngân hàng cần phải có một hệ thống các sản phẩm dịch vụ đặc thù để nhằm huy động vốn và sử dụng nguồn vốn huy động được một cách có hiệu quả và tạo sự tiện ích và lợi ích cho khách hàng khi bỏ đồng vốn của mình gửi vào ngân hàng. Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ liên quan tới huy động vốn là một trong những nhân tố thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, qua đó thu
hút được vốn huy động cho ngân hàng. Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, khách hàng đến ngân hàng gửi tiền ngoài mục tiêu thu lãi cịn mong muốn có được các dịch vụ hữu ích, phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình. Nắm bắt được mong muốn này của khách hàng, các NHTM ngày nay cạnh tranh nhau rất gay gắt trong việc đưa ra một hệ thống các sản phẩm dịch vụ hữu ích cho khách hàng, khơng chỉ dừng ở những sản phẩm đơn lẻ mà cịn phát triển những gói sản phẩm liên kết nhiều tính năng cung cấp tối đa tiện ích cho khách hàng.
Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một mặt sẽ giúp ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn qua đó thúc đẩy ngân hàng phát triển ổn định hơn, mặt khác cho phép ngân hàng phát huy lợi thế huy động vốn nhờ quy mơ. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phải phù hợp với các nguồn lực hiện có của ngân hàng, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực dân cư và năng lực quản lý, giám sát của ngân hàng, nếu khơng sẽ gây lãng phí các nguồn lực mà khơng đem lại hiệu quả mong muốn. Chỉ tiêu này được thể hiện qua số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ.
1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng
Quy mô nguồn vốn
Quy mơ nguồn vốn nói đến trước hết là quy mơ vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu là cơ sở ban đầu để đánh giá quy mơ và vị trí của một ngân hàng trong hệ thống các NHTM. Đây là cơ sở để tạo uy tín ban đầu với khách hàng trước khi đưa ra các chiến lược cạnh tranh trong huy động vốn. Chỉ tiêu quy mô vốn cho thấy khả năng phát triển và mở rộng quy mơ của ngân hàng nói chung và khả năng đầu tư vào công nghệ thông tin, phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ phục vụ nhằm thúc đẩy khả năng huy động vốn của ngân hàng. Mặt khác, chỉ tiêu
này còn được coi như một tấm đệm giúp các ngân hàng chống lại các rủi ro trong thị trường tài chính. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng.
Theo quy định của Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) đạt tối thiểu 8% giữa vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro.
____________Vốn chủ sở hữu__________ Tổng giá trị tài sản có điều chỉnh rủi ro
Hệ số Car cịn được gọi là hệ số an tồn vốn (Capital Adequacy Ratio). CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống.
Qua hệ số này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Một ngân hàng có hệ số Car cao và ổn định chứng tỏ ngân hàng đó có mức độ an toàn vốn cao, sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng và đối tác, từ đó thu hút được nhiều vốn huy động hơn và là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của ngân hàng. Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 1/10/2010 của NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng là 9%.
Bên cạnh quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng nguồn vốn huy động