Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)

1 .2HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4.1 Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách về sản phẩm

Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, đa dạng và đặc biệt là các nhu cầu về các

sản phẩm dịch vụ tài chính ngày càng phải nhanh chóng, chính xác và tiện lợi cho người dân. Việc đưa ra nhiều loại sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn được ngày càng nhiều nhu cầu đó là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của các NHTM. Các NHTM hiện nay không chỉ cung cấp các loại hình dịch vụ mang tính chất truyền thống mà cịn khơng ngừng triển khai, cung cấp các sản phẩm dịch vụ mang tính chất hiện đại như tiền gửi linh hoạt với nhiều kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu đa mệnh giá, sự phong phú trong các hình thức thanh toán như thanh toán qua thẻ visa, thẻ master, thẻ ATM. Đặc biệt việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đang được các ngân hàng ngày nay rất coi trọng và được xem như một chiến lược cạnh tranh giữa các ngân hàng. Các sản phẩm mới này hướng khách hàng tới một phong cách tiêu dùng mới theo xu hướng hiện đại, giảm việc sử dụng thanh toán bằng tiền mặt thơng qua các hình thức thẻ thanh tốn. Ngược lại, nếu những ngân hàng nào có chính sách về sản phẩm khơng đáp ứng kịp được với xu hướng tiêu dùng mới của người dân, ngân hàng đó sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và sẽ dần bị lãng quên.

Thứ hai, chính sách về lãi suất huy động

Cạnh tranh bằng lãi suất được hiểu theo hai khía cạnh đó là lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Để thu hút được lượng vốn lớn, các ngân hàng phải đẩy mạnh lãi suất huy động tăng cao nhưng đồng thời để cho vay được nhiều hơn thì các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay. Chính sách lãi suất của ngân hàng phải có sự linh hoạt, hấp dẫn và cạnh tranh được với các ngân hàng khác, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để đạt được điều đó thì lãi suất huy động và lãi suất cho vay phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh những ưu điểm đó thì chính sách lãi suất cũng được ví như con dao hai lưỡi, mà mặt hại lại nhiều hơn mặt lợi. Bởi lẽ cạnh tranh bằng lãi suất có mức độ rủi ro cao, thu nhập thấp, làm

giảm sức mạnh tài chính của ngân hàng.

Do đó, các ngân hàng cần thận trọng trong cạnh tranh bằng lãi suất bởi vì nó khơng phải bao giờ cũng đem lại tác dụng mong muốn. Hơn nữa, trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay lạm phát đang tăng cao và NHNN có sự giới hạn về lãi suất trần huy động nên để sử dụng công cụ này, các ngân hàng cần có biện pháp cụ thể và xác đáng.

Thứ ba, ban điều hành của ngân hàng

Ban quản lý, điều hành của ngân hàng bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của ngân hàng. Đây là những nguời có vai trị quản lý điều hành chủ chốt của ngân hàng, là những nguời ra những quyết sách, chiến luợc kinh doanh có tầm nhìn và định vị mục tiêu lâu dài cho ngân hàng. Nhiệm vụ của họ là phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng mình so với thế lực cạnh tranh khác để xác định cơ hội và thách thức đối với ngân hàng mình. Cụ thể trong huy động vốn, họ chính là những nguời đề ra đuờng lối, chính sách huy động vốn của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn có hiệu quả hay khơng, có cạnh tranh đuợc với các ngân hàng khác hay không là phụ thuộc vào chính sách huy động vốn có phù hợp với nội lực của ngân hàng và phù hợp môi truờng kinh doanh hiện tại hay khơng. Đặc biệt trong hồn cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, khan hiếm về vốn và xu thế tồn cầu hóa nhu hiện nay, nếu ban điều hành không nhận thức đuợc cạnh tranh trong huy động vốn đang diễn ra vơ cùng gay gắt thì sẽ dần bị loại ra khỏi thị truờng ngân hàng.

Tuy nhiên, không chỉ dừng ở nhận thức mà ban điều hành phải nỗ lực có các biện pháp huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm biến các nhận thức thành hành động cụ thể. Các kế hoạch hành động phải đảm bảo phù hợp với nguồn lực của NHTM, kết quả thu đuợc phải tuơng ứng và phù hợp với tốc độ phát triển của các ngân hàng cạnh tranh khác, nếu không

sẽ bị tụt hậu so với các đối thủ.

Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, do đó nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực vô cùng quan trọng của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là hoạt động huy động vốn. Bởi lẽ đội ngũ nhân viên, cụ thể ở đây là đội ngũ giao dịch viên chính là đội ngũ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để truyền tải các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng, họ chính là người trực tiếp quảng bá hình ảnh ngân hàng đến với khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm, lãi suất huy động thì phong cách phục vụ trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo cũng như sự hiểu biết vững chắc về nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng là yếu tố tạo nên sự tin cậy và thân thiết của khách hàng đối với ngân hàng và là điều kiện để giữ vững mối quan hệ với những khách hàng truyền thống và thu hút các khách hàng mới.

Thứ năm, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ chính là bộ mặt của ngân hàng. Cơ sở vật chất càng khang trang, công nghệ càng hiện đại sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng về sự phát triển thịnh vượng của ngân hàng. Đặc biệt, một cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ được trang bị hiện đại sẽ là nền tảng tốt để ngân hàng có thể nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ huy động vốn hiện đại, nhiều tiện ích, nhanh chóng, chính xác cho khách hàng. Từ đó góp phần nâng cao vị thế và khả năng huy động vốn cho ngân hàng.

Nếu ngân hàng không nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ thì sẽ dễ dàng bị lạc hậu so với các ngân hàng khác về chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như không tạo được niềm tin cho khách hàng. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh trong huy

động vốn của ngân hàng.

Thứ sáu, hoạt động Marketing, truyền thông của ngân hàng

Hiện nay, Marketing và truyền thơng có vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi số luợng các ngân hàng thuơng mại cổ phẩn xuất hiện ngày càng nhiều bên cạnh sự gia nhập không ngừng của các chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài tại Việt Nam, khách hàng có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác nhau. Do đó để tăng cuờng huy động vốn, tạo đuợc ấn tuợng với khách hàng về tên tuổi, uy tín, khả năng phục vụ, trình độ cơng nghệ, loại hình dịch vụ cung cấp thì các NHTM đã sử dụng các phuơng tiện quảng cáo trên thông tin đại chúng nhu vơ tuyến truyền hình, biểu ngữ quảng cáo trên đuờng phố, các đợt khuyến mãi, dự thuởng... Các hoạt động đó đã giúp cho nguời dân nắm bắt đuợc các thông tin về dịch vụ hoặc đơn giản là thuơng hiệu của ngân hàng để từ đó đến với ngân hàng.

Nếu ngân hàng không biết tận dụng hoạt động Marketing, truyền thơng nhu một thứ vũ khí để quảng bá hình ảnh, chất luợng và số luợng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng đó sẽ dần bị quên lãng, mờ nhạt về tên tuổi trong hệ thống ngân hàng, kết quả kinh doanh không đuợc nhu mong muốn và dẫn tới bị loại ra khỏi môi truờng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w