Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 123)

Ồn định kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của Ngân hàng.Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể gây cản trở,hạn chế huy động vốn.Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như chính sách tài khóa,chính sách tiền tệ,chính sách đối ngoại.trong đó chính sách tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng.

Đối với Việt Nam hiện nay,một trong những nội dung của việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô chính là việc chống lạm phát,ổn định tiền tệ.Nó là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả.Thực tế đã chứng tỏ rằng.trong thời gian qua Nhà nước và các ngành,các cấp trong đó trước hết là Ngân hàng nhà nước đã thành công trong việc tạo lập và duy trì ổn định tiền tệ .Ngân hàng nhà nước đã bước đầu sử dụng các công cụ của chình sách tiền tệnhằm ổn định môi trường king tế vĩ mô một cách có hiệu quả,duy trì được tỉ lệ lạm phát hợp lí.Đây là điều kiện cần thiết

cho việc thực hiện các giải pháp huy động có hiệu quả.Trong giai đoạn tới một trong những giải pháp ổn định chủ yếu là phải kiểm soát và ổn định cơ cấu đầu tu sao cho neenf kinh tế có tốc độ tăng truởng cao trong thế ổn định và bền vững.Đồng thời cũng là điều kiện phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết luợng tiền trong luu thông sao cho phù hợp với các mục tiêu và sự biến động của nền kinh tế.

Tạo lập môi trường pháp lý

Theo tinh thần của Đảng và Nhà nuớc thì trong cơ chế thị truờng các thành phần kinh tế đuợc tự do lựa chọn hình thức sở hữu,tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh (những ngành nghề mà pháp luật không cấm) đuợc tự do cạnh

tranh... Song phải đặt duới sự cạnh tranh giám sát của nhà nuớc.Do vậy nhà nuớc cần ban hành hệ thống pháp lí đồng bộ và rõ ràng nhằm định huớng hoạt động cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

Trong lĩnh vực Ngân hàng,hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.Do vậy mà cần sự định huớng chung của Nhà nuớc và sự chỉ đạo sát sao,kịp thời nhằm ổn định thị truờng tiền tệ,góp phần đem lại hiệu quả hoạt động chung cho các ngành khác.Việc nhà nuớc ban hành hệ thống pháp lí không chỉ tạo niềm tin đối với công chúng mà còn với những khuyến khích của nhà nuớc còn tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm,chuyển một bộ phận tiêu dùng chua cấp thiết sang đầu tu,chuyển đần tái sản cất trữ duới dạng vàng hoặc bất động sản sang đầu tu trực tiếp vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi vốn vào Ngân hàng kể cả việc khai thác ở mức cao nhất tiềm lực vốn của các doanh nghiệp.

Các văn bản luật hoặc duới luật cần đuợc ban hành một cách có hệ thống hơn nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính,tiền tệ ,tín dụng đều đuợc pháp luật hóa ,tạo nên một môi truờng ổn định về pháp lí và chế độ chính sách cho các Ngân hàng.Song song với việc ban hành các điều luật về Ngân

hàng Nhà nước cũng nên kết hợp với các luật khác như Luật ngân sách,luật doanh nghiệp ,luật thương mại.. .để tạo ra hệ thống luật đầy đủ và đồng bộ.có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến hoạt đông Ngân hàng.

Việc ban hành ,hướng dẫn thi hành và thực hiện cần phải xử lí thống nhất chặt chẽ.Đồng thời phải có sự phối kết hợp giữa các ngành,các cấp hữu quan để tạo lập và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong khác c ó liên quan.Mặt khác phải xử lí nghiêm minh các h ành vi,vi phạm pháp luật nhất là đối với các cán bộ Ngân hàng. àm như vậy mới tạo được niềm tin của dân chúng vào vai trò của đảng và nhà nước trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như ý tưởng vào hệ thống Ngân hàng nói riêng.

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tiền tệ-Tín dụng-Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua các NHTM từ đó tác động vào nền kinh tế. Với vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước định hướng cho các NHTM trong việc thực hiện các hoạt động của Ngân hàng nói chung và tới huy động vốn noi riêng. Do đó Ngân hàng nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ hợp lý hơn nhằm khuyến khích người dân gửi tiền bằng các công cụ lãi suất, tỷ giá, thị trường mở và một số công cụ khác nhằm bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền.

Xây dựng chính sách điều hành lãi suất linh hoạt cho từng thời kỳ.

Lãi suất là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ cung cầu trên thị trường. Lãi suất là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích người dân có tiền gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi và qua công cụ lãi suất thì NHNN sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua các NHTM từ đó làm ảnh hưởng đến lượng tiền trong lưu thông.

Do vậy để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về Tiền tệ-Tín dụng- Ngân hàng thì cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các công cụ khác của chính sách tiền tệ thì cần phải chú trọng và thức hiện có hiệu quả công cụ lãi suất trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Đồng thời cơ chế lãi suất trong nước phải phù hợp với cơ chế lãi suất ở các nước trong khu vực và tiến dần tới thông lệ quốc tế mà Việt nam đang định hướng hội nhập nền kinh tế nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng. NHNN chuyển dần sang thực hiện các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, giảm dần sự can thiệp vào công việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Song để cho các tổ chức tín dụng tự điều hành lãi suất của mình theo sự biến động của thị trường sẽ làm cho sự cạnh tranh càng trở nên phức tạp hơn, dễ gây ra sự biến động lớn cho thị trường, Do vậy vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành của NHNN, linh hoạt phối hợp điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách mới.

Đa dạng hoá danh mục các giấy tờ có giá trong các giao dịch của NHNN

Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế tiên tiến trên thế giới áp dụng và đã trở thành công cụ quan trọng bậc nhất để điều hoà lưu thông tiền tệ. ở nước ta hính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở vào ngày 12-07-2000. Mặc dù hiện nay doanh số giao dịch qua các phiên giao dịch chưa lớn, số lượng thành viên và số lượng hàng hoá tham gia trrên thị trường còn hạn hẹp nhưng kết quả các phiên giao dịch cho thấy việc sử dụng công cụ thị trường mở đa có những dấu hiệu tích cực, tác động đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Song để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường thì vấn đề cần làm hiện nay là phải đa dạng hoá danh mục các chứng từ có giá nhằm tạo thêm hàng hoá cho thị trường, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của các thành viên tham

gia thị trường. Hiện nay hàng hoá được giao dịch chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước, việc chỉ dựa vào tín phiếu kho bạc trong việc điều tiết cung cầu vốn trên thị trường đã khiến cho NHNN rơi vào thế bị động và là một nguyên nhân quan trọng làm hạn chế hiệu quả tác động của chính sách tiền tệ.

Nâng cao vai trò hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, duy trì sự phát triển ổn định, an toàn và lành mạnh hoạt động của hệ thống Ngân hàng để góp phần tích cực vào quá trình phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị, xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Nâng cao chất lượng bảo hiểm tiền gửi, tức là nâng cao hiệu quả công tác trao đổi và cung cấp thông tin giữa NHNN và Bảo hiểm tiền gửi Việt nam. Việc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi là rất quan trọng, nó tạo điều kiện để bảo hiểm tiền gửi có phương án kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kịp thời. Do vậy, NHNN cần có các giải pháp để chỉ đạo với Bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi, để từ đó Bảo hiểm tiền gửi thực sự trỏ thành chỗ dựa đáng tin cậy và duy trì sự phát triển ổn định của các tổ chức tín dụng trong cơ chế thị trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

NHNN phải thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh và sử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát vốn của nhà nước va nhân dân. Đưa hoạt động của các tổ chức tín dụng đi vào nề nếp, khuôn phép song vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên thực trạng huy động vốn Sacombank - CN Hưng Yên, bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng như định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng trong thời gian tới, chương 3 của luận văn đã đề ra những giải pháp và các kiến nghị để Sacombank - CN Hưng Yên có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn là một hoạt động cần thiết, quyết định sự hoạt động và phát triển của cả ngân hàng đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, nguồn vốn khan hiếm và sự cạnh tranh từ các ngân hàng trong và ngoài nước trong điều kiện hội nhập. Đây cũng là một hoạt động phức tạp đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ các giải pháp cũng như sự phối hợp tham gia của các cấp, ban, ngành có liên quan để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam, các NHTM ở Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải đối mặt với sự xuất hiện ngày càng nhiều các TCTD lớn trên toàn thế giới. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua, hoạt động huy động vốn của Sacombank nói riêng và của hệ thống NHTM nói chung đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, nâng cao sức cạnh tranh trong huy động vốn đã và đang là mục tiêu quan trọng mà Sacombank - CN Hưng Yên đang hướng tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Sacombank - CN Hưng Yên vẫn còn một số những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn. Từ đó, luận văn cũng đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục khắc phục những vấn đề còn tồn tại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong huy động vốn.

Qua nghiên cứu đề tài, do thời gian còn hạn chế nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc đưa ra và làm rõ các nguyên nhân, tồn tại, khó khăn và tìm ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trên. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận văn tốt nghiệp có thể hoàn chỉnh và tiếp cận vấn đề sâu sắc hơn.

- NXB L ao Động.

2. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà N ộ i.

3. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), nâng cao sức cạnh tranh của các doanhnghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản L ao động - Xã hội, Hà Nội

4. TS.Tô Ngọc Hưng (2002), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

5. Michael E.Porter, chiến lược cạnh tranh, NXB trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 6. Michael E.Porter, lợi thế cạnh tranh, NXB trẻ, TP.Hồ Chí Minh.

7. Sacombank CN Hưng Yên - Báo cáo nhanh ngày 31.12.2011 -

31.12.2014

8. Sacombank CN Hưng Yên - Báo cáo KQHĐKD 2011 - 2014

9. Ngân hàng nhà nước tỉnh Hưng Yên - Tổng hợp số liệu hoạt động ngân hàng của NHNN tỉnh Hưng Y ên năm 2011-2014

10.Sacombank CN Hưng Yên- Cẩm nang huy động vốn

11.Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 - Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

12.TS.Nguyễn Trọng Tài (2008), “Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, tr.18-27

13.GS.TS Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại , NXB Tài Chính, Hà Nội. 14.Từ điển kinh tế học (2001), Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

15.Tổng hợp số liệu hoạt động ngân hàng của NHNN năm 2010, 2011, 2012. bản L ao động - Xã hội, Hà Nội.

17.TS. Nguyễn Kim Thài (2009), “Bàn thêm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng, số 9, tr.29-32.

18.Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), thị trường, chiến lược, cơ cấu cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp Tp.HCM, Tp.HCM

19.TS.Trương Quang Thông (2009), “Cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ khả năng sinh lời”, Tạp chí Ngân hàng, số 22, tr.21-27.

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w